Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần
3.1.1.3. Đánh giá tổng quát lại về tiềm năng của ngôi đền
Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thƣơng với những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử đã trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút du khách từ khắp mọi miền đất nƣớc. Có thể nói nơi đây đã hội tụ rất nhiều những yếu tố thuận lợi, những tiềm năng để phát triển du lịch.
Hình 3.2. Hiện trạng về tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Nam
Thứ nhất, về vị trí địa lý: Đền Trần Thƣơng có một vị trí địa chính trị, địa văn hóa quan trọng rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Hiện nay, Lý nhân đang có ƣu thế bởi những trục đƣờng lớn chạy qua nối liền Hà Nam với Hƣng Yên và Thái Bình. Hơn nữa đƣờng thủy khá thuận lợi bởi 2 con sông bao bọc. Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi về giao thông cả về đƣờng bộ và đƣờng thủy sẽ tạo cho sự phát triển tốt trên lĩnh vực du lịch cũng nhƣ giao thƣơng buôn bán của nhân dân và phát triển kinh tế của huyện. Trung tâm lễ hội đến Trần Thƣơng có tổng diện tích khoảng 225ha. Với phía Bắc giáp cánh đồng Đông Yểng và cánh đồng Rộc Đông; Phía Nam giáp đƣờng 419; Phía Đông giáp nhà trẻ và chùa Khu Hoàng; Phía Tây giáp đƣờng nối từ Đình Tróc vào Đền Trần Thƣơng và khu dân cƣ Trần Thƣơng. Với địa thế thuận lợi gần đƣờng tỉnh lộ 491, đƣờng sông gần bến Đồng Thủy, Nhật Tảo, từ đây có thể kết nối du lịch với khu di tích lịch sử nhà Trần ở Thái Bình (Tam đƣờng), khu Tức Mạc ở Nam Định ...và các di tích danh lam thắng cảnh khác của tỉnh Hà Nam, các di tích nằm dọc sông Hồng về Hà Nội.
Hình 3.3. Bản đồ các tuyến điểm, không gian du lịch đền Trần Thƣơng trong tổng thể tỉnh Hà Nam
Đặc biệt nằm trong tổng thể các điểm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã tạo cho đền Trần Thƣơng sự gắn kết với các tuyến, điểm du lịch khác trong vùng, từ đó làm tăng sức hấp dẫn khách du lịch khi đƣợc tham quan nhiều điểm văn hoá, di tích, điểm du lịch nổi tiếng của vùng nhƣ các điểm du lịch tâm linh: Di tích LSVH Quốc gia đình Vĩnh Trụ thuộc Thị trấn Vĩnh trụ; Di tích LSVH Quốc gia đình Văn Xá, xã Đức Lý; Di tích LSVH Quốc gia đền bà Vũ, xã Chân Lý; Di tích LSVH Quốc gia đình chùa Cao Đà, xã Nhân Mỹ. Hay các khu và điểm du lịch nhân văn nhƣ: Khu nhà tƣởng niệm nhà văn, liệt sỹ Nam Cao xã Hòa hậu; Khu nhà Chánh Bính nguyên mẫu Bá Kiến trong tác phẩm Nam Cao xã Hòa Hậu. Ngoài ra còn có các điểm du lịch sinh thái nhƣ Khu du lịch DTLS (điểm) 32 cụ già và thanh thiếu niên Đức Bản, xã Nhân Nghĩa cùng các điểm chứng tích khác, DTLS Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đình Đức Bản Ngoại. Sự liên kết với các điểm du lịch trong vùng kết hợp với các loại hình du lịch khác nhƣ làng nghề dệt, các sản vật đặc trƣng của huyện nhƣ ẩm thực cá kho Nhân Hậu, Chuối ngự Đại Hoàng… đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú, tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh cho du lịch tại đền Trần Thƣơng.
Nhƣ vậy có thể thấy, đền Trần Thƣơng có một vị trí đắc địa, hệ thống giao thông thuận lợi giao thƣơng về kinh tế, văn hóa và các hoạt động xã hội khác, vì thế hàng năm Trần Thƣơng đón hàng vạn lƣợt khách thập phƣơng về thăm viếng vị anh hùng dân tộc Trần Hƣng Đạo và vãng cảnh đền.
Thứ hai là tài nguyên nhân văn: Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi, đền Trần Thƣơng trên cả hai chiều li ̣ch đa ̣i/ đồng đa ̣i, dƣới các góc đô ̣ khác nhau hàm chƣ́a và hô ̣i tu ̣ nhiều giá trị đặc sắc, đô ̣c đáo về li ̣ch sƣ̉, tâm linh, văn hóa.. của cƣ dân đồng bằng Bắc bộ. Trong xu thế hội nhập quốc tế, các giá trị văn hoá, lịch sử của khu di tích đã góp phần khẳng định truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc cũng nhƣ tạo nên các giá trị đặc sắc thu hút khách du lịch trong phát triển du lịch. Có thể nói với vi ̣ thế quan tro ̣ng và các giá t rị nổi bật về du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh, đền Trần Thƣơng đƣợc coi là tài nguyên du li ̣ch nhân văn quý giá, đối tƣơ ̣ng quan tro ̣ng để khai thác du li ̣ch , tổ chƣ́c tuyến du li ̣ch văn hóa - lịch sử - tâm linh, đền Trần Thƣơng đã, đang, và sẽ là mô ̣t đi ̣a chỉ hấp dẫn đối với khách du lịch.
Điều này có thể thấy qua ý kiến đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng, khách du lịch, các nhà kinh doanh du lịch cũng nhƣ cơ quan quản lý về tiềm năng, giá trị của đền Trần
Thƣơng. Theo khảo sát ý kiến đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về giá trị của đền Trần Thƣơng thì thu đƣợc các kết quả nhƣ sau: 94% ngƣời dân đánh giá đền Trần Thƣơng là một di tích rất có giá trị, và chỉ có 6% đánh giá là tƣơng đối giá trị. Trong khi đó 100% những nhà kinh doanh du lịch và cán bộ quản lý du lịch tại tỉnh Hà Nam khi đƣợc hỏi đều cho rằng đền Trần Thƣơng rất có giá trị.
Đối với khách du lịch, hầu hết khách du lịch đều cảm thấy ấn tƣợng về giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị lễ hội của đền Trần Thƣơng. Đây cũng chính là những giá trị đặc trƣng, độc đáo của đền Trần so với những nơi khác. Ngoài ra khách du lịch cũng cảm thấy ấn tƣợng, hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên, phong cảnh làng quê, về ẩm thực của địa phƣơng, về dịch vụ du lịch cũng nhƣ sự thân thiện của ngƣời dân. Qua những ấn tƣợng để lại trong lòng khách du lịch cũng thấy đƣợc những giá trị, tiềm năng tạo nên sức hấp dẫn của đền Trần Thƣơng với khách du lịch.
Bảng 3.1. Những ấn tƣợng của khách du lịch về đền Trần Thƣơng
Ấn tƣợng Có Không
Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ
Giá trị về lịch sử 50 100.0 0 0.0
Giá trị văn hóa 50 100.0 0 0.0
Giá trị về thiên nhiên, cảnh quan 31 62.0 19 38.0
Giá trị lễ hội 50 100.0 0 0.0
Chất lƣợng dịch vụ 22 44.0 28 56.0
Sự thân thiện của ngƣời dân 17 34.0 33 66.0
Ẩm thực 19 38.0 31 62.0
Phong cảnh làng quê 29 58.0 21 42.0
Khác 0 0.0 50 100.0
(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn)
Bảng 3.2. Đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về tiềm năng du lịch của đền Trần Thƣơng
Đánh giá Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Rất giàu tiềm năng 11 44.0
Tiềm năng 16 56.0
Bình thƣờng 0 0.0
Không có tiềm năng 0 0.0
Không ý kiến 0 0.0
Tổng 25 100.0
Trong kết quả khảo sát đánh giá của các nhà kinh doanh du lịch tại địa phƣơng thì 44% đƣợc hỏi đánh giá đền Trần Thƣơng là một điểm du lịch rất giàu tiềm năng, và 56% đánh giá là giàu tiềm năng.
Việc phát triển du lịch một cách có hiệu quả và bền vững đƣợc xem là một việc làm rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho di tích cũng nhƣ địa phƣơng. Theo khảo sát ngƣời dân địa phƣơng, các nhà kinh doanh du lịch cũng nhƣ các cán bộ quản lý văn hóa, du lịch tại địa phƣơng thì việc phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng là cần thiết và thậm chí rất cần thiết.
Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ cần thiết trong phát triển du lịch tại đền Trần Thƣơng Trần Thƣơng
Đánh giá
Ngƣời dân địa phƣơng
Nhà kinh doanh du
lịch Cán bộ quản lý
Số lƣợng
(ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 42 84. 22 88.0 25 100.0 Cần thiết 8 16.0 3 12.0 0 0.0 Bình thƣờng 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Không cần thiết 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Không ý kiến 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Tổng 50 100.0 25 100.0 25 100.0
(Nguồn: Nghiên cứu của luận văn)
3.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tại di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương.
3.1.2.1. Chủ trương chính sách
Với những giá trị về lịch sử, văn hóa đặc sắc, năm 1989 đền Trần Thƣơng đã đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia, đồng thời có nhiều chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch đền Trần Thƣơng gắn với bảo tồn các giá trị của di tích. Trƣớc những năm 1997, các hoạt động du lịch ở khu vực Hà Nam nói chung và đền Trần Thƣơng nói riêng hầu nhƣ chƣa đƣợc phát triển, nguồn tài nguyên của di tích chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác, tất cả còn nằm ở dạng tiềm năng. Năm 1997, từ khi tỉnh đƣợc tái lập, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh đã đƣợc tăng cƣờng và chú trọng, tỉnh Hà Nam đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam thời kỳ 1998 - 2010, trong đó đền Trần Thƣơng là một trong những điểm đầu tiên đƣợc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Hà Nam cùng với các điểm
du lịch nhƣ khu du lịch Ngũ Động Sơn, Hồ Tam Chúc,… Đây là cơ sở để định hƣớng cho việc quản lý khai thác nguồn tài nguyên du lịch của đền Trần Thƣơng trong những năm tiếp theo. Các hoạt động kinh doanh du lịch từng bƣớc đã đi vào nề nếp và phát triển theo đúng các quy định của nhà nƣớc. Đồng thời Sở Thƣơng mại - Du lịch Hà Nam đã tiến hành triển khai thực hiện một số dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào khai thác tài nguyên du lịch của Hà Nam nói chung và đền Trần Thƣơng nói riêng. Một trong những chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch, mang lại diện mạo mới cho du lịch Hà Nam đó là việc phụng dựng lại lễ hội cổ - lễ phát lƣơng đền Trần Thƣơng cùng với lễ Tịch điền (Đọi Sơn, Duy Tiên). Hai lễ này đã có tên trên bản đồ du lịch, nhƣng để phát huy hết hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch tại đây, tỉnh đã tiến hành xây dựng quy hoạch, đầu tƣ trong sự gắn kết với nhiều điểm văn hoá khác của địa phƣơng.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Kế hoạch 869/KH-UBND năm 2015 về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hà Nam và chiến lƣợc, nghị quyết, chƣơng trình phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020. Tỉnh chủ trƣơng tập trung đầu tƣ phát triển Hà Nam thành điểm đến du lịch văn hóa tâm linh quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng, trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên văn hóa, lịch sử, danh nhân của tỉnh. Nhƣ vậy, bằng việc cụ thể hóa từng bƣớc bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh với việc kết hợp hài hòa các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc sắc với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nam, ngành du lịch Hà Nam sẽ sớm tạo ra đƣợc hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; đồng thời với những chính sách xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiệu quả, Hà Nam sẽ trở thành điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.
Nhờ chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử của địa phƣơng, nhiều di tích, trong đó bao gồm cả đền Trần Thƣơng đã đƣợc quan tâm đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo. Đền Trần Thƣơng là di tích đầu tiên của tỉnh Hà Nam đã đƣợc Nhà nƣớc nâng cấp xếp hạng lên Di tích quốc gia đặc biệt , là di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam, hội tụ nhiều giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật, tâm linh. Trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Hà Nam đã xác định đền Trần Thƣơng là “hạt nhân trung tâm văn hoá tâm linh” của tỉnh. Do đó trong chiến
lƣợc phát triển du lịch tỉnh Hà Nam chủ trƣơng phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với hệ sinh thái đồng bằng chiêm trũng, trong đó lấy đề n Trần Thƣơng làm trung tâm /hạt nhân kết nối với các điểm du lịch văn hoá tâm linh của tỉnh(xem [58]).
Bên cạnh những chính sách về phát triển du lịch của tỉnh nói chung và đền Trần Thƣơng nói riêng đã đƣợc ban hành, thì nhìn chung việc ban hành văn bản chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện Luật du lịch tại đền Trần Thƣơng còn hạn chế, mới chỉ có các Quyết định cấp phép kinh doanh các nhà nghỉ, xe vận chuyển lữ hành, một số sản phẩm du lịch. Các quy chế quy định việc quảng bá du lịch tại hoạt động lễ hội, các quy định về nhà nghỉ, nhà hàng phục vụ lƣu trú nghỉ ngơi tạm trú, tạm vắng của khách thăm quan du lịch nhỏ lẻ tại khu di tích đền Trần Thƣơng chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi và chi tiết đến cộng đồng.
Hình 3.4. Sơ đồ vị trí quy hoạch chi tiết đền Trần Thƣơng
3.1.2.2. Công tác đầu tư phát triển nguồn lực
a) Đầu tư quy hoạch, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, môi trường
Để bảo tồn và phát huy các gá trị của di tích trong phát triển du lịch, năm 2009, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã phê duyệt quy hoạch tổng thể và chi tiết di tích Lịch sử - Văn hóa đền Trần Thƣơng giai đoạn 2009-2015, với 5 khu chức năng chính gồm: Khu vực bảo tồn các di tích Lịch sử - Văn hóa: Đền Trần Thƣơng, đình Tróc, chùa Di, đền Khu Hoàng; Khu du lịch thƣơng mại, khu du lịch sinh thái; khu vực lễ hội và khu các trò chơi dân gian với tổng diện tích quy hoạch 100ha, trong đó đất di tích là 4,76 ha, đất sân lễ hội là 13,2 ha, đất văn hoá là 0,9 ha, đất dịch vụ là 0,195 ha, đất cây xanh là 4,950 ha, đất mặt nƣớc là 17,561 ha, đất bãi đỗ xe là 3,4 ha, đất giao thông là 33,183 ha, và các loại đất khác(xem [60]). Quần thể đền Trần Thƣơng trong quy hoạch với nhiều phân khu chức năng nhƣ: Khu nội tự; khu vƣờn tƣởng niệm, vƣờn hoa, nhà quản lý (phía sau khu nội tự); khu cửa đền, gồm ao đền, sân lễ hội, đƣờng giao thông phía trƣớc cửa đền; bãi đỗ xe và các khu vực chức năng cùng các tuyến đƣờng giao thông kết nối.
Nhìn chung, đền Trần Thƣơng đã đƣợc quy hoạch thành các phân khu cụ thể để phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động của đền cũng nhƣ để phục vụ các hoạt động du lịch tại nơi đây. Tuy nhiên, trong tổng thể quy hoạch đền Trần Thƣơng ta thấy rằng còn một số điểm chƣa hợp lý nhƣ diện tích một số khu chức năng chƣa phù hợp với cảnh quan cũng nhƣ chƣa phù hợp với mục đích sử dụng. Cụ thể diện tích đất dịch vụ, đặc biệt là đất bãi đỗ xe còn hạn chế, điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển các dịch vụ du lịch, cho công tác quản lý giao thông, xe cộ của khách du khách đến thăm đền. Hay diện tích cây xanh cần đƣợc mở rộng thêm để mở rộng cảnh quan, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp hơn cho đền Trần Thƣơng.
Ngày 22 tháng 10 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ - UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó quy hoạch cụm du lịch huyện Lý Nhân, lấy Đền Trần Thƣơng làm trung tâm. Với hạt nhân là trung tâm văn hóa tâm linh Đền Trần Thƣơng và các điểm du lịch tiềm năng nhƣ: khu du lịch tƣởng niệm nhà văn Liệt sỹ Nam Cao, Đền Bà Vũ và các điểm du lịch khác trong vùng nhƣ: Đình Văn Xá, khu tƣởng niệm 32 cụ già và thanh thiếu niên Đức Bản hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ngày 27/2/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có Công văn số 312/UBND-DTXD điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500 khu trung tâm lễ hội thuộc quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Trần Thƣơng. Cho đến nay, nhiều hạng mục đã đƣợc đầu tƣ theo