Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 38 - 39)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.3.6. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững

Theo các quan điểm về phát triển du lịch bền vững thì phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trƣờng mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phƣơng và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tƣợng tham gia. Nhƣ vậy, phát triển du lịch bền vững luôn hƣớng tới việc đảm bảo đƣợc ba mục tiêu cơ bản sau: Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế; Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trƣờng; Đảm bảo sự bền vững về xã hội:

- Phát triển bền vững về kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế nên phát triển du lịch bền vững về kinh tế thu nhập phải lớn hơn chi phí, phải đạt đƣợc sự tăng trƣởng cao, ổn định trong thời gian dài, tối ƣu hoá đóng góp cho ngành du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển bền vững về môi trƣờng: Phải sử dụng bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch theo hƣớng tiết kiệm bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lƣợng của tài nguyên và môi trƣờng, thu hút cộng đồng khách du lịch và các hoạt động bảo tồn vào tôn tạo tài nguyên.

- Phát triển bền vững về xã hội: Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, gián tiếp góp phần nâng cao chất lƣợng du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)