Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 36 - 38)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.3.4. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Khái niệm “phát triển du lịch bền vững” không tách rời khỏi khái niệm “phát triển bền vững”. Ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về phát triển bền vững bắt đầu đƣợc đề cập, tiến hành nghiên cứu thì có nhiều nghên cứu khoa học đƣợc thực hiện đƣa ra các khía cạnh ảnh hƣởng của du lịch có liên quan đến phát triển du lịch bền vững.

Một định nghĩa nhận đƣợc nhiều sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu đó là định nghĩa của Butler's (1993) cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trƣờng), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trƣờng của con ngƣời trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài(xem [63, tr. 26-43]).

Tổ chức du lịch thế giới (WTO, 2002) định nghĩa “phát triển bền vững trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai. Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai; cho công tác bảo vệ môi trƣờng và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng” (xem [77]).

Mặc dù có những quan điểm chƣa thống nhất về khái niệm “Phát triển bền vững” nhƣng theo Khoản 21, Điều 14, Chƣơng 1- Luật Du lịch Việt Nam (2005):“Du lịch bền vững sự phát triển du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tƣơng lai”.

Bảng 1.1. So sánh phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch không bền vững

(Nguồn: Machado A. (2003). Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam) Để làm rõ hơn khái niệm phát triển du lịch bền vững, Machado (2003) đã đƣa ra bảng so sánh giữa phát triển bền vững và không bền vững trong phát triển du lịch thông qua những tác động của du lịch đến 3 phân hệ kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trƣờng (Bảng 1.1.)

Nhƣ vậy có thể rút ra rằng: Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển của các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai.

Phát triển du lịch bền vững đền Trần Thƣơng là sự phát triển của các hoạt động du lịch tại đền Trần Thƣơng nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân nơi đây song song với đó là bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên phục vụ việc phát triển hoạt động du lịch trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch bền vững ở di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, Hà Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)