Các nghiên cứu của Việt Nam về dán nhãn các-bon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 32 - 39)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Các nghiên cứu của Việt Nam về dán nhãn các-bon

Để đạt được mục tiêu phát triển nền kinh tế các-bon thấp, các sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn các-bon thấp. Việc xác định một hàng hóa có thuộc loại các-bon thấp hay không cần phải dựa trên tổng khối lượng KNK thải ra trong suốt chu trình của một sản phẩm từ sản xuất, lưu thông, sử dụng và thải bỏ trên một đơn vị sản phẩm được gọi là “dấu chân các-bon (carbon footprint)”. Tuy nhiên, việc tính toán định lượng tổng phát thải KNK hay “dấu chân các-bon” cho hàng hóa đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về đánh giá lượng phát thải KNK trong một chu trình sản xuất hàng hóa phục vụ việc kiểm kê KNK. Trong đó, đề cập đến nhiều phương pháp đánh giá khác nhau như: phương pháp tính toán định lượng trực tiếp, phương pháp sử dụng một số tiêu chí gián tiếp tương tự như tiêu chí nhãn sinh thái, nhãn xanh, nhãn tiết kiệm năng lượng, ISO, tiêu chí công nghệ tốt nhất có sẵn –BAT

[14].

Năm 2009, chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam được triển khai thực hiện với mục tiêu tiếp tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, nguyên vật liệu cũng như các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ phục vụ đời sống [2]. Chương trình Nhãn sinh thái Việt Nam được xây dựng nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thiết kế sản phẩm và tiến hành hoạt động theo hướng giảm các tác động có hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, sử dụng và thải bỏ sản phẩm; Tạo lập thị trường bền vững cho sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua các cơ chế ưu đãi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu dùng; Khuyến khích ngành công nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới với cam kết thực hiện các quy định về môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn sản phẩm theo ISO 14024; Tăng cường hợp tác với mạng lưới nhãn sinh thái trong khu vực và trên thế giới, thoả thuận công nhận lẫn nhau với các hệ thống cấp nhãn sinh thái của các nước và các tổ chức trên thế giới. Ở Việt Nam, hiện nay nhãn sinh thái được gọi chung là nhãn xanh [3].

Giống như nhãn sinh thái của các nước, Nhãn xanh Việt Nam là loại nhãn được dùng để chỉ ra những sản phẩm có mức độ ưu tiên chung về môi trường cao hơn so với những loại sản phẩm khác trong cùng một nhóm sản phẩm trên cơ sở đánh giá những tác động và ảnh hưởng đến môi trường của toàn bộ chu trình luân chuyển (vòng đời) của sản phẩm. Nhãn xanh Việt Nam được gắn trên những sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng mà còn tuân thủ các yêu cầu môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và tái chế, là sản phẩm tốt hơn sản phẩm cùng loại về tiết kiệm năng lượng và ít gây ra những tổn hại đối với môi trường hơn. Việc xác nhận sản phẩm đủ điều kiện được gắn Nhãn xanh Việt Nam là hoạt động chứng nhận sự phù hợp của loại sản phẩm với các yêu cầu của Tiêu chí Nhãn xanh do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố lần đầu vào năm 2010 [3, 4]. Tuy nhiên,

nhãn xanh Việt Nam được áp dụng chung cho các sản phẩm, không phân biệt dùng cho sản xuất tiêu thụ trong nước hay cho thị trường xuất khẩu như nhãn các- bon của Thái Lan.

Năm 2009, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP) đã thực hiện nghiên cứu về “Các chỉ số hiệu quả sinh thái (EEI) cho Việt Nam”. Nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế, sử dụng tài nguyên và các tác động của ô nhiễm môi trường [17]. Trên cơ sở đó, đánh giá các chính sách kinh tế hiện tại cũng như có các kiến nghị chính sách phù hợp để phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Các chỉ số hiệu quả sinh thái được xây dựng cho Việt Nam trong giai đoạn từ 1990 đến 2007 bao gồm các chỉ số hiệu quả sinh thái về mức độ sử dụng tài nguyên (các chỉ số về mức độ sử dụng năng lượng, mức độ sử dụng nước, và mức độ sử dụng đất, chỉ tiêu về mức độ sử dụng của một số vật liệu gây ô nhiễm môi trường cao như dầu thô, than, điện, xi măng, thép, phân bón,…). Các chỉ số hiệu quả sinh thái về tác động môi trường gồm các chỉ tiêu về sự phát thải các chất gây ô nhiễm không khí và các khí gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đánh giá hiệu quả của nền kinh tế ở quy mô quốc gia mà chưa đi vào xây dựng bộ chỉ số cụ thể cho các hoạt động sản xuất cụ thể.

Năm 2012, CIEM thực hiện nghiên cứu “Chỉ số GDP xanh: nghiên cứu phát triển khung phương pháp” [18]. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được phương pháp luận xây dựng các tài khoản xanh cho Việt Nam, bao gồm: tài khoản tài nguyên (thông tin về tài nguyên), tài khoản ô nhiễm (thông tin về KNK, các chất ô nhiễm không khí, nước thải và chất thải) và tài khoản chi tiêu cho môi trường (thông tin về chi tiêu cho hoạt động môi trường, thiệt hại do ô nhiễm) [18].

Năm 2012, được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AECID), Tổng cục du lịch đã xây dựng Bộ tiêu chí Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh làm công cụ đánh giá, quản lý công tác bảo vệ môi trường đối với

hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam [15]. Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch xanh cho 4 loại hình cơ sở dịch vụ du lịch bao gồm: nhà hàng phục vụ khách du lịch, cửa hàng mua sắm phục vụ khách du lịch, điểm dừng chân phục vụ khách du lịch, điểm tham quan du lịch. Đây là các hướng dẫn căn bản để các nhà đầu tư, các nhà quản lý và nhân viên cơ sở dịch vụ áp dụng nhằm xây dựng điểm du lịch xanh, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đưa du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế phát triển bền vững.

Năm 2014, trên cơ sở phát triển kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc đại học Yale và Đại học Columbia ở Hoa Kỳ về Chỉ số đánh giá hoạt động môi trường (EPI), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã triển khai dự án: “Điều tra, đánh giá, thử nghiệm phân hạng môi trường đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Mục tiêu của dự án là xây dựng được bộ chỉ số khung đánh giá hoạt động môi trường với 04 nhóm chỉ số: Bảo vệ con người; Bảo vệ sức sống hệ sinh thái; Bảo vệ hệ thống khí hậu của Trái đất và Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương. Các tiêu chí lựa chọn các chỉ thị trong mỗi nhóm chỉ số đảm bảo tính đại diện cho nhóm chính sách, tính sẵn có về số liệu và không được gây ra sự không thống nhất, bất bình đẳng giữa các địa phương khi đánh giá [16].

Trong 2 năm (2014-2015), tác giả Nguyễn Trung Thắng và cộng sự của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các tiêu chí và bộ chỉ số khung về đánh giá mức độ thân thiện môi trường của các ngành kinh tế nước ta” [13]. Nghiên cứu đã đưa ra bộ chỉ số khung dựa trên 4 tiêu chí chính bao gồm: (i) Sử dụng hiệu quả tài nguyên; (ii) Ít tác động xấu đến môi trường tự nhiên; (iii) Ít tác động xấu đến hệ thống khí hậu và; (iv) Ứng xử thân thiện với môi trường. Bộ khung chỉ số được phát triển với 38 chỉ thị, trong đó có 35 chỉ thị đánh giá và 3 chỉ thị thông tin chung tham khảo, được phân bổ theo 4 nhóm tiêu chí và 19 tiêu chí cụ thể. Nghiên cứu đã thử nghiệm áp dụng bộ chỉ số để đánh giá mức độ thân thiện đối với 03 ngành công nghiệp cấp 3 gồm: (i) Công nghiệp sản xuất bia; (ii)

Công nghiệp sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; (iii) Công nghiệp sản xuất thép [13].

Năm 2015, tác giả Phùng Chí Sỹ và cộng sự tại Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) và tác giả Doãn Công Khánh và cộng sự tại Trung tâm Thương mại và Môi trường đã thực hiện Nghiên cứu xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá hàng hóa các-bon thấp tại Việt Nam [14]. Nghiên cứu đã đề xuất phương pháp đánh giá hàng hóa các-bon trên cơ sở sử dụng các tiêu chí gián tiếp dựa vào công nghệ có sẵn tốt nhất (BAT). Các tiêu chí gián tiếp được lựa chọn để tính toán chỉ số đánh giá hàng hóa các-bon gồm tiêu thụ năng lượng, nước, phát thải chất rắn, chất thải nguy hại, tiêu thụ các nguyên vật liệu. Nghiên cứu đã đưa ra chỉ số đánh giá hàng hóa các-bon trên cơ sở tổng điểm tương đối của các tiêu chí. Dựa trên chỉ số đánh giá, việc xếp hạng hàng hóa được chia thành 05 bậc: rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp.

Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương đã nghiên cứu và triển khai áp dụng nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các thiết bị tiêu thụ năng lượng. Nhãn năng lượng được dán trên thiết bị, cung cấp thông tin mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó. Hiện tại, có hai loại nhãn năng lượng được áp dụng là Nhãn xác nhận và Nhãn so sánh. Nhãn năng lượng xác nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng tiết kiệm năng lượng (còn gọi là biểu tượng ngôi sao năng lượng Việt), được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường có mức hiệu quất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công thương quy định trong từng thời kỳ. Nhãn năng lượng so sánh là nhãn được dán cho các phương tiện, thiết bị nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị đó so với các thiết bị cùng loại khác, từ đó giúp người tiêu dùng lựa chọn được phương tiện, thiết bị có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn. Trên biểu tượng nhãn này, mức hiệu suất năng lượng thể hiện qua 5 cấp độ tương ứng [1].

Hình 1.7: Nhãn năng lượng so sánh mẫu do Bộ Công thương ban hành

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu ngày càng sâu, rộng và thị trường xuất khẩu ngày càng cạnh tranh hơn do suy thoái kinh tế, bảo hộ các nhà sản xuất trong nước và trách nhiệm môi trường của người tiêu dùng, việc dán nhãn các-bon sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh, tiếp cận được thị trường đòi hỏi cao về trách nhiệm môi trường như Nhật Bản, Anh, các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. Việt Nam có tiềm năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp cho các thị trường tiêu dùng trên thế giới nhưng đang có những hạn chế về chất lượng, nguồn gốc và tiêu chuẩn về môi trường đối với các sản phẩm của mình. Vì vậy việc dán nhãn các-bon, các-bon thấp sẽ giúp các sản phẩm của Việt Nam tiếp cận tối hơn đối với các thị trường tiêu dùng trên thế giới. Đồng thời, việc dán nhãn các-bon cũng thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Để thúc đẩy việc dán nhãn, các-bon đối với các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam cần có nghiên cứu, đánh giá thực trạng và tiềm năng dán nhãn cũng như quy trình dán nhãn thử nghiệm cho một số sản phẩm trước khi mở rộng áp dụng cho các loại sản phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, để hoạt động dán nhãn mang lại hiệu quả thiết thực cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nhằm đảm bảo việc dán nhãn không là gánh nặng đối với người sản xuất cả về mặt thủ tục hành chính và chi phí tài chính.

đề trong quy trình thực hiện nhãn Xanh tại Việt Nam, Nhãn tiết kiệm năng lượng, có thể cho phép áp dụng việc dán nhãn các-bon cho các sản phẩm hàng hóa tại Việt Nam với những nguyên tắc lựa chọn, áp dụng từ quy trình Nhãn sinh thái, đặc biệt là Nhãn xanh.

CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA DÁN NHÃN CÁC-BON TRONG GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)