6. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và quản lý nhãn các-bon
2.3.3 Phạm vi và giới hạn đánh giá dấu chân các-bon
Giới hạn đề cập đến bộ tiêu chí xác định cụ thể các công động trong vòng đời của sản phẩm và vì vậy lượng các-bon trong đánh giá dấu chân các-bon của một sản phẩm cụ thể được tính toán. Một khi phạm vi hệ thống được xác định, phát thải KNK hình thành trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm sẽ được nhận diện và gắn với 3 giai đoạn phạm vi khác nhau được giới thiệu bởi Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Hội đồng kinh doanh thế giới về phát triển bền vững trong Nghị định thư về khí nhà kính. Hiện nay để phù hợp với nghị định thư về KNK, phát thải được xác định trong phạm vi/giới hạn của hệ thống ở các giai đoạn khác nhau gắn với 3 phạm vi khác nhau như sau:
Phạm vi 1: Phát thải trực tiếp của một công ty. Lượng phát thải này hình thành từ các nguồn mà công ty đó sở hữu hoặc kiểm soát bởi công ty (ví dụ, lò hơi, hệ thống xử lý nước thải,…)
Phạm vi 2: Bao gồm phát thải gián tiếp của sản phẩm. Phát thải nhóm này được hình thành từ việc tiêu điện do công ty mua. Phát thải thuộc phạm vi 2 xuất hiện tại các cơ sở mà nguồn điện được hình thành/sản xuất.
Phạm vi 3: gồm các nguồn phát thải gián tiếp khác do hệ quả của các hoạt động của công ty nhưng xảy ra tại những nơi/nguồn do công ty khác sở hữu hoặc kiểm soát.
Nhìn chung, các nguồn phát thải sau đây không đưa vào đánh giá dấu chân các-bon.
- Giai đoạn sử dụng sản phẩm không bao gồm trong đánh giá dấu chân các- bon vì nó có tính không chắc chắn cao và việc ước tính trong giai đoạn đoạn sử dụng so với mức thực tế tổng lượng các-bon phát thải thường thấp
- Giai đoạn tái chế hoặc thải bỏ sản phẩm cũng không tính toán vì tính không chắc chắn cao
- Thay đổi sử dụng đất trên phạm vi toàn thế giới là nguồn phát thải KNK chính nhưng phương pháp để xác định cho từng sản phẩm cụ thể vẫn đang được nghiên cứu và xây dựng vì vậy thường không được tính toán trong đánh giá dấu chân các-bon.
- Phát thải từ việc sản xuất từ các tài sản hàng hóa/tài sản cố định (như xe tải, máy bay và các toàn nhà) cũng không đưa vào tính toán.
- Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người (làm lạnh, vận hành văn phòng,…)
- Động vật cung cấp sức kéo, vận chuẩn
- Hình thức vận chuyển/khoảng cách di chuyển của khách hàng từ nhà đến siêu thị/chợ và ngược lại.
Đánh giá phát thải các-bon đối với sản phẩm chuối dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) sau đây sẽ trình bày rõ hơn về việc xác định phạm vi và giới hạn tính toán dấu chân các-bon của sản phẩm. Theo đó trước hết cần phải xác định các công đoạn của sản phẩm “chuối” và xác định dấu vết các-bon trong cả vòng đời (từ sản xuất, vận chuyển đến sử dụng). Đánh giá dấu chân các-bon bao gồm phát thải KNK hình thành trong các giai đoạn khác nhau trong suốt vòng đời của sản phẩm chuối. Đầu vào và đầu ra được phân tích cho từng giai đoạn sản xuất và phát thải liên quan đến sản xuất và vận chuyển được tính toán. Phát thải trực tiếp hình thành trong từng giai đoạn cũng như phát thải dán tiếp cũng được đưa vào tính toán. Cụ thể như việc đốt cháy nghiên liệu hóa thạch gây ra phát thải trực tiếp trong quá trình sản xuất hoặc vận chuyển nhưng việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch cũng phát sinh khí thải và việc phát thải này được gọi là phát thải dán tiếp. Đầu vào và đầu ra trong mỗi giai đoạn sản xuất được kiểm kê. Điều này có nghĩa rằng sản lượng (về sản phẩm chính và phụ phẩm) được kiểm kê như lượng các sản
phẩm thải bỏ. Đối với chuối, tiếp cận từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được sử dụng, theo đó các giai đoạn trong tiêu dùng sản phẩm chuối và các tác động về phát thải các-bon được xem xét cụ thể.
(1) Canh tác/Đồng ruộng:
- Phát thải từ đất (phát thải trực tiếp và gián tiếp từ đất liên quan đến việc sử dụng phân bón);
- Phát thải gián tiếp do việc sản xuất và vận chuyển đầu vào cho sản xuất nông nghiệp;
- Tiêu dùng năng lượng: Sử dụng nhiên liệu cho các động cơ vận chuyển và tưới nước, phun thuốc trừ sâu,…; sử dụng các động cơ sử dụng xăng/dầu cho máy làm đất hoặc thiết bị tưới, tiêu;
- Phát thải dán tiếp do việc sử dụng các túi ni-lông trong trồng trọt để bảo vệ hoa quả, ví dụ các buồng chuối.
(2) Đóng gói:
- Tiêu thụ năng lượng: Sử dụng điện cho việc chiếu sáng trong các xưởng đóng gói và vận hạnh hệ thống bơm nước từ các giếng đào, sử dụng dầu diesel để chạy máy phát khi không có điện lưới;
- Phát thải dán tiếp do sản xuất và vận chuyển nguồn liệu để sản xuất bao bì đóng gói (ví dụ các bìa giấy tái chế);
- Tiêu dùng năng lương: cho vận chuyển bằng tàu hỏa hoặc xe tải, đặc biệt là các thùng chuối từ nơi đóng gói đến cảng xuất.
(3) Cảng và hoạt động tại cảng hàng hóa:
- Sử dụng nhiên liệu để vận chuyển tại khó và trong phạm vi cảng;
- Sử dụng hệ thống làm lạnh cho việc bảo quản chuối trong các kho/thùng dựng chuối quả;
(4) Vận chuyển ở các nước tiêu thụ (đối với sản phẩm chuối quả xuất khẩu):
- Nhiên liệu sử dụng trong vận chuyển (ví dụ, bằng đường biển) và cảng cũng như vận chuyển chuối từ cảng đến hệ thống phân phối/đóng gói;
- Chất làm lạnh được sử dụng trong quá trình vận chuyển.
(5) Quá trình chín/dấm:
- Ethylene và năng lượng sử dụng cho hệ thống làm lạnh và giữ ấm.
(6) Vận chuyển từ cơ sở làm chín đề các trung tâm phân phối:
- Tiêu dùng nhiên liệu trong quá trình vận chuyển
Cụ thể quá trình phát thải KNK trực tiếp và gián tiếp được thể hiện trong Hình 2.14.
Hình 2.14. Đánh giá dấu chân các-bon cho sản phẩm chuối xuất khẩu
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của Rodrigo Echeverría và cộng sự (2014), [31]
Một trong những thách thức đối với chương trình nhãn các-bon là phương pháp tính toán (độ không chắc chẵn, tính phức tạp và thời gian để tính toán dấu chân các-bon của sản phẩm trong suốt vòng đời sản phẩm. Theo Lui và cộng sự
(2016), việc tính toán dấu chân các-bon (cho việc dán nhãn các-bon) hiện nay được xây dựng dựa vào 3 tiêu chuẩn/phương pháp chính sau đây:
Tiêu chuẩn 1: Đặc điểm kỹ thuật có sẵn-Publicly Available Specification 2050 (PAS 2050) của Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng trên cơ sở đánh giá phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm (LCA);
Tiêu chuẩn 2: Giao thức tính khí thải nhà kính - GHG protocol của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Hội đồng Kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD) xây dựng cho IPCC.
Tiêu chuẩn 3: ISO 14067:2011 và cập nhật năm 2018 của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế.
Trong đó, riêng với PAS2050 có 2 tiêu chuẩn là PAS2050 B2B (Hình 2.15a) và PAS 2050 B2C (Hình 2.15b).
Hình 2.15. (a) Quá trình B2B trong PAS 2050 (Từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) và (b) Quá trình B2C trong PAS 2050 (Từ doanh nghiệp đến người
dùng)
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của của Liu và công sự (2016) [34]
Các đặc điểm chính của 3 tiêu chuẩn nhãn các-bon gồm PAS 2050, GHG protocol và ISO 14067:2011 được tổng hợp và so sánh ở Bảng 2.2
Bảng 2.2: So sánh 3 tiêu chuẩn về nhãn các-bon thông dụng trên thế giới
Tiêu
chuẩn Mục tiêu áp dụng Nguyên tắc đánh giá
Giới hạn tính toán Phạm vi Quy định về nhóm sản phẩm PAS 2050 Để ban hành khung thống nhất để đánh giá KNK của 1 sản phẩm - Lên quan - Thống nhất tuyệt đối - Chính xác - Minh bạch - “Từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ” - “Từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ” Chỉ đánh giá Không bao gồm GHG protocol Nhằm cung cấp thông số kỹ thuật chi tiết về đánh giá và báo cáo - Liên quan - Thống nhất - Hoàn chỉnh - Chính xác - Minh bạch - “Từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ” - “Từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ” Cả đánh giá và thông báo Không bao gồm ISO 14067: 2011 Nhằm tiêu chuẩn hóa quá trình lượng hóa và thông tin kết quả giảm phát thải KNK - Liên quan - Thống nhất - Hoàn chỉnh - Chính xác - Minh bạch - Gắn kết - Tham gia - Công bằng - Tránh việc tính 2 lần - “Từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ” - “Từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ” - Từ sản xuất đến tiêu dùng (gate-to-gate) - Dấu chân các-bon một phần Cả đánh giá và thông báo Bao gồm
Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của Lui và cộng sự (2016), [34]
Cả 3 tiêu chuẩn hay phương pháp nêu trên đều tiếp cận đánh giá vòng đời sản phẩm để xác định lượng phát thải KNK của sản phẩm. Theo Liu và các cộng sự (2016) [34], có 3 loại hình đánh giá vòng đời (LCA) gồm:
- LCA quá trình hay còn gọi là tiếp cận dưới lên; - LCA đầu vào-đầu ra còn gọi là tiếp cận trên xuống - LCA quá trình kết hợp (phương pháp kết hợp).
Trong thực tế tiếp cận trên xuống thường được sử dụng nhiều nhất, nhưng LCA quá trình lại là nền tảng cơ bản để lượng hóa các thành phần trong việc xác định dấu chân các-bon của sản phẩm mà cả ISO 14067, PAS 2050 và Giao thức tính KNK (GHG Protocol) đều sửa dụng.
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ NHÃN CÁC-BON CHO VIỆT NAM