Nhãn các-bon của Đài Loan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 58 - 59)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Hiện trạng áp dụng nhãn các-bon trên thế giới

2.2.2.2. Nhãn các-bon của Đài Loan

Tại Đài Loan vào tháng 9 năm 2010 nhãn các-bon chính thức được đăng ký và xác nhận. Đến năm 2014 đã có tổng cộng 325 sản phẩm được xác nhận và cấp nhãn các-bon. Cơ quan bảo vệ môi trường của Đài Loan giám sát quá trình dán nhãn và bên thứ 3 là Viện Tiêu chuẩn của Anh (BSI) thực hiện việc thẩm tra kết quả phát thải [34].

Việc dán nhãn các-bon ở Đài Loan phải trải qua 5 bước.

1-Tính toán kết quả kiểm kê, các nhà sản xuất tính toán lượng phát thải khí nhà kính đối với các sản phẩm của họ;

2- Chứng nhận: Cơ quan như BSI sẽ tiến hành thẩm tra kết quả phát thải các-bon;

3- Nộp hồ sơ xin xác nhận: Các nhà bán lẻ sẽ nộp hồ sơn xin cấp nhãn; 4- Đánh giá hồ sơ: Cơ quan bảo vệ môi trường sẽ đánh giá các tài liệu liên

quản;

5- Nhãn được xác nhận để sử dụng.

Như vậy có thể thấy, quy trình cấp nhãn các-bon ở Đài Loan tương đối đơn giản và việc thẩm tra kết quả phát thải được thực hiện bởi bên thứ 3 (Wu và cộng sự, 2014).

Nhìn chung việc dán nhãn các-bon xuất hiện ở các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ sớm hơn so với các nước châu Á. Rõ ràng hầu hết nhãn các-bon được triển khai tại các nước phát triển, trong nhóm các nước đang phát triển chỉ có Thái Lan dán nhãn các-bon riêng cho sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và nhãn riêng cho các sản phẩm xuất khẩu. Úc và Thái Lan đã hợp tác với Quỹ tín thác các-bon (Carbon Trust) ở Anh nhằm thực hiện việc dán nhãn các-bon, điều này mở ra cơ hội đối với các quốc gia đang phát triển trong việc hợp tác, liên kết với các đối tác có kinh nghiệm và uy tín đến từ các quốc gia phát triển trong việc xây dựng và vận hành hệ thống nhãn các-bon. Như vậy có thể thấy, nhãn các-bon đã được nghiên cứu, xây dựng và triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả ở các quốc gia đang phát triển như Thái Lan. Việc rà soát và phân tích kinh nghiệm của các quốc gia này trong xây dựng và triển khai các chương trình dán nhãn các-bon, vì vậy rất cần thiết đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình nhãn các-bon.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 58 - 59)