Xuất về giải pháp định hướng dán nhãn các-bon ở Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 74 - 84)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3. xuất về giải pháp định hướng dán nhãn các-bon ở Việt nam

Để xây dựng chương trình và mô hình cấp nhãn các-bon ở Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau đây:

(1) Xây dựng chương trình dán nhãn các-bon thấp

a. Lựa chọn sản phẩm/nhóm sản phẩm

Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, có thể lựa chọn thực hiện chương trình cấp nhãn các-bon thấp cho một số nhóm sản phẩm hàng hóa, như:

- Nhóm sản phẩm được sản xuất Việt Nam có lợi thế sản xuất cho thị trường xuất khẩu và tính cạnh tranh ngày càng cao (thị trường có nhiều nhà cung cấp và thị phần ngày càng thu hẹp), ví dụ nhóm nông sản như gạo, café, ca-cao,…

- Nhóm sản phẩm trong quá trình sản xuất thuộc 5 lĩnh vực phát thải nhiều KNK ở Việt Nam (Năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, và quản lý chất thải), ví dụ giấy in, thiết bị điện tử, thủy sản, sản phẩm đồ gỗ có chứng nhận FSC,…

- Các nhóm sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu trong nước và có tiềm năng, lợi thế xuất khẩu, ví dụ, sản phẩm dệt may, chè, đồ gỗ, vật liệu xây dựng,…;

- Các loại sản phẩm mà việc tăng tiêu thụ chúng không ảnh hưởng xấu đến môi trường trái lại còn có các tác động tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường đất, nước, không khí như các sản phẩm tái chế, tái sử dụng, các sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng hoặc những sản phẩm thay thế, ví dụ sản phẩm dệt, giấy lụa, thuỷ tinh, nhựa tái chế, giấy bao gói, bóng đèn tiết kiệm điện,…;

- Các mô hình kinh tế, dịch vụ theo hướng các-bon thấp như du lịch sinh thái, giao thông công cộng,.... hay các thành phố phát triển theo hướng các-bon thấp (ví dụ, sử dụng năng lượng tái tạo cho thắp sáng công cộng, phát triển hệ thống giao thông công cộng,...).

b. Thiết lập tiêu chí về nhãn các-bon thấp

Trong giai đoạn đầu thử nghiệm chương trình ở Việt Nam, chỉ nên giới hạn ở việc đánh giá phát thải trong quá trình sản xuất, tiêu dùng, sau đó sẽ điều chỉnh và mở rộng đến việc đánh giá phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm. Trước mắt, các nhóm tiêu chí cơ bản sau có thể được sử dụng để tính tổng lượng phát thải KNK của sản phẩm:

- Mức tiêu hao năng lượng trong các giai đoạn sản xuất chính;

- Lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm;

- Nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào sử dụng (tài nguyên thiên nhiên vs nguyên liệu tái chế);

- Khả năng tái chế, tái sử dụng của sản phẩm;

- Mức tiêu hao/định mức năng lượng khi sử dụng/vận hành sản phẩm;

- Mức hay tỷ lệ phát thải KNK khi thải bỏ sản phẩm so với tổng phát thải KNK của sản phẩm.

Các tiêu chí cần được xem xét thường xuyên trên cơ sở những thay đổi của công nghệ, thị trường, yêu cầu ưu tiên về bảo vệ môi trường nói chung và mục tiêu giảm phát thải KNK nói riêng, sự xuất hiện của các sản phẩm mới cũng như thay đổi nhận thức và quy định pháp luật về môi trường,…

Trong những khoảng thời gian nhất định (từ 2 năm đến 5 năm theo kinh nghiệm của nhiều nước), chương trình cần có những quyết định phù hợp về việc có nên huỷ bỏ các tiêu chuẩn đã được xây dựng hay nên sửa đổi, bổ sung, nâng cao… hoặc tiếp tục thực hiện tiêu chí đó. Cũng cần khoảng thời gian từ 2-3 năm để doanh nghiệp chuẩn bị tham gia chương trình dán nhãn các-bon.

Chỉ những sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của chương trình nhãn các-bon mới được chấp nhận cấp chứng nhận và được phép sử dụng nhãn. Tiêu chí nhãn các-bon khác với tiêu chí nhãn sinh thái, đó là đơn tiêu chí hay nói cách khác, sản phẩm được dán nhãn khi lượng phát thải KNK của sản phẩm trong suốt vòng đời sản phẩm. Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể về hệ thống chứng nhận nhãn các-bon (tùy vào loại nhãn: nhãn các-bon, nhãn giảm thiểu các-bon, nhãn các-bon thấp, nhãn bồi hoàn các-bon,…)

d. Công khai và tư vấn chương trình

Để ra quyết định cuối cùng về lựa chọn sản phẩm, chương trình cần dựa vào ý kiến của ban tư vấn, tổ chức đối thoại với các chuyên gia, cán bộ quản lý cũng như các cơ quan chức năng liên quan. Sau khi đã có danh mục sản phẩm/nhóm sản phẩm được lựa chọn và mức phát thải có sở (hay dấu chân các bon) đối với nhóm sản phẩm dán nhãn được thiết lập, các thông tin này cần được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức quản lý nhãn, thuận lợi cho việc tiếp cận và tham khảo thông tin.

Các thông tin khác liên quan đến quy trình và thủ tục đăng ký cấp chứng nhận nhãn các-bon và các bon thấp (như mẫu đơn, hồ sơ, danh mục và phương pháp tính toán, thời hạn, địa điểm, mức phí, sử dụng nhãn,…) cần được công khai cho các doanh nghiệp. Chương trình nhãn các-bon cần có bộ phận thường trực để cung cấp, giải đáp những thông tin và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, tư vấn giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về chương trình, cách đọc và sử dụng thông tin trên nhãn sản phẩm,...

Việt Nam cần xây dựng chương trình tư vấn và truyền thông về nhãn các- bon trước khi triển khai nhằm chuyển tải đầy đủ thông tin cho các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng về lợi ích và yêu cầu của nhãn các-bon.

-Thành lập Nhóm làm việc quốc gia bao gồm (i) Cơ quan nghiên cứu (đưa ra các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về phát thải KNK của sản phẩm; hình thức nhãn và thông tin nhãn,…) gồm có Trung tâm sản xuất sạch hơn; Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường; (ii) Các Hiệp hội (thực hiện công tác truyền thông, phát triển thị trường đối với các sản phẩm dán nhãn) như Hiệp hội Công nghiệp môi trường; (iii) Các cơ quan quản lý nhà nước (thực hiện các điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm dán nhãn các-bon,…) như Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường ; (iv) Các tổ chức bảo vệ môi trường như Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường (thực hiện truyền thông về lợi ích trong việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dán nhãn, cung cấp thông tin đến người tiêu dùng,…) và (v) các bên liên quan khác.

- Xác định được cơ quan chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện Chương trình nhãn các-bon là cơ quan nghiên cứu. Ví dụ, Trung tâm sản xuất sạch hơn hoặc Hiệp hội công nghiệp môi trường thực hiện về tính toán dấu chân các-bon của sản phẩm, xây dựng cơ sở dữ liệu về phát thải của các nhóm sản phẩm khác nhau, xây dựng quy trình đánh giá dấu chân các-bon cũng như quy trình cấp nhãn các-bon cho các sản phẩm.

- Đề xuất được quy trình dán nhãn các-bon cho các sản phẩm của Việt Nam đảm bảo các nguyên tắc (i) Tạo dựng cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất, thương mại tham gia chương trình dán nhãn; (ii) Việc dán nhãn không làm gia tăng thủ tục hành chính và chi phí vận hành đối với danh nghiệp có sản phẩm dán nhãn; (iii) Cơ quan quản lý nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát và cầu nối giữa đơn vị cấp nhãn và doanh nghiệp có sản phẩm dán nhãn.

- Kế thừa kinh nghiệm của các chương trình nhãn môi trường nói chung, nhãn các-bon nói riêng và hợp tác với Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản trong quá trình xây dựng chương trình nhãn các-bon cho Việt Nam (ví dụ, các yêu cầu về kỹ thuật, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành).

(3) Lộ trình thực hiện chương trình dán nhãn các-bon ở Việt Nam

Để thực hiện chương trình dán nhãn các-bon có hiệu quả, Việt Nam cần có lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn như sau:

a. Giai đoạn 2020 - 2021:

Trong giai đoạn này nên tập trung thực hiện các công việc sau: - Xây dựng chương trình và tổ chức mô hình.

- Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu chi tiết hơn về kinh nghiệm của các chương trình nhãn các-bon trên thế giới và phân tích lợi ích về kinh tế, môi trường trong điều kiện thực tế Việt Nam.

- Đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và năng lực hành động về ứng phó với BĐKH cho các doanh nghiệp, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền và phổ biến về lợi ích của chương trình nhãn các-bon thấp (tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải KNK, tiếp cận thị trường,...).

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục người tiêu dùng về các-bon nói chung và các bon thấp nói riêng.

- Thiết lập các quy định bắt buộc về dán nhãn các-bon như hình thức dán nhãn năng lượng, trong đó đề cao vai trò của doanh nghiệp và sự tham gia chứng nhận, giám sát của bên thứ 3, tận dụng những thế mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,…

b. Giai đoạn 2022 - 2024:

Từng bước áp dụng chương trình cấp nhãn các-bon, trong đó có cả nhãn các-bon thấp cho một số sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Theo đó:

- Triển khai thử nghiệm việc cấp nhãn và dán nhãn cho một số nhóm sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, dây chuyền công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, phát tán ít chất thải (chè, sản phẩm

từ cây dừa, gỗ cao su, vật liệu xây dựng…); các loại sản phẩm mà việc tiêu thụ chúng có các tác động tích cực đến môi trường như các sản phẩm tái chế, tái sử dụng, các sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng hoặc các sản phẩm thay thế,…

- Thực hiện áp dụng thí điểm việc cấp nhãn đối với 1 số doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ lớn, có các sản phẩm xuất khẩu.

c. Giai đoạn 2025 - 2030:

Mở rộng chương trình, thực hiện chứng nhận cấp nhãn trên diện rộng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trong đó tập đối với thị trường trong nước cấp nhãn dấu chân các-bon đối với các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, đối với thị trường quốc tế dán nhãn các-bon thấp (gắn với từng thị trường cụ thể,…), hợp tác với các nhà nhập khẩu và các quốc gia có kinh nghiệm về nhãn các-bon như Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

- Nhãn các-bon là vấn đề nghiên cứu mới, trong phạm vi luận án thạc sĩ không thể đi sâu trả lời các câu hỏi liên quan đến việc dán nhãn, đặc biệt là phạm vi và phương pháp tính toán phát thải các-bon cho từng nhóm sản phẩm hay tỷ trọng đóng góp của nhãn các-bon trong nỗ lực giảm nhẹ phát thải KNK hiện nay. - Nhãn các-bon là một trong những hình thức huy động sự tham gia của thị trường (bên sản xuất và bên sử dụng) nhằm góp phần nâng cáo nhận thức và trách nhiệm trong việc giảm nhẹ phát thải KNK trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay đã có nhiều quốc gia triển khai chương trình dán nhãn các-bon đối với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.

- Một số quốc gia đã thành công trong việc dán nhãn các-bon, trong tại Nhật Bản đã cấp nhãn các-bon cho 186 sản phẩm thiết bị văn phòng. Tại Thái Lan đã có hơn 450 sản phẩm của 100 công ty được dán nhán các-bon. Còn tại Hàn Quốc đến cuối năm 2017 đã có 2438 sản phẩm của 285 công ty được cấp nhận nhãn các-bon.

- Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy bài học của Thái Lan về nhãn các-bon là phù hợp với điều kiện Việt Nam, trong đó hình thức nhãn đơn giản, trực quan như lượng phát thải của sản phẩm A ở mức 375g CO2 tương ứng với dấu chân màu xanh lá cây (thân thiện với môi trường), mẫu sản phẩm C có mức phát thải ở mức 575g CO2 thì tương ứng với dấu chân màu đen (gây tổn hại nhiều đến môi trường).

- Bài học từ nhãn xanh Việt Nam và nhãn tiết kiệm năng lượng cho thấy, trong giai đoạn đầu việc dán nhãn các-bon ở Việt Nam cần thí điểm đối với một số sản phẩm nông nghiệp như gạo các-bon thấp, chuối quả. Nhãn chỉ hiện thị thông tin định tính (cho giải đoạn sản xuất) như theo thang phát thải hoặc màu sắc để người tiêu dùng dễ nhận biết sản phẩm được sản xuất theo phương thức thân

thiện với môi trường hay không. Đến giai đoạn tiếp theo sẽ thực hiện việc dán nhãn gắn với lượng phát thải các-bon theo vòng đời sản phẩm (sản xuất, lưu thông, sử dụng và thải bỏ).

Kiến nghị

Để thực hiện chương trình nhãn các-bon ở Việt Nam hiệu quả cần

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về dấu chân các-bon của từng nhóm sản phẩm, lựa chọn nhóm sản phẩm để dán nhãn và tạo cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp dán nhãn.

- Thiết kế nhãn ở giai đoạn đầu của chương trình nhãn các-bon nên đơn giản (nhãn theo màu sắc và thang phát thải định tính) nhằm chuyển tải thông điệp đến người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm.

- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện dán nhãn các-bon như hỗ trợ chi phí xây dựng chương trình dán nhãn, chi phí tư vấn vấn tính toán phát thải các-bon của sản phẩm.

- Có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng như giảm thuế giá trị gia tăng khi mua sản phẩm dán nhãn các-bon và cung cấp tín dụng xanh đối với các dự án, công trình sử dụng vật liệu, trang thiết bị dán nhãn các-bon.

- Việc xây dựng chương trình nhãn các-bon với lộ trình cụ thể (theo 3 giai đoạn), trong đó thể hiện được ưu tiên, lợi ích mà nhãn các-bon mang đến cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cho đất nước là cần thiết.

- Thực hiện các nghiên cứu tiếp theo như nghiên cứu, thiết lập tiêu chí lựa chọn nhóm sản phẩm ưu tiên dán nhãn, xây dựng cơ sở dữ liệu về dấu chân các- bon cho các nhóm sản phẩm khác nhau; nghiên cứu áp dụng phương pháp LCA để xác định các điểm/giai đoạn phát thải các-bon lớn của một số nhóm sản phẩm hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương (2016). Thông tư quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (Thông tư số 36/2016/TT-BCT).

2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2009). Quyết định số 253/QĐ-BTNMT phê duyệt Chương trình cấp nhãn sinh thái.

3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2012). Quyết định phê duyệt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam (QĐ 223-/QĐ-BTNMT - nhóm sản bao bì đóng gói thực phẩm và vật liệu lợp, ốp, lát thuộc vậy liệu gốm xây dựng)

4. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2013). Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo kỹ thuật Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết của Việt Nam

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản BĐKH và nước biển dâng 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018). Báo cáo kiểm kê quốc gia KNK năm

2014.

8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Thông báo quốc gia lần 3 của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015). Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 74 - 84)