Nhãn các-bon và nhãn năng lượng của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 54 - 56)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Hiện trạng áp dụng nhãn các-bon trên thế giới

2.2.1.6. Nhãn các-bon và nhãn năng lượng của Hàn Quốc

Năm 2009, Hàn Quốc đã thực hiện chương trình dán nhãn các-bon để chứng nhận tổng lượng phát thải các-bon (dấu chân các-bon) cho các sản phẩm. Việc tính toán được dựa trên phương pháp PAS 2050, thông tin trên nhãn bao gồm lượng phát thải KNK và hình ảnh chiếc lá cây. Chương trình dán nhãn tự nguyên này có hai loại; Chứng nhận dấu chân các-bon (tổng lượng các-bon phát thải) và chứng nhận sản phẩm các-bon thấp. Chứng nhận dấu chân các-bon cung cấp đường phát thải các-bon cơ sở cho một sản phẩm cụ thể, minh họa dấu chân các- bon của sản phẩm đó thông qua hình ảnh chiếc lá và ký hiệu CO2. Chứng nhận này được cấp cho các công ty/nhà sản xuất cam kết giảm lượng phát thải các-bon của họ. Trong khi đó, chứng nhận sản phẩm các-bon thấp được giới thiệu vào năm 2011 và tương tự như nhãn giảm phát thải của Anh. Nhãn này xác nhận mức phát thải thấp hơn trong quá trình sản xuất (so với sản phẩm khác cùng loại), đáp ứng các tiêu chí về giảm phát thải tối thiểu. Chứng nhận dấu chân các-bon có sự khác nhau giữa các nhóm sản phẩm và tương đối dễ để được cấp. Chứng nhận sản phẩm các-bon thấp đòi hỏi phải giảm tối thiểu ở mức 4.24% trong suốt toàn bộ vòng đời của một sản phẩm trong vòng 3 năm.

Theo Young Lee, (2010) [37], hiện nay Hàn Quốc có 2 loại nhãn các-bon chính, gồm định tính (Hình 2.9) và định lượng (Hình 2.10):

1. Chứng nhận nhãn dấu chân các-bon ghi nhận lượng phát thải Khí nhà kính (KNK) của sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.

Hình 2.9: Hình ảnh nhãn chứng nhận dấu chân các-bon của Hàn Quốc

2. Chứng nhận các-bon thấp ghi nhận lượng phát thải KNK so với lượng phát thải khác cùng loại. Loại nhãn này khác với nhãn dấu chân các-bon vì có mũi tên màu trắng trên nhãn- ghi nhận lượng giảm phát thải KNK.

Hình 2.10: Hình ảnh nhãn chứng nhận các-bon thấp của Hàn Quốc

Hiện nay đã có 10 công ty ở Hàn Quốc tham gia chương trình nhãn các- bon như Hãng hàng không Asiana, tập đoàn Kyungdong, Tập đoàn LG, Tập đoàn Amore Pacific, TFT-LCD Glass substrates, Woogjin Coway và công ty Cheil Jedang với một số sản phẩm đặc trung như Kính cường lực, máy lọc nước, máy giặt, tủ đựng đồ, sữa đóng chai, nước ngọt,…(Hình 2.11).

Hình 2.11. Một số hàng hóa, dịch vụ dán nhãn các-bon ở Hàn Quốc

Nguồn: Young Lee, (2010) [37]

Được khởi xướng từ năm 1992, chương trình dán nhãn năng lượng tại Hàn

Dấu chân các-bon của sản phẩm

Biểu tượng các-bon Nhà sản xuất và tiêu tiêu

dùng cùng hành động để ứng phó với BĐKH

Dấu chân các-bon của sản phẩm

Có nghĩa KNK giảm so với đường cơ sở Sản phẩm các-bon

Quốc hy vọng giúp người dân nâng cao ý thức hơn trong việc sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Nhãn năng lượng được phân ra 5 mức năng lượng và những sản phẩm không nằm trong danh sách những mức năng lượng sẽ không được sản xuất và bày bán trên thị trường (Hình 2.12).

Hình 2.12. Một số hình ảnh về nhãn năng lượng của Hàn Quốc

Nguồn: Young Lee, (2010) [37]

Trên nhãn cung cấp thông tin về lượng năng lượng mà thiết bị tiêu thụ. Ngoài ra, còn có thêm thông tin về lượng CO2 phát thải ra môi trường trên cơ sở tính toán lượng tiêu thụ năng lượng và hệ số phát thải KNK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 54 - 56)