Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm dán nhãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 59 - 60)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và quản lý nhãn các-bon

2.3.1 Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm dán nhãn

Cohen và Vandenbergh cũng chỉ ra rằng, việc lựa chọn nhóm sản phẩm để dán nhãn các-bon có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giảm phát thải các- bon mà không làm gia tăng chi phí, giá thành sản phẩm đặc biệt là chi phí trung gian. Theo đó, có 05 nguyên tắc chính trong việc lựa chọn các nhóm sản phẩm để dán nhãn các-bon cần được xem xét, áp dụng tại Việt Nam gồm:

đổi số lượng tiêu thụ sẽ giảm đáng kể phát thải các-bon hay nói cách khác hướng đến những sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn hoặc nhóm sản phẩm phát thải nhiều.

-Nguyên tắc thứ hai: sàng lọc phải tính toán được các chi phí để thu thập thông tin, số liệu (phục vụ cho việc tính toán lượng phát thải).

-Nguyên tắc thứ ba: sàng lọc các sản phẩm triển vọng nhất phải được xem xét trong từng bước suốt vòng đời sản phẩm (sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và thải bỏ).

-Nguyên tắc thứ tư: khi sàng lọc phải tính đến biên độ thay đổi hành vi của người tiêu dùng (họ có chấp nhận hay không? Mức độ chấp nhận như thế nào?).

-Nguyên tắc thứ năm: trong hệ thống dán nhãn tự nguyện việc sàng lọc các sản phẩm đã có nhiều lợi ích từ các chương trình khác cần được xem xét để tránh một sản phẩm nhận được nhiều hỗ trợ hoặc tài trợ khác nhau.

Như vậy có thể thấy, việc chọn lựa nhóm sản phẩm để tham gia vào chương trình nhãn các-bon là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống đánh giá và chứng nhận nhãn các-bon/nhãn các-bon thấp hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển của thị trong nước cũng như thị trường quốc tế. Nhận diện được các nhóm sản phẩm có tiềm năng dán nhãn, các doanh nghiệp tham gia ở giai đoạn ban đầu có vai trò quyết định. Hoạt động dán nhãn cần gắn với chiến lược tiếp thị và các chương trình bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 59 - 60)