Kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện dán nhãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 69 - 74)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện dán nhãn

Các bài học từ kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam cần xem xét trong quá trình xây dựng chương trình nhãn các-bon gồm 5 bài học chính sau:

3.2.1. Bài học lựa chọn các sản phẩm ưu tiên dán nhãn

Trong thực tế việc xác định nhóm sản phẩm nào để dán nhãn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tín hiệu hay yêu cầu của thị trường [31], tính phức tạp của vòng đời sản phẩm hay tính đa dạng về nguyên liệu cũng như công nghệ trong sản xuất, lưu thông, bảo quản và sử dụng sản phẩm được dán nhãn. Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm để dán nhãn được dựa trên kinh nghiệm quốc tế, lợi thế so sánh của Việt Nam và thực tiễn về số liệu, đặc biệt là số liệu về LCA và hệ số phát thải ở Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở danh mục các sản phẩm ưu tiên xuất khẩu do Chính phủ

ban hành, 5 nguyên tắc về lựa chọn các sản phẩm ưu tiên dán nhãn các-bon mà Cohen và Vandenbergh (2012) đã đưa ra gồm (i) sàng lọc nhằm tìm ra những sản phẩm mà nếu thay đổi số lượng tiêu thụ sẽ giảm đáng kể phát thải các-bon; (ii) sàng lọc phải tính toán được chi phí thu thập thông tin; (iii) sàng lọc các sản phẩm triển vọng nhất phải được xem xét trong từng bước suốt vòng đời sản phẩm (sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và thải bỏ); (iv) khi sàng lọc phải tính đến biên độ thay đổi hành vi của người tiêu dùng (họ có chấp nhận hay không) và (v) trong hệ thống dán nhãn tự nguyện việc sàng lọc các sản phẩm đã có nhiều lợi ích từ các chương trình khác cần được xem xét để tránh một sản phẩm nhận được nhiều hỗ trợ hoặc tài trợ khác nhau.

Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, đề tài lựa chọn một số tiêu chí liên quan đến nhóm sản phẩm thân thiện môi trường, như:

- Các nhóm sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, dây chuyền công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, phát sinh ít chất thải và có tiềm năng, lợi thế xuất khẩu (ví dụ, sản phẩm dệt may, chè, đồ gỗ, vật liệu xây dựng,…);

- Các loại sản phẩm mà việc tăng tiêu thụ chúng không ảnh hưởng xấu đến môi trường trái lại còn có các tác động tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường đất, nước, không khí như các sản phẩm tái chế, tái sử dụng, các sản phẩm tiêu thụ ít năng lượng hoặc những sản phẩm thay thế (sản phẩm dệt, giấy lụa, thuỷ tinh, nhựa tái chế, giấy bao gói, bóng đèn tiết kiệm điện,…);

- Các loại hình dịch vụ được coi là thân thiện với môi trường như dịch vụ thu gom rác thải, thu gom phế liệu, dịch vụ xử lý chất thải bệnh viện, dịch vụ công viên cây xanh, dịch vụ du lịch sinh thái...

Việt Nam nên ưu tiên những sản phẩm có tiềm năng giảm phát thải KNK lớn, nằm trong danh mục các sản phẩm trọng điểm quốc gia ưu tiên phát triển như sản phẩm điện tử, may mặc, đồ gỗ nội thất, thiết bị văn phòng, phương tiện giao thông,…

3.2.2 Bài học về lựa chọn phương pháp và phạm vi đánh giá

Để thực hiện chương trình dán nhãn các-bon, cần phải sử dụng phương pháp tính toán tin cận và được nhiều bên thừa nhận. Bên cạnh đó, phạm vi đánh giá cần phải phù hợp với thông lệ chung. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào là cần thiết cho quá trình sản xuất nhưng khi tính toán dấu chân các-bon của sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu Việt Nam nên lựa chọn các sản phẩm mà phạm vi đánh giá chủ yếu tập trung ở Việt Nam. Các sản phẩm nông nghiệp, nơi phạm vi đánh giá, đặt biệt là giai đoạn nguyên liệu đầu vào, sản xuất và lưu thông đều ở Việt Nam. Phương pháp đánh giá PAS2050, GHG Protocol hay ISO14067:2018 cần được khuyến khích áp dụng khi tính toán dấu chân các-bon của sản phẩm.

3.2.3 Bài học về thiết kế nhãn và thông tin ghi trên nhãn

Ở giai đoạn đầu cần thiết kế những mẫu nhãn đơn giản, thông điệp rõ ràng để giúp người tiêu dùng dễ tiếp cận và nhận biết. Ví dụ, hình ảnh dưới đây thể hiện dấu chân các-bon sản phẩm thuộc 3 nhãn hiệu sản phẩm khác nhau, trong đó sản phẩm A có mức phát thải CO2 thấp nhất và sản phẩm C có mức sản phẩm cao nhất (Hình 2.14). Đối với nhãn bên trái của nhãn hàng A có lượng phát thải các- bon thấp, tốt cho môi trường (có màu xanh lá cây). Đối với sản phẩm C có lượng phát thải các-bon cao nên có hại cho môi trường nhiều nhất (có màu đen). Sản phẩm Bở giữa thể hiện mức phát thải trung bình và không có hại cũng như có lợi đối với môi trường.

Nhãn các-bon tương đối mới ở Việt Nam nên trong giai đoạn đầu cần áp dụng các hình thức đơn giản, dễ hiểu để người tiêu dùng dễ tiếp nhận và lựa chọn. Bên cạnh đó, việc dán nhãn các-bon không làm thủ tục hành chính và chi phí lớn khi tham gia chương trình nhãn các-bon. Nên thông tin ghi trên nhãn cần đơn giản, dễ hiểu và chuyển tải một cách trực tiếp nhất đến người tiêu dùng.

Hình 3.1. Một số mẫu nhãn các-bon đề xuất có thể áp dụng ở Việt Nam [32]6

3.2.4 Bài học về truyền thông thay đổi hành vi người tiêu dùng

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các động lực thay đổi hành vi người tiêu dùng cần được xác định để có chiến lược xây dựng nhãn phù hợp với từng nhóm sản phẩm, đối tượng người tiêu dùng (lứa tuổi, mức độ thu nhập, trình độ học vấn,…). Vấn đề dán nhãn các-bon cần đi cùng với tăng cường, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thái độ của người tiêu dùng [39]. Việt Nam nên xây dựng chương trình truyền thông về nhãn các-bon và các sản phẩm dán nhãn các-bon cho các nhóm khách hàng khác nhau, trong đó có cả đối tượng là cơ quan chính phủ. Chương trình truyền thông về các sản phẩm dán nhãn cũng cần được triển khai và lồng ghép với các hoạt động bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của danh nghiệp (CSR).

Hệ thống dữ liệu về các tiêu chuẩn về nhãn đối với nhóm sản phẩm và các sản phẩm dán nhãn xanh (gồm cả nhãn sinh thái, nhãn các-bon) cần được cập nhất ít nhất một lần/năm hoặc 6 tháng/lần như ở châu Âu. Việc cập nhật số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được dán nhãn thể hiện xu thế phát triển của thị trường các sản phẩm dán nhãn, từ đó thu hút được người tiêu dùng.

3.2.5 Bài học về tổ chức thực hiện chương trình dán nhãn các-bon

Nhãn các-bon dù có những lợi ích lớn cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và hệ thống khí hậu toàn cầu nhưng để thực hiện chương trình dãn nhãn các-bon cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để thực hiện chương trình dán nhãn các- bon hiệu quả cần có cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm. Mô hình Cơ quan quản lý về KNK của Thái Lan thực hiện việc quản lý và cấp nhãn các-bon hay Bộ Môi trường ở Hà Quốc, trong đó có sự tham gia của KEITI có thể xem là bài học tốt cho Việt Nam. Theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng KNK và tầng ô-dôn là cơ quan cấp và quản lý nhãn các-bon ở Việt Nam.

Việc kiểm tra, giám sát cần có sự tham gia của bên thứ 3 để đáp ứng yêu cầu về kiểm chứng độ lập. Ví dụ, ở Thái Lan việc kiểm tra và giám sát được thực hiện bởi các công ty tư nhân và hiệp hội nghề nghiệp. Theo đó ở Việt Nam cần giao cho cơ quan kỹ thuật như Trung tâm sản xuất sạch hơn, Hiệp hội công nghiệp môi trường hay Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thực hiện vai trò là cơ quan kiểm tra, giám sát việc cấp nhãn, đặc biệt là kiểm chứng lượng phát thải KNK của sản phẩm (phương pháp áp dụng, số liệu báo cáo, thông tin trên nhãn,…).

Để triển khai chương trình dãn nhãn các-bon tại Việt Nam, giai đoạn đầu cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của nhà nước. Cụ thể bài học của Thái Lan trong việc hỗ trợ kinh phí để thuê chuyên gia tính toán lượng phát thải KNK theo LCA cho các sản phẩm dán nhãn. Tại Hàn Quốc, hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện thông qua KEITI (Viện Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường) để thiết lập cơ sở dữ liệu về dấu chân các-bon của sản phẩm. Vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm, Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình nhãn các-bon về ưu đãi thuế đặc biệt đối với các sản phẩm dãn nhãn, hỗ trợ các cơ quan nghiên cứu trong việc triển khai các đề tài liên quan đến tính toán dấu chân của sản phẩm, hỗ trợ cho các Hiệp hội nghề nghiệp trong nâng cao nhận thức cho các thành viên của mình về ý nghĩa của dán nhãn các-bon..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)