Nhãn các-bon của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 51 - 54)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Hiện trạng áp dụng nhãn các-bon trên thế giới

2.2.1.5 Nhãn các-bon của Nhật Bản

Không giống như các quốc gia khác, vai trò của Chính phủ Nhật Bản rất rõ nét trong việc thúc đẩy thực hiện các chương trình nhãn các-bon. Nhật Bản đã xây dựng nhãn các-bon riêng có tên gọi là TSQ001 dựa trên nền tảng ISO 14025, cung cấp phương pháp thống nhất cho cả nước để dán nhãn giảm thiểu phát thải các- bon và điều tiết một cách hiệu quả các phương pháp kiểm soát việc cấp và dán nhãn. Nhãn các-bon đầu tiên của Nhật Bản được giới thiệu vào năm 2009 và chỉ 1 năm sau đã có 300 công ty tham gia vào chương trình này. Nhãn các-bon của Nhật Bản ghi rõ lượng phát thải các-bon đối với từng loại sản phẩm. Ví dụ, Hiệp hội quản lý môi trường cho các ngành công nghiệp của Nhật Bản (Japan Environmental Management Association for Industry- JEMAI) đã triển khai chương trình dấu chân các-bon cho các sản phẩm (CFP – Carbon Footprint of Products). Đến tháng 4 năm 2019 đã có 186 sản phẩm thiết bị văn phòng được JEMAI cấp nhãn CFP, trong đó có nhiều sản phẩm điện tử như máy in, máy photo copy. Hình 2.6 là biểu tượng nhãn các-bon và lượng phát thải các-bon của sản phẩm bia lon của Nhật Bản.

Hình 2.5. Nhãn các-bon của Nhật Bản

Nguồn: METI (2010)- Carbon Footprint of Products (CFP) in Japan [28]

Theo đó, phương pháp dấu chân các-bon có thể giúp biết được lượng phát thải các-bon của sản phẩm bia đóng lon sản xuất ở Nhật Bản trong vòng đời sản phẩm. Cụ thể, giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu thô phát thải 15% trên tổng số phát thải (123g CO2), sản xuất 25%, lưu thông và bán lẻ chiếm tỷ lệ 35% tổng lượng phát thải, sử dụng và bảo quản chiếm 14%, thải bỏ và tái sử dụng chiếm 10% tổng lượng phát thải (Hình 2.6).

Hình 2.6. Giả thiết về mức phát thải các-bon trong suất vòng đời sản phẩm bia đóng lon

Nguồn: METI, 2010. Carbon Footprint of Products (CFP) in Japan [28]

Nhật Bản đã nhóm các sản phẩm được gắn nhãn dấu chân các-bon hay nhãn các-bon thấp cho đồ gia dụng, đồ văn phòng và đồ dùng ở trường học (Hình 2.7).

Mức phát thải CO2 123 g

Hình 2.7. Ví dụ về một số sản phẩm gia dụng, văn phòng phẩm dán nhãn các-bon thấp ở Nhật Bản

Nguồn: METI, 2010. Carbon Footprint of Products (CFP) in Japan [28]

Bên cạnh đó năm 2009, Bộ Môi trường Nhật Bản cũng đã xây dựng nhãn bồi hoàn các-bon, theo đó việc xác nhận mức bồi hoàn sẽ do bên thứ 3 (tổ chức độc lập) thực hiện. Logo và thông điệp của nhãn bồi hoàn các-bon được trình bày tại Hình 2.8 [28].

Hình 2.8. Nhãn bồi hoàn các-bon của Nhật Bản

Nguồn: METI, 2010. Carbon Footprint of Products (CFP) in Japan [28]

Thực tế, nhãn các-bon ở Nhật Bản được thiết lập như một công cụ hỗ trợ xây dựng Nhật Bản thành một xã hội các-bon thấp (Quyết định của Nội các Nhật Bản vào tháng 6 năm 2008, sau đó Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) thực hiện các dự án thử nghiệm. Cụ thể dự án thử nghiệm quốc gia bắt đầu triển khai từ tháng 6 năm 2009, theo đó “hướng dẫn nền tảng về dấu chân các-

bon cho các sản phẩm” và “hướng dẫn thiết lập quy định về nhóm sản phẩm” đã được thiết lập. Đến năm 2010, hướng dẫn chung được rà soát và sửa đổi, năm 2011 kết thúc giai đoạn thực nghiệm. Trong giai đoạn thử nghiệm đã có 94 sản phẩm được dán nhãn dấu chân các-bon. Chương trình dấu chân các-bon cho các sản phẩm (CFP) của Nhật Bản được triển khai trên cơ sở đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) theo ISO 14040 và ISO 14044 và Thông báo và nhãn môi trường: ISO 14025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)