Nhãn cacbon tại Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 56 - 58)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Hiện trạng áp dụng nhãn các-bon trên thế giới

2.2.2.1. Nhãn cacbon tại Thái Lan

Thái Lan là quốc gia đang phát triển nhưng đã xây dựng và áp dụng nhãn các-bon từ năm 2009 [32]. Cơ quan quản lý khí thải nhà kính của Thái Lan (TGO- Thailand Greenhouse Gas Management Organization) đóng vai trò then chốt trong các hoạt động cấp và dán nhãn các-bon. Hiện nay Thái Lan có 3 nhóm nhãn các-bon chính trên thị trường là Nhãn giảm thiểu các-bon (Carbon Reduction Label), Nhãn dấu chân các-bon (Carbon Footprint Label) và nhãn các-bon thấp (Low Carbon Label).

Hình 2.13. Nhãn các-bon của Thái Lan (a) Nhãn giảm phát thải các-bon; (b) Nhãn dấu chân các-bon

Nguồn: Thailand Greenhouse Gas Management Organization (TGO), (2019) [32]

Chương trình dán nhãn giảm thiểu các-bon được dựa trên nguyên tắc từ doanh nghiệp (sản xuát) đến người dùng (B2C) hay là “Từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ”. Thực tế nhãn giảm thiểu các-bon của Thái Lan chủ yếu tập trung xác nhận việc giảm thiểu trong quá trình sản xuất sản phẩm mà không phải toàn bộ vòng đời sản phẩm. Nhãn dấu chân các-bon của Thái Lan chủ yếu dành cho các hàng hóa xuất khẩu đến thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Để khuyến khích tham gia chương trình dán nhãn các-bon, chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ các công ty sản xuất chi trả cho chuyên gia tư vấn trong việc tiến hành đánh giá vòng đời sản phẩm và thực hiện việc cấp nhãn.

Theo đó đặc điểm của các loại nhãn các-bon đối với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở Thái Lan có thể tóm tắt như sau:

1-Nhãn giảm các-bon ghi rõ lượng KNK phát thải trên 1 đơn vị sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Thông tin trên nhãn cũng đơn giản để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua sản phẩm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ nào đó. Hiện chương trình này đã cấp nhãn cho 1270 sản phẩm của 313 doanh nghiệp.

2-Nhãn dấu chân các-bon thể hiện thông tin để khách hàng biết được lượng phát thải các-bon trong suốt vòng đời sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng mua sản phẩm phát thải các-bon ít và khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường hơn.

các-bon mà sản phẩm phát thải và có thể giảm lượng KNK phát thải của sản phẩm theo các tiêu chí cụ thể thông qua đánh giá phát thải KNK trong suốt vòng đời sản phẩm và so sánh dấu chân các-bon của sản phẩm ở năm hiện tại với năm cơ sở (năm tính toán dấu chân các-bon của sản phẩm). Đến nay đã nhãn các-bon thấp được cấp cho 25 sản phẩm của 6 doanh nghiệp, chủ yếu cho thị trường xuất khẩu [32].

Bên cạnh nhãn các-bon đối với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, Thái Lan còn có nhãn các-bon dành cho chính quyền địa phương là các thành phố phát triển theo hướng các-bon thấp. Đến nta Chương trình này đã thúc đẩy 46 đô thị phát triển theo hướng các-bon thấp.

Như vậy có thể thấy, nhãn các-bon của Thái Lan không chỉ cho các sản phẩm hang hóa và dịch vụ tiêu dùng đơn thuần mà đã cấp cho các sản phẩm đặc biệt là các đô thị phát triển theo hướng các-bon thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 56 - 58)