Tiêu chuẩn và phương pháp tính toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 60 - 62)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và quản lý nhãn các-bon

2.3.2 Tiêu chuẩn và phương pháp tính toán

Để tính toán dấu chân các-bon hay lượng phát thải các-bon suốt vòng đời sản phẩm lúc đầu được các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa, xây dựng nhằm mục đích giảm chi phí trung gian, nhấn mạnh đến tính thân thiện môi trường và gia tăng lợi nhuận. Sau đó khi nhãn các-bon đã được

triển khai trong các chuỗi cung ứng hàng hóa thì chính phủ các nước bắt đầu có những điều chỉnh để đưa ra tiêu chuẩn chung. Tiêu chuẩn này do nhà nước quản lý, trong một số trường hợp thì việc phối hợp với bên thứ ba để dán nhãn nhưng chủ sở hữu các nhãn này vẫn là nhà nước. Tuy tiêu chuẩn về nhãn các-bon còn có sự khác biệt giữa các quốc gia nhưng cách tính toán dấu chân các-bon (tổng các- bon phát thải) cơ bản vẫn dựa vào đánh giá vòng đời (LCA).

Việc thực hiện Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assessment LCA) được tiến hành thông qua 4 bước cơ bản:

(1) Xác định mục tiêu và phạm vi tính toán; (2) Phân tích tính toán số liệu kiểm kê; (3) Giải thích kết quả tính toán và (4) Đánh giá tác động tổng thể.

Đây là phương pháp “từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ”, đảm bảo rằng toàn bộ phát thải các-bon trong suốt vòng đời của một sản phẩm được tính toán một cách đầy đủ và chi tiết, giúp xác định được những giai đoạn phát thải lớn để từ đó có giải pháp giảm thiểu phù hợp.

Đối với việc dán nhãn các-bon, đặc biệt là nhãn các-bon thấp việc tính toán lượng phát thải các-bon của sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ rất quan trọng và đóng vai trò thiết yếu. Theo đó phạm vi đánh giá và giới hạn đánh giá cần được xem xét cụ thể, theo đó.

Giải pháp tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) đã dẫn đến việc xây dựng PAS 2050 (tiêu chuẩn có sẵn, công khai- Publicly Available Specification) theo yêu cầu của Cục phát triển nông thôn, thực phẩm và môi trường) và quỹ các- bon (Carbon Trust). PAS 2050 là tiêu chuẩn để đánh giá dấu chân các-bon của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, hiện nay PAS 2050 được xem là tiêu chuẩn đầy đủ nhất cung cấp các hướng dẫn cụ thể để đánh giá dấu chân các-bon của một

sản phẩm và dịch vụ. Tập đoàn Tesco- chuỗi bán lẻ của Anh là doanh nghiệp thử nghiệm phương pháp PAS 2050 để đánh giá dấu chân các-bon và giảm phát thải các-bon của Quỹ các-bon [26, 33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 60 - 62)