Nhãn các-bon và nhãn năng lượng của Úc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 49)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Hiện trạng áp dụng nhãn các-bon trên thế giới

2.2.1.3 Nhãn các-bon và nhãn năng lượng của Úc

Tại Úc chương trình nhãn giảm thiểu các-bon được thực hiện vào năm 2009 và xuất hiện trên thị trường vào năm 2010. Các dạng thức nhãn các-bon ở Úc cũng tương tự như ở Anh đều được Tổ chức Carbon Trust bảo trợ (Hình 2.3).

Hình 2.3. Hình ảnh nhãn các-bon của Úc đối với sản phẩm nước ép hoa quả đóng hộp

Nguồn: Lui và cộng sự (2016)[34]

Nhãn trong Hình 2.3 thể hiện nếu cùng sản phẩm nước ép hoa quả, đối với sản phẩm khi nguyên liệu đầu vào (hoa quả tươi) được đưa vào dây chuyền sản xuất trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch sẽ có mức phát thải các-bon thấp hơn sản phẩm sử dụng hoa quả tươi đã được thu hái trước đó nhiều ngày (do lượng phát thải từ việc sử dụng năng lượng để bảo quản, phát thải do phân hủy sản các

chất hữu cơ,…).

Sự lựa chọn thông minh hơn (Smarter Choice) là chương trình được Văn phòng Môi trường và Di Sản của Úc xây dựng nhằm giúp khách hàng đưa ra lựa chọn tốt nhất khi tiến hành mua các thiết bị. Trong đó, dán nhãn năng lượng là hoạt động đã được triển khai thực hiện từ hơn 20 năm nay.

Ngoài thông điệp “Nhiều sao hơn, tiết kiệm hơn”, trên nhãn năng lượng của Úc còn thể lượng điện tiêu thụ mỗi năm của sản phẩm được dán nhãn (Dựa trên thời gian sử dụng trung bình). Con số này càng thấp, lượng điện mà thiết bị tiêu thụ càng nhỏ. Từ số liệu trên, người tiêu dùng có thể biết được thiết bị tiêu tốn chính xác bao nhiêu năng lượng và chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tương tự nhãn năng lượng, nhãn các-bon thấp của Úc cũng cung cấp thông tin về lượng phát thải các-bon của từng sản phẩm, giúp người tiêu dùng nhận diện được những sản phẩm có mức phát thải thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại. 2.2.1.4. Nhãn các-bon của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hiện có 4 loại nhãn các-bon chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó có 3 nhãn được triển khai từ năm 2007 và nhãn mới hơn được thực hiện vào năm 2009. Quỹ các-bon (Carbon Fund) - một văn phòng tư nhân ở Hoa Kỳ đã giới thiệu nhãn xác nhận không các-bon (Carbon Free Certified label) vào năm 2007. Nhãn này không ghi con số phát thải các-bon cụ thể mà chỉ ghi nhận rằng nhà sản xuất cam kết rằng quá trình sản xuất không gây ra những tổn hại đến khí hậu. Các nhà sản xuất muốn có nhãn này phải tài trợ một khoản tiền cho bên thứ 3 hay còn gọi là bên xác nhận các dự án bồi hoàn các-bon. Nhãn này có mục đích hướng đến nâng cao trách nhiệm xã hội của các công ty sản xuất hơn là hướng đến việc giúp người tiêu dùng nhận diện được các sản phẩm các-bon thấp [25, 30].

Hình 2.4. Các loại nhãn các-bon ở Hoa Kỳ: (a) Nhãn chứng nhận không phát thải các-bon; (b) Nhãn các-bon lương tri; (c) Nhãn chỉ số xanh Timberland

và (d) Nhãn chỉ số bền vững của Walmart

Nguồn: Lui và cộng sự (2016)[34]

2.2.1.5 Nhãn các-bon của Nhật Bản

Không giống như các quốc gia khác, vai trò của Chính phủ Nhật Bản rất rõ nét trong việc thúc đẩy thực hiện các chương trình nhãn các-bon. Nhật Bản đã xây dựng nhãn các-bon riêng có tên gọi là TSQ001 dựa trên nền tảng ISO 14025, cung cấp phương pháp thống nhất cho cả nước để dán nhãn giảm thiểu phát thải các- bon và điều tiết một cách hiệu quả các phương pháp kiểm soát việc cấp và dán nhãn. Nhãn các-bon đầu tiên của Nhật Bản được giới thiệu vào năm 2009 và chỉ 1 năm sau đã có 300 công ty tham gia vào chương trình này. Nhãn các-bon của Nhật Bản ghi rõ lượng phát thải các-bon đối với từng loại sản phẩm. Ví dụ, Hiệp hội quản lý môi trường cho các ngành công nghiệp của Nhật Bản (Japan Environmental Management Association for Industry- JEMAI) đã triển khai chương trình dấu chân các-bon cho các sản phẩm (CFP – Carbon Footprint of Products). Đến tháng 4 năm 2019 đã có 186 sản phẩm thiết bị văn phòng được JEMAI cấp nhãn CFP, trong đó có nhiều sản phẩm điện tử như máy in, máy photo copy. Hình 2.6 là biểu tượng nhãn các-bon và lượng phát thải các-bon của sản phẩm bia lon của Nhật Bản.

Hình 2.5. Nhãn các-bon của Nhật Bản

Nguồn: METI (2010)- Carbon Footprint of Products (CFP) in Japan [28]

Theo đó, phương pháp dấu chân các-bon có thể giúp biết được lượng phát thải các-bon của sản phẩm bia đóng lon sản xuất ở Nhật Bản trong vòng đời sản phẩm. Cụ thể, giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu thô phát thải 15% trên tổng số phát thải (123g CO2), sản xuất 25%, lưu thông và bán lẻ chiếm tỷ lệ 35% tổng lượng phát thải, sử dụng và bảo quản chiếm 14%, thải bỏ và tái sử dụng chiếm 10% tổng lượng phát thải (Hình 2.6).

Hình 2.6. Giả thiết về mức phát thải các-bon trong suất vòng đời sản phẩm bia đóng lon

Nguồn: METI, 2010. Carbon Footprint of Products (CFP) in Japan [28]

Nhật Bản đã nhóm các sản phẩm được gắn nhãn dấu chân các-bon hay nhãn các-bon thấp cho đồ gia dụng, đồ văn phòng và đồ dùng ở trường học (Hình 2.7).

Mức phát thải CO2 123 g

Hình 2.7. Ví dụ về một số sản phẩm gia dụng, văn phòng phẩm dán nhãn các-bon thấp ở Nhật Bản

Nguồn: METI, 2010. Carbon Footprint of Products (CFP) in Japan [28]

Bên cạnh đó năm 2009, Bộ Môi trường Nhật Bản cũng đã xây dựng nhãn bồi hoàn các-bon, theo đó việc xác nhận mức bồi hoàn sẽ do bên thứ 3 (tổ chức độc lập) thực hiện. Logo và thông điệp của nhãn bồi hoàn các-bon được trình bày tại Hình 2.8 [28].

Hình 2.8. Nhãn bồi hoàn các-bon của Nhật Bản

Nguồn: METI, 2010. Carbon Footprint of Products (CFP) in Japan [28]

Thực tế, nhãn các-bon ở Nhật Bản được thiết lập như một công cụ hỗ trợ xây dựng Nhật Bản thành một xã hội các-bon thấp (Quyết định của Nội các Nhật Bản vào tháng 6 năm 2008, sau đó Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) thực hiện các dự án thử nghiệm. Cụ thể dự án thử nghiệm quốc gia bắt đầu triển khai từ tháng 6 năm 2009, theo đó “hướng dẫn nền tảng về dấu chân các-

bon cho các sản phẩm” và “hướng dẫn thiết lập quy định về nhóm sản phẩm” đã được thiết lập. Đến năm 2010, hướng dẫn chung được rà soát và sửa đổi, năm 2011 kết thúc giai đoạn thực nghiệm. Trong giai đoạn thử nghiệm đã có 94 sản phẩm được dán nhãn dấu chân các-bon. Chương trình dấu chân các-bon cho các sản phẩm (CFP) của Nhật Bản được triển khai trên cơ sở đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) theo ISO 14040 và ISO 14044 và Thông báo và nhãn môi trường: ISO 14025.

2.2.1.6. Nhãn các-bon và nhãn năng lượng của Hàn Quốc

Năm 2009, Hàn Quốc đã thực hiện chương trình dán nhãn các-bon để chứng nhận tổng lượng phát thải các-bon (dấu chân các-bon) cho các sản phẩm. Việc tính toán được dựa trên phương pháp PAS 2050, thông tin trên nhãn bao gồm lượng phát thải KNK và hình ảnh chiếc lá cây. Chương trình dán nhãn tự nguyên này có hai loại; Chứng nhận dấu chân các-bon (tổng lượng các-bon phát thải) và chứng nhận sản phẩm các-bon thấp. Chứng nhận dấu chân các-bon cung cấp đường phát thải các-bon cơ sở cho một sản phẩm cụ thể, minh họa dấu chân các- bon của sản phẩm đó thông qua hình ảnh chiếc lá và ký hiệu CO2. Chứng nhận này được cấp cho các công ty/nhà sản xuất cam kết giảm lượng phát thải các-bon của họ. Trong khi đó, chứng nhận sản phẩm các-bon thấp được giới thiệu vào năm 2011 và tương tự như nhãn giảm phát thải của Anh. Nhãn này xác nhận mức phát thải thấp hơn trong quá trình sản xuất (so với sản phẩm khác cùng loại), đáp ứng các tiêu chí về giảm phát thải tối thiểu. Chứng nhận dấu chân các-bon có sự khác nhau giữa các nhóm sản phẩm và tương đối dễ để được cấp. Chứng nhận sản phẩm các-bon thấp đòi hỏi phải giảm tối thiểu ở mức 4.24% trong suốt toàn bộ vòng đời của một sản phẩm trong vòng 3 năm.

Theo Young Lee, (2010) [37], hiện nay Hàn Quốc có 2 loại nhãn các-bon chính, gồm định tính (Hình 2.9) và định lượng (Hình 2.10):

1. Chứng nhận nhãn dấu chân các-bon ghi nhận lượng phát thải Khí nhà kính (KNK) của sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.

Hình 2.9: Hình ảnh nhãn chứng nhận dấu chân các-bon của Hàn Quốc

2. Chứng nhận các-bon thấp ghi nhận lượng phát thải KNK so với lượng phát thải khác cùng loại. Loại nhãn này khác với nhãn dấu chân các-bon vì có mũi tên màu trắng trên nhãn- ghi nhận lượng giảm phát thải KNK.

Hình 2.10: Hình ảnh nhãn chứng nhận các-bon thấp của Hàn Quốc

Hiện nay đã có 10 công ty ở Hàn Quốc tham gia chương trình nhãn các- bon như Hãng hàng không Asiana, tập đoàn Kyungdong, Tập đoàn LG, Tập đoàn Amore Pacific, TFT-LCD Glass substrates, Woogjin Coway và công ty Cheil Jedang với một số sản phẩm đặc trung như Kính cường lực, máy lọc nước, máy giặt, tủ đựng đồ, sữa đóng chai, nước ngọt,…(Hình 2.11).

Hình 2.11. Một số hàng hóa, dịch vụ dán nhãn các-bon ở Hàn Quốc

Nguồn: Young Lee, (2010) [37]

Được khởi xướng từ năm 1992, chương trình dán nhãn năng lượng tại Hàn

Dấu chân các-bon của sản phẩm

Biểu tượng các-bon Nhà sản xuất và tiêu tiêu

dùng cùng hành động để ứng phó với BĐKH

Dấu chân các-bon của sản phẩm

Có nghĩa KNK giảm so với đường cơ sở Sản phẩm các-bon

Quốc hy vọng giúp người dân nâng cao ý thức hơn trong việc sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Nhãn năng lượng được phân ra 5 mức năng lượng và những sản phẩm không nằm trong danh sách những mức năng lượng sẽ không được sản xuất và bày bán trên thị trường (Hình 2.12).

Hình 2.12. Một số hình ảnh về nhãn năng lượng của Hàn Quốc

Nguồn: Young Lee, (2010) [37]

Trên nhãn cung cấp thông tin về lượng năng lượng mà thiết bị tiêu thụ. Ngoài ra, còn có thêm thông tin về lượng CO2 phát thải ra môi trường trên cơ sở tính toán lượng tiêu thụ năng lượng và hệ số phát thải KNK.

2.2.2. Nhãn các-bon ở các quốc gia đang phát triển

2.2.2.1. Nhãn cacbon tại Thái Lan

Thái Lan là quốc gia đang phát triển nhưng đã xây dựng và áp dụng nhãn các-bon từ năm 2009 [32]. Cơ quan quản lý khí thải nhà kính của Thái Lan (TGO- Thailand Greenhouse Gas Management Organization) đóng vai trò then chốt trong các hoạt động cấp và dán nhãn các-bon. Hiện nay Thái Lan có 3 nhóm nhãn các-bon chính trên thị trường là Nhãn giảm thiểu các-bon (Carbon Reduction Label), Nhãn dấu chân các-bon (Carbon Footprint Label) và nhãn các-bon thấp (Low Carbon Label).

Hình 2.13. Nhãn các-bon của Thái Lan (a) Nhãn giảm phát thải các-bon; (b) Nhãn dấu chân các-bon

Nguồn: Thailand Greenhouse Gas Management Organization (TGO), (2019) [32]

Chương trình dán nhãn giảm thiểu các-bon được dựa trên nguyên tắc từ doanh nghiệp (sản xuát) đến người dùng (B2C) hay là “Từ nơi sinh ra đến nơi an nghỉ”. Thực tế nhãn giảm thiểu các-bon của Thái Lan chủ yếu tập trung xác nhận việc giảm thiểu trong quá trình sản xuất sản phẩm mà không phải toàn bộ vòng đời sản phẩm. Nhãn dấu chân các-bon của Thái Lan chủ yếu dành cho các hàng hóa xuất khẩu đến thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Để khuyến khích tham gia chương trình dán nhãn các-bon, chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ các công ty sản xuất chi trả cho chuyên gia tư vấn trong việc tiến hành đánh giá vòng đời sản phẩm và thực hiện việc cấp nhãn.

Theo đó đặc điểm của các loại nhãn các-bon đối với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở Thái Lan có thể tóm tắt như sau:

1-Nhãn giảm các-bon ghi rõ lượng KNK phát thải trên 1 đơn vị sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Thông tin trên nhãn cũng đơn giản để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua sản phẩm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ nào đó. Hiện chương trình này đã cấp nhãn cho 1270 sản phẩm của 313 doanh nghiệp.

2-Nhãn dấu chân các-bon thể hiện thông tin để khách hàng biết được lượng phát thải các-bon trong suốt vòng đời sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng mua sản phẩm phát thải các-bon ít và khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường hơn.

các-bon mà sản phẩm phát thải và có thể giảm lượng KNK phát thải của sản phẩm theo các tiêu chí cụ thể thông qua đánh giá phát thải KNK trong suốt vòng đời sản phẩm và so sánh dấu chân các-bon của sản phẩm ở năm hiện tại với năm cơ sở (năm tính toán dấu chân các-bon của sản phẩm). Đến nay đã nhãn các-bon thấp được cấp cho 25 sản phẩm của 6 doanh nghiệp, chủ yếu cho thị trường xuất khẩu [32].

Bên cạnh nhãn các-bon đối với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, Thái Lan còn có nhãn các-bon dành cho chính quyền địa phương là các thành phố phát triển theo hướng các-bon thấp. Đến nta Chương trình này đã thúc đẩy 46 đô thị phát triển theo hướng các-bon thấp.

Như vậy có thể thấy, nhãn các-bon của Thái Lan không chỉ cho các sản phẩm hang hóa và dịch vụ tiêu dùng đơn thuần mà đã cấp cho các sản phẩm đặc biệt là các đô thị phát triển theo hướng các-bon thấp.

2.2.2.2. Nhãn các-bon của Đài Loan

Tại Đài Loan vào tháng 9 năm 2010 nhãn các-bon chính thức được đăng ký và xác nhận. Đến năm 2014 đã có tổng cộng 325 sản phẩm được xác nhận và cấp nhãn các-bon. Cơ quan bảo vệ môi trường của Đài Loan giám sát quá trình dán nhãn và bên thứ 3 là Viện Tiêu chuẩn của Anh (BSI) thực hiện việc thẩm tra kết quả phát thải [34].

Việc dán nhãn các-bon ở Đài Loan phải trải qua 5 bước.

1-Tính toán kết quả kiểm kê, các nhà sản xuất tính toán lượng phát thải khí nhà kính đối với các sản phẩm của họ;

2- Chứng nhận: Cơ quan như BSI sẽ tiến hành thẩm tra kết quả phát thải các-bon;

3- Nộp hồ sơ xin xác nhận: Các nhà bán lẻ sẽ nộp hồ sơn xin cấp nhãn; 4- Đánh giá hồ sơ: Cơ quan bảo vệ môi trường sẽ đánh giá các tài liệu liên

quản;

5- Nhãn được xác nhận để sử dụng.

Như vậy có thể thấy, quy trình cấp nhãn các-bon ở Đài Loan tương đối đơn giản và việc thẩm tra kết quả phát thải được thực hiện bởi bên thứ 3 (Wu và cộng sự, 2014).

Nhìn chung việc dán nhãn các-bon xuất hiện ở các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ sớm hơn so với các nước châu Á. Rõ ràng hầu hết nhãn các-bon được triển khai tại các nước phát triển, trong nhóm các nước đang phát triển chỉ có Thái Lan dán nhãn các-bon riêng cho sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và nhãn riêng cho các sản phẩm xuất khẩu. Úc và Thái Lan đã hợp tác với Quỹ tín thác các-bon (Carbon Trust) ở Anh nhằm thực hiện việc dán nhãn các-bon, điều này mở ra cơ hội đối với các quốc gia đang phát triển trong việc hợp tác, liên kết với các đối tác có kinh nghiệm và uy tín đến từ các quốc gia phát triển trong việc xây dựng và vận hành hệ thống nhãn các-bon. Như vậy có thể thấy, nhãn các-bon đã được nghiên cứu, xây dựng và triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả ở các quốc gia đang phát triển như Thái Lan. Việc rà soát và phân tích kinh nghiệm của các quốc gia này trong xây dựng và triển khai các chương trình dán nhãn các-bon, vì vậy rất cần thiết đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chương trình nhãn các-bon.

2.3. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và quản lý nhãn các-bon

2.3.1 Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm dán nhãn

Cohen và Vandenbergh cũng chỉ ra rằng, việc lựa chọn nhóm sản phẩm để dán nhãn các-bon có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giảm phát thải các-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá vai trò của dán nhãn các bon trong giảm phát thải khí nhà kínhkinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)