2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của TRUSTBank
Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến - Ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An, và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1, Thị tứ Long Hòa, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.
Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP Nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mơ hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đơ thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Tín theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong suốt những năm hoạt động, TRUSTBank không ngừng tăng trưởng nguồn vốn điều lệ, coi đó là một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự thành cơng của mình. Từ năm 2003 trở về trước, vốn điều lệ rất nhỏ bé, quá trình tăng vốn điều lệ của TRUSTBank từ 2003 đến nay như sau:
- Năm 2003: Vốn điều lệ là 7,6 tỷ đồng . - Năm 2004: Vốn điều lệ là 13,1 tỷ đồng . - Năm 2005: Vốn điều lệ là 70 tỷ đồng. - Năm 2006: Vốn điều lệ là 203,4 tỷ đồng. - Năm 2007: Vốn điều lệ là 504 tỷ đồng. - Năm 2009: Vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng.
Về mạng lưới hoạt động: Hiện nay, TRUSTBank đã có mạng lưới đơn vị kinh doanh rộng khắp các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước, với 112 điểm giao dịch gồm: 1 Hội sở, 1 Sở Giao dịch, 21 Chi nhánh và 89 Phịng Giao dịch.
Nguồn nhân lực: Tính đến 31/12/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng TMCP Đại Tín đạt 1.450 người. Cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 90%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của TRUSTBank và các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước.
Các danh hiệu và giải thưởng TRUSTBank đã đạt được:
- 01/2013 - TRUSTBank - năm thứ 03 liên tục đạt chứng nhận "TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 - VNR 500”.
- 12/2012 - TRUSTBank - năm thứ 02 liên tục đạt cúp “Thương hiệu Việt yêu thích nhất năm 2012” do Báo Sài Gịn Giải Phóng tổ chức.
- 11/2012 - TRUSTBank đạt chứng nhận “TOP 1.000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam 2012 - V.1000” theo công bố của VN Report và Báo Vietnamnet.
- 07/2011 - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Báo Đại Đoàn Kết trao tặng Kỷ niệm chương “Vì cộng đồng Nhân ái Thịnh vượng”.
- 05/2011 - Đạt danh hiệu “Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam” do Cục Sở hữu trí tuệ, Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng.
2.1.2. Tổ chức hoạt động của TRUSTBank
Ngân hàng TMCP Đại Tín đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ) và các hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nhà nước và nhân dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng Nhà nước).
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Tín
(Nguồn: Website TRUSTBank)[24]
Hội đồng Quản trị của Ngân hàng TMCP Đại Tín gồm 6 thành viên, họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trị xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành.
Ban kiểm sốt của Ngân hàng TMCP Đại Tín gồm 3 thành viên. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống TRUSTBank về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Đại Tín, đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phịng rủi ro (nếu có).
Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc và 7 Phó Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.
2.1.3. Thực tế hoạt động kinh doanh của TRUSTBank
Có thể nói TRUSTBank là một trong những ngân hàng chuyển đổi mơ hình hoạt động khá thành công. Chỉ trong một thời gian ngắn, TRUSTBank đã nhanh chóng hịa nhập vào thị trường ngân hàng đang sôi nổi lúc bấy giờ, khẳng định vị trí của mình trong lịng một bộ phận khách hàng nhất định. Trong nhiều năm liên tiếp, TRUSTBank có kết quả hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, tổng tài sản và vốn điều lệ tăng đều qua các năm.
Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt, đã dẫn ngân hàng cuốn vào vịng xốy thanh khoản mà các ngân hàng nhỏ không thể tránh khỏi. TRUSTBank bắt đầu gặp khó khăn trong khả năng thanh khoản từ đầu cuối năm 2011 và buộc phải nằm trong nhóm 4, nhóm ngân hàng buộc phải cơ cấu lại. Đứng trước tình hình khó khăn đó, TRUSTBank đã có phương án chủ động tự tái cơ cấu trình NHNN và Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Trong năm 2012, trên cơ sở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 6/9/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 652/NHNN- TTGSNH.m về việc chấp thuận phương án tái cơ cấu TRUSTBank. Theo đề án tái cơ cấu, TRUSTBank sẽ tập trung sử dụng nguồn lực từ các tập đoàn, tổ chức, cá thể kinh tế tư nhân trong nước để tái cơ cấu, mà không sử dụng vốn ngân sách. Đây là
điểm cốt yếu trong chiến lược tái cấu trúc TRUSTBank nhằm nỗ lực chủ động giải quyết ổn thỏa các vấn đề nội tại, không trông chờ vào sự "cứu trợ" của Ngân hàng Nhà nước.
TRUSTBAnk đã từng bước tập trung rà soát lại các mặt hoạt động, cân đối lại nguồn vốn, kế hoạch sử dụng vốn, cơ cấu lại tài sản Có, danh mục cho vay, đầu tư… theo hướng chủ động và đảm bảo chất lượng hoạt động.
Tổng tài sản đến 31/12/2012 đạt 15.981 tỷ đồng, giảm 11.190 tỷ đồng, tương đương giảm 41% so với thời điểm cuối năm 2011, thực hiện 60% kế hoạch năm 2012.
Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ và tổng tài sản giai đoạn 2007 – 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của TRUSTBank)[14]
Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh trong huy động vốn ngày càng gay gắt giữa các NHTM được thể hiện qua chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách ưu đãi lãi suất và các chương trình khuyến mãi giá trị lớn. Với xu thế đó, TRUSTBank khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, bên cạnh việc hoàn thiện các sản phẩm huy động vốn, Ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình huy động có tính cạnh tranh rất cao, mang lại kết quả rất khả quan đối với công tác huy động vốn của ngân hàng.
Trong tình hình trần lãi suất huy động VNĐ liên tục giảm, TRUSTBank đã thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, cải tiến phong cách, thái độ phục vụ, vận động nhân viên ngân hàng tham gia công tác huy động vốn, khen thưởng kịp thời cho cá nhân, đơn vị có thành tích tốt trong công tác huy động, do vậy số dư tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cư ổn định và tăng trưởng đều qua các năm.
Số dư tiền gửi Tổ chức kinh tế và dân cư đến 31/12/2012 đạt 15.877 tỷ đồng, tăng 1.977 tỷ đồng (tương đương 14%) so với đầu năm, đạt 102% kế hoạch năm 2012, và đã hoàn thành mục tiêu đáp ứng khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của TRUSTBank giai đoạn 2007 – 2012
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của TRUSTBank)[15]