KẾT QUẢ VÀ CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 64 - 69)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN

2.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động kinh doanh và phát triển thẻ tại TRUSTBank TRUSTBank

Với sự cố gắng và quyết tâm của toàn hệ thống, trong thời gian qua TRUSTBank đã có một số thành quả đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh thẻ như sau:

- Chất lượng tín dụng của thẻ tín dụng TRUSTBank tương đối tốt. Đến thời điểm hiện tại ngân hàng chưa có nợ q hạn thẻ tín dụng, đó là kết quả của việc siết chặt tín dụng và tăng cường nghiệp vụ thẩm định trước khi phát hành thẻ. Mặt khác, do thẻ tín dụng của TRUSTBank chưa phổ biến, phần lớn khách hàng là cán bộ nhân viên TRUSTBank và cán bộ nhân viên ngân hàng bạn, các khách hàng đã giao dịch lâu năm nên khả năng xảy ra rủi ro thấp hơn.

- Thiết kế thẻ hiện đại, trẻ trung, phù hợp với xu hướng thời trang về phong cách thiết kế thẻ của các ngân hàng hiện đại.

- Một số tiện ích của thẻ TRUSTBank được khách hàng đánh giá cao, có khả năng cạnh tranh với ngân hàng bạn như: lãi suất thấp, phí rẻ, có thể thanh tốn bằng chuyển khoản và mức thanh toán tối thiểu thấp.

- Tăng uy tín và hình ảnh của TRUSTBank: Việc đưa ra các chương trình khuyến mại, phát triển nhiều sản phẩm thẻ mới, tiện ích mới cho sản phẩm thẻ đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực nhất định đối với một bộ phận khách hàng của TRUSTBank.

- Đổi mới trong chiến lược kinh doanh ngân hàng: Cũng như hầu hết các ngân hàng, trước đây TRUSTBank tập trung vào sản phẩm truyền thống là huy động và cho vay nhưng thực tế đã gặp nhiều khó khăn. Nhưng từ khi cung cấp dịch vụ thẻ, sản phẩm của ngân hàng đã trở nên hiện đại hơn, phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành..

- Nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập: Với nhiều sản phẩm hiện đại, đa dạng hóa các loại thẻ phát hành, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích mới, ngày càng có nhiều khách hàng đến với thẻ TRUSTBank.

- Nâng cao cơ sở hạ tầng: Cùng với việc đầu tư công nghệ thẻ hiện đại, thiết lập các công cụ hỗ trợ trên toàn hệ thống như xây dựng phần mềm hỗ trợ hệ thống thẻ, trang bị hệ thống camera, lắp đặt thêm máy ATM góp phần cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của TRUSTBank.

2.3.2. Hạn chế của hoạt động kinh doanh thẻ tại TRUSTBank và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế của hoạt động kinh doanh thẻ tại TRUSTBank

Thứ nhất, các sản phẩm dịch vụ thẻ cịn đơn điệu, tiện ích thanh tốn chưa được triển khai hiểu quả: chưa triển khai thanh toán điện nước, điện thoại… Hiện tại, TRUSTBank đã phát hành được hầu hết các loại thẻ cơ bản trên thị trường. Nhưng cơng tác kinh doanh thẻ vẫn chưa có những kênh phân phối hiệu quả đồng thời kỹ năng tư vấn sử dụng thẻ của các anh/chị kinh doanh thẻ vẫn cịn nhiều hạn chế. Ngồi ra, các tiện ích do thẻ TRUSTBank phát hành chưa có một bức phá về sự khác biệt để có thể cạnh tranh được trên thị trường thẻ hiện nay.

Thứ hai, công tác nghiên cứu thị trường trước và sau khi phát hành các sản phẩm thẻ vẫn chưa được đầu tư đúng mức để đem lại kết quả cao cho việc triển khai kinh doanh thẻ, vì vậy việc khai thác thị trường tìm năng và phân nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn dẫn tới tình trạng phát hành thẻ tràn lan không đạt hiệu quả cao. Thứ ba, thẻ TRUSTBank vẫn xảy ra nhiều rủi ro trong sử dụng và thanh tốn thẻ. Có thể nhận thấy rằng, tuy đã đầu tư công nghệ cải tiến tốc độ xử lý giao dịch

tương đối nhanh so với các máy ATM của ngân hàng bạn, nhưng hệ thống đôi khi vẫn gặp trục trặc như máy tạm ngưng giao dịch, máy hết tiền…

Thứ tư, công tác quảng bá hình ảnh ngân hàng nói chung và marketing sản phẩm dịch vụ thẻ nói riêng cịn rất hạn chế.

Thứ năm, mạng lưới ATM, POS quá mỏng, điều này không những làm hạn chế thu nhập của ngân hàng mà cịn làm tăng chi phí của ngân hàng trong việc gánh vác những khoản phí giao dịch khác hệ thống thay cho khách hàng vì hiện tại TRUSTBank chưa thu phí rút tiền mặt tại các ATM khác hệ thống TRUSTBank.

Thứ sáu, số lượng thẻ và doanh số thanh tốn thẻ của TRUSTBank cịn q ít, chưa tương xứng với tiềm năng có thể khai thác được trên thị trường thẻ Việt Nam hiện nay. Từ đó, dẫn đến thị phần thẻ của TRUSTBank thực sự không đáng kể trên thị trường thẻ.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

¾ Khách quan

Thứ nhất, ảnh hưởng của mơi trường kinh tế xã hội. Trình độ dân trí và thói

quen tiêu dùng của người Việt Nam tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh thẻ các ngân hàng. Đặc biệt đối với TRUSTBank, địa bàn hoạt động chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thì sự ảnh hưởng của yếu tố này càng thấy rõ rệt. Giống như bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào, người tiêu dùng cần có thời gian làm quen, tìm hiểu và chấp nhận sử dụng. đối với khách hàng ở khu vực nông thôn lại càng cần nhiều thời gian hơn khi mà thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp làm. Bên cạnh đó là thái độ ngần ngại giao dịch với ngân hàng, sợ rủi ro, thích tích trữ bằng vàng và tiền mặt. Điều này, làm cho các ĐVCNT khơng mặn mà đối với thanh tốn thẻ, hoặc nếu có thì cũng chỉ là phần phụ thêm, và cũng e dè khi ngân hàng tiếp cận đặt máy POS. Trong bối cảnh đó, việc phát triển mạng lưới ĐVCNT cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ hai, mơi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện. Hiện nay, các văn bản pháp quy về thẻ do NHNN ban hành còn thiếu và bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, nước ta vẫn chưa có một bộ luật thống nhất điều chỉnh mọi quan hệ giao dịch điện tử và quản lý rủi ro, chính vì thế khi tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực thanh toán thẻ rất khó xử lý. Đây là nguyên nhân khiến các ngân hàng bị hạn chế trong việc cung cấp thêm các dịch vụ, tiện ích thanh tốn thẻ.

Thứ ba, mơi trường cơng nghệ cho hoạt động thanh tốn chưa hỗ trợ nhiều

cho hoạt động thanh toàn thẻ. Hiện tại, Chính phủ vẫn chưa xây dựng được một mơi trường cơng nghệ thúc đẩy hoạt động thanh tốn thẻ như hệ thống thương mại điện tử, Internet Banking, thẻ thông minh… Bên cạnh đó, mức thuế nhập khẩu của các máy móc có liên quan đến hoạt động thanh tốn thẻ vẫn cịn cao, gây ra khó khăn về vốn cho các ngân hàng, hạn chế việc tạo ra môi trường cơng nghệ cao trong nước. ¾ Ngun nhân chủ quan

Thứ nhất, hạn chế về vốn. Hoạt động thẻ dựa trên những ứng dụng hiện đại,

đòi hỏi phải có một mạng lưới thanh tốn trên quy mơ lớn đồng nghĩa với việc phải đầu tư rất nhiều vốn. Để duy trì hoạt động của một máy ATM, chi phí tối thiểu một năm khoảng 200 triệu đồng: chi phí khấu hao, chi phí thuê địa điểm lắp đặt, chi phí bảo vệ, điện, sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ… Mỗi máy ATM có giá từ 40.000 đến 60.000 USD, POS từ 400 đến 600 USD. Với tình hình thực tế hiện tại của TRUSTBank, việc tập trung đầu tư hệ thống này là rất khó. Vì thế, chủ trương của ngân hàng là chỉ lắp đặt ở một số vị trí chủ chốt, và miễn phí một số giao dịch cơ bản của chủ thẻ TRUSTBank tại hệ thống ATM và POS của ngân hàng khác.

Thứ hai, hạn chế về công nghệ, ứng dụng. Chiến lược công nghệ là một phần cốt lõi của chiến lược kinh doanh, tuy nhiên, TRUSBank không đủ lực để đầu tư vào lĩnh vực này quá nhiều. Trong khi các ngân hàng sử dụng hệ thống Ngân hàng lõi hàng đầu thế giới Globus/T24 ngày càng nhiều thì TRUSTBank vẫn sử dụng Smartbank. Ngân hàng cũng chưa đầu tư vào công nghệ mới để đưa ra các sản

phẩm, dịch vụ ưu việt và vì vậy việc ứng dụng công nghệ trong việc kinh doanh thẻ cũng hạn chế.

Thứ ba, chính sách Marketing của ngân hàng chưa hồn thiện. Ngân hàng

chưa tích cực và chủ động trong việc đưa sản phẩm thẻ tới tay người tiêu dùng. Công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm chưa được làm mạnh mẽ. Vì vậy, nhiều khách hàng chưa biết về sản phẩm thẻ và cũng chưa có cái nhìn đúng về chúng. Ngồi ra, ngân hàng cũng chưa có chính sách tiếp thị và phát triển thị trường hữu hiệu.

Thứ tư, những hạn chế về trình độ của nhân viên ngân hàng trong hoạt động

kinh doanh thẻ. Trong hoạt động xử lý nghiệp vụ, tuy đã được đào tạo, nhưng lĩnh vực thẻ còn khá mới mẻ, ít kinh nghiệm trong hoạt động này, nên một bộ phận lớn nhân viên còn lúng túng khi xử lý các phát sinh. Trong hoạt động Marketing, các nhân viên tại Chi nhánh chưa được đào tạo chuyên sâu và chuyên trách, khiến công tác này tại các Chi nhánh còn nghèo nàn và kém hấp dẫn. Trong hoạt động quản lý rủi ro, nhân viên chỉ dừng lại ở mức độ tiếp nhận thông tin và xử lý thơng tin mà chưa có biện pháp tích cực để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, luận văn đã phân tích được thực trạng kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Đại Tín, từ đó đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động nghiệp vụ này. Từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng.

Chương 3

BIỆN PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)