Tổ chức hoạt động củaTRUSTBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 34)

Ngân hàng TMCP Đại Tín đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ) và các hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nhà nước và nhân dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng Nhà nước).

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Tín

(Nguồn: Website TRUSTBank)[24]

Hội đồng Quản trị của Ngân hàng TMCP Đại Tín gồm 6 thành viên, họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành.

Ban kiểm soát của Ngân hàng TMCP Đại Tín gồm 3 thành viên. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống TRUSTBank về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Đại Tín, đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro (nếu có).

Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc và 7 Phó Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.

2.1.3. Thực tế hoạt động kinh doanh của TRUSTBank

Có thể nói TRUSTBank là một trong những ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động khá thành công. Chỉ trong một thời gian ngắn, TRUSTBank đã nhanh chóng hòa nhập vào thị trường ngân hàng đang sôi nổi lúc bấy giờ, khẳng định vị trí của mình trong lòng một bộ phận khách hàng nhất định. Trong nhiều năm liên tiếp, TRUSTBank có kết quả hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, tổng tài sản và vốn điều lệ tăng đều qua các năm.

Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt, đã dẫn ngân hàng cuốn vào vòng xoáy thanh khoản mà các ngân hàng nhỏ không thể tránh khỏi. TRUSTBank bắt đầu gặp khó khăn trong khả năng thanh khoản từ đầu cuối năm 2011 và buộc phải nằm trong nhóm 4, nhóm ngân hàng buộc phải cơ cấu lại. Đứng trước tình hình khó khăn đó, TRUSTBank đã có phương án chủ động tự tái cơ cấu trình NHNN và Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Trong năm 2012, trên cơ sở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 6/9/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 652/NHNN- TTGSNH.m về việc chấp thuận phương án tái cơ cấu TRUSTBank. Theo đề án tái cơ cấu, TRUSTBank sẽ tập trung sử dụng nguồn lực từ các tập đoàn, tổ chức, cá thể kinh tế tư nhân trong nước để tái cơ cấu, mà không sử dụng vốn ngân sách. Đây là

điểm cốt yếu trong chiến lược tái cấu trúc TRUSTBank nhằm nỗ lực chủ động giải quyết ổn thỏa các vấn đề nội tại, không trông chờ vào sự "cứu trợ" của Ngân hàng Nhà nước.

TRUSTBAnk đã từng bước tập trung rà soát lại các mặt hoạt động, cân đối lại nguồn vốn, kế hoạch sử dụng vốn, cơ cấu lại tài sản Có, danh mục cho vay, đầu tư… theo hướng chủ động và đảm bảo chất lượng hoạt động.

Tổng tài sản đến 31/12/2012 đạt 15.981 tỷ đồng, giảm 11.190 tỷ đồng, tương đương giảm 41% so với thời điểm cuối năm 2011, thực hiện 60% kế hoạch năm 2012.

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ và tổng tài sản giai đoạn 2007 – 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của TRUSTBank)[14]

Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh trong huy động vốn ngày càng gay gắt giữa các NHTM được thể hiện qua chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách ưu đãi lãi suất và các chương trình khuyến mãi giá trị lớn. Với xu thế đó, TRUSTBank không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, bên cạnh việc hoàn thiện các sản phẩm huy động vốn, Ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình huy động có tính cạnh tranh rất cao, mang lại kết quả rất khả quan đối với công tác huy động vốn của ngân hàng.

Trong tình hình trần lãi suất huy động VNĐ liên tục giảm, TRUSTBank đã thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, cải tiến phong cách, thái độ phục vụ, vận động nhân viên ngân hàng tham gia công tác huy động vốn, khen thưởng kịp thời cho cá nhân, đơn vị có thành tích tốt trong công tác huy động, do vậy số dư tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cư ổn định và tăng trưởng đều qua các năm.

Số dư tiền gửi Tổ chức kinh tế và dân cư đến 31/12/2012 đạt 15.877 tỷ đồng, tăng 1.977 tỷ đồng (tương đương 14%) so với đầu năm, đạt 102% kế hoạch năm 2012, và đã hoàn thành mục tiêu đáp ứng khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của TRUSTBank giai đoạn 2007 – 2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của TRUSTBank)[15]

2.2. THỰC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI TÍN

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng

Hoạt động thanh toán thẻ là một trong những họat động kinh doanh của ngân hàng và có nhiều chủ thể trong nền kinh tế tham gia. Vì thế các hoạt động trong việc kinh doanh thẻ trước hết sẽ chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước, nằm trong khuôn khổ các bộ luật mà hoạt động có liên quan.

Các bộ luật quan trọng có liên quan: Luật dân sự (2005), Luật Lao động (1994, sửa đổi năm 2002), Luật Thương mại (2005), Luật Doanh nghiệp (2005),

Luật Đầu tư (2005), Luật các Tổ chức Tín dụng (2010), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (2004), Luật Kế toán (2004).

Và một phần quan trọng không thể thiếu là các quy định, quy chế của NHNN ban hành về hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng như: Nghị định 35/2007/NĐ-CPP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Chỉ thị 20/2007/CT-TTg, Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN; Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 ban hành Quy chế về phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng..

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 291/2006/QD-TTg (ngày 29/12/2006) phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Đề án là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thẻ thanh toán đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay.

Ngày 01/3/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2012/TT-NHNN quy định về chi phí dịch vụ đối với thẻ ghi nợ nội địa và Thông tư 36/2012/TT-NHNN quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động có hiệu lực thi hành. Đáng chú ý là, Thông tư 35 cho phép các ngân hàng được thu phí rút tiền mặt đối với các giao dịch nội mạng (giao dịch trên máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ).

Bên cạnh đó, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định các tội danh cụ thể liên quan đến công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong thanh toán, là chế tài quan trọng nhằm tạo niềm tin của người dân trong sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

2.2.2. Tổ chức và quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tại TRUSTBank TRUSTBank

Trung tâm thẻ TRUSTBank được thành lập ngày 26/05/2009 theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đại Tín số 73/2009/QĐ- HĐQT về việc thành lập Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Đại Tín và các Phòng trực thuộc.

Cơ cấu tổ chức ngiệp vụ của trung tâm thẻ bao gồm các bộ phận như sau: - Giám đốc trung tâm thẻ do Hội đồng quản trị quyết định, chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung Trung tâm thẻ của TRUSTBank.

- Phó giám đốc trung tâm thẻ do Giám đốc trung tâm thẻ đề xuất Tổng giám đốc quyết định, hỗ trợ Giám đốc trung tâm, thay thế Giám đốc Trung tâm điều hành trực tiếp một số phòng, bộ phận của Trung tâm theo ủy quyền của Giám đốc trung tâm.

- Phòng Phát triển kinh doanh: Có chức năng nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ, đề xuất các dịch vụ, biện pháp duy trì, phát triển khách hàng thẻ.

- Phòng quản lý rủi ro: Có chức năng nghiên cứu các rủi ro có liên quan đến nghiệp vụ thẻ, xây dựng, triển khai các biện pháp kiểm tra gian lận, kiểm tra tín dụng và thu nợ trong nghiệp vụ thẻ bảo đảm hoạt động thẻ an toàn, hiệu quả.

- Phòng kỹ thuật và xử lý dữ liệu: Có chức năng quản lý, điều hành phần kỹ thuật của nghiệp vụ thẻ, bảo đảm về mặt kỹ thuật, tài chính cho hoạt động nghiệp vụ thẻ, hỗ trợ hoạt động và vận hành toàn hệ thống xử lý nghiệp vụ thẻ.

- Phòng Kế toán hành chính tổng hợp: Có chức năng quản lý và thực hiện các phần liên quan đến kế toán, hành chính, cung ứng và các phần không thuộc phạm vi của các phòng khác, hỗ trợ hoạt động của Trung tâm thẻ và việc vận hành nghiệp vụ thẻ trong toàn hệ thống.

2.2.2.2. Các loi th TRUSTBank đang phát hành

¾ Thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ đầu tiên TRUSTBank phát hành khi ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ. Cùng với những tiện ích thông thường có thể thấy ở một thẻ ghi nợ nội địa là hệ thống máy ATM hiện đại nhất trong hệ thống ATM các NHTM.

Hệ thống thiết bị thanh toán bảo mật, đạt chuẩn quốc tế EMV và PCI, thông tin giao dịch được mã hóa sẽ bảo vệ khách hàng khỏi nguy cơ bị đánh cấp thông tin thẻ, số PIN… Xét theo hạn mức rút tiền, thẻ ghi nợ TRUSTBank được chia theo 2 hình thức cấp:

- Thẻ TRUSTPay – Niềm tin tạo cá tính: khách hàng được rút tối đa 20 triệu đồng mỗi ngày, tối đa 3 triệu đồng cho mỗi giao dịch.

- Thẻ TRUSTVip – Phong cách khác biệt: khách hàng được rút tối đa 50 triệu đồng mỗi ngày, tối đa 5 triệu đồng cho mỗi giao dịch.

¾ Thẻ đa năng TRUSTBank

Tích hợp đầy đủ các tính năng của thẻ ATM, đồng thời ứng dụng công nghệ thẻ từ và mã vạch vào quản lý như chức năng thẻ ra vào cơ quan, bảng tên cán bộ nhân viên, thẻ sinh viên, thư viện, chấm công, … và một số các ứng dụng khác phù hợp với tính năng ưu việt nhất của công nghệ Thẻ hiện nay.

¾ Thẻ tín dụng nội địa TRUSTYou – Niềm tin và tín nhiệm

Nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm thẻ tín dụng cũng như tiềm năng phát triển của loại hình thanh toán này, TRUSTBank đã công bố việc phát hành thẻ tín dụng nội địa. Thẻ này so với các loại thẻ tín dụng khác trên thị trường ngân hàng hiện nay kém được ưa chuộng hơn do không thể sử dụng ở nước ngoài và thanh toán trên internet. Xét theo hạn mức tín dụng, thẻ tín dụng nội đại của TRUSTBank chia thành 2 loại sau:

- Thẻ vàng: Hạn mức từ 30 - 100 triệu đồng (không vượt quá 3 lần thu nhập hàng tháng) đối với hình thức cấp tín chấp và từ 30 - 300 triệu đồng đối với hình thức cấp có tài sản bảo đảm.

- Thẻ chuẩn: Hạn mức từ 10 triệu đến dưới 30 triệu đồng (không vượt quá 3 lần thu nhập hàng tháng).

TRUSTBank đã ký kết hợp tác thành công với Visa- thương hiệu thẻ được nhận diện toàn cầu, triển khai phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Xét theo hạn mức tín dụng, thẻ tín dụng nội đại của TRUSTBank chia thành 2 loại sau:

- Thẻ vàng: Hạn mức từ 50 - 300 triệu đồng và không vượt quá 3 lần thu nhập hàng tháng đối với hình thức cấp tín chấp và từ 50 - 300 triệu đồng đối với hình thức cấp có tài sản bảo đảm.

- Thẻ chuẩn: Hạn mức từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng và không vượt quá 3 lần thu nhập hàng tháng đối với hình thức cấp tín chấp và từ 10 - 50 triệu đồng đối với hình thức cấp có tài sản bảo đảm.

¾ Thẻ ghi nợ quốc tế - TRUSTBank VISA DEBIT

Và để đa dạng các sản phẩm thẻ, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, khách hàng thẻ của TRUSTBank có thêm một sự lựa chọn nữa đó là TRUSTBank VISA DEBIT. Thẻ TRUSTBank VISA DEBIT là thẻ ghi nợ quốc tế kết nối với tài khoản tiền gửi thanh toán VNĐ mang thương hiệu Visa. Thẻ được sử dụng để giao dịch tại máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ có biểu tượng Visa trên toàn thế giới.

2.2.2.3. Quy trình phát hành th ca Ngân hàng thương mi c phn Đại Tín

Dựa vào tình hình thực tế và theo định của pháp luật hiện hành, TRUSTBank đã xây dựng quy trình phát hành cho từng loại thẻ một cách rõ ràng và tiết kiệm thời gian nhất cho khách hàng. Thủ tục phát hành thẻ cũng tương đối đơn giản với tiêu chí, nhanh gọn và chính xác đó là ưu điểm trong nghiệp vụ thẻ của TRUSTBank hiện nay.

Qua các sơ đồ miêu tả dưới đây, ta thấy được TRUSTBank đã xây dựng các quy trình phát hành thẻ rất chi tiết, đơn giản và chặt chẽ. Đây là điều kiện hỗ trợ rất tốt cho các đơn vị kinh doanh nói chung và bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng trong việc kính doanh thẻ của ngân hàng. Trong quá trình tác nghiệp, trung tâm thẻ luôn

theo sát các sự kiện phát sinh, nhanh chóng giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quy trình và có văn bản hướng dẫn cụ thể các đơn vị.

Hình 2.2: Quy trình phát hành thẻ ghi nợ TRUSTBank

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đại Tín)[16]

Bước thực

hiện Tên công việc Mô tả quy trình

Người thực hiện

Một số cụm từ được viết tắt: Nhân viên tín dụng: NVTD, Kế toán giao dịch: GDV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - Tiếp nhận giấy đề nghị mở thẻ, các hồ sơ, chứng từ liên quan.

- Tiến hành kiểm tra hồ sơ. - Trình đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp thẻ cho khách hàng. - Nhập hồ sơ vào phần mềm quản lý. - Chuyển giấy đề nghị phát hành thẻ về TTT - Phát hành thẻ. - TTT chuyển thẻ cho SGD/CN/PGD - SGD/CN/PGD giao thẻ cho KH.

- Lưu hồ sơ theo quy định hiện hành. NVTD GDV GDV GDV/Kiểm soát GDV Nhân viên kỹ thuật TTT Nhân viên hành chính TTT GDV GDV Lãnh đạo duyệt hồ sơ Lưu trữ hồ sơ mở thẻ Tiếp nhận hồ sơ, tư vấn Kiểm tra hồ sơ Trình duyệt cấp thẻ Nhập liệu hồ sơ vào hệ Chuyển giấy đề nghị phát hành thẻ về TTT TTT phát hành thẻ theo đề nghị của Giao nhận thẻ giữa TTT và SGD/CN/PGD

Giao thẻ, PIN cho KH

Theo dõi hỗ trỡ KH sử dụng thẻ, chấm dứt sử dụng thẻ

duyệt hồ

sơ trên hệ

Hình 2.3: Quy trình phát hành thẻ tín dụng TRUSTBank

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Đại Tín)[16]

Bước thực hiện

Tên công việc Mô tả quy trình Người thực hiện

Một số cụm từ được viết tắt: Nhân viên tín dụng: NVTD, Kế toán giao dịch: GDV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 - Tiếp nhận giấy đề nghị mở thẻ, các hồ sơ, chứng từ liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đại tín (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)