Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Tràng Định

Huyện Tràng Định là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện cách thành phố Lạng Sơn gần 70 km theo quốc lộ 4A lên Cao Bằng.Vị trí địa lý huyện nhƣ sau:

- Phía bắc giáp huyện Thạch An của tỉnh Cao Bằng - Phía Đông – Đông Bắc giáp Trung Quốc

- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia - Phía Tây giáp huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn.

Tràng Định có hơn 50km đƣờng biên giới với Trung Quốc, 2 cặp chợ biên giới Nà Mằn (xã Đào Viên) và Canh Va (xã Quốc Khánh), nhiều đƣờng bộ, đƣờng sông thông thƣơng với Trung Quốc, với vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu trao đổi hàng hoá, du lịch với Trung Quốc và thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại – du lịch trên địa bàn huyện.

2.1.2. Địa hình

Địa hình Tràng Định khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp ven sông, suối và thung lũng đá vôi. Độ cao phổ biến từ 200 – 500m, có các đỉnh cao 820, 675, 630 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình từ 25 – 30độ.

Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 25 – 30 độ, chiếm trên 35% diện tích, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và một số nơi có địa hình thấp hơn có thể trồng cây ăn quả và trồng hồi, trồng cây thạch đen.

Dạng địa hình núi đá chiếm khoảng 10,7% diện tích tự nhiên.

Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 4% diện tích tự nhiên.

Các dải đồi có độ dốc thấp 15 – 25% không nhiều (có hơn 4930 ha) rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày nhƣ hồi, quế, keo.

2.1.3. Khí hậu – thủy văn * Khí hậu: * Khí hậu:

Tràng Định nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mùa đông khô hanh ít mƣa.

Nhiệt độ trung bình là 21,6oC, nhiệt độ cao nhất là 40oC vào tháng 6 và nhiệt độ thấp nhất là 1,8oC vào tháng 12, tháng 1 của năm.

Lƣợng mƣa trung bình từ 1155 – 1600mm, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất là vào các tháng 6,

7, 8, lƣợng mƣa ít nhất vào tháng 1, 2 của năm. Do sự phân bố lƣợng mƣa không đồng đều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vào mùa mƣa, hạn hán vào mùa khô.

Độ ẩm không khí bình quân là từ 82 – 84% thích hợp cho cây trồng và gia súc phát triển.

Hƣớng gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam, vùng ít chịu ảnh hƣởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.

* Thuỷ văn

Tràng Định là một trong những huyện có nguồn nƣớc ngầm và nƣớc mặt khá phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân. Tràng Định có 3 con sông lớn là sông Bắc Khê, sông Kỳ Cùng và sông Văn Mịch chảy qua và có hệ thống suối dày đặc, có 7 suối lớn và 1 mạng lƣới khe mạch, có khả năng cung cấp nƣớc sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống cho nhân dân trong huyện

Ngoài hệ thống sông, suối thì Tràng Định còn có 19 hồ lớn nhỏ nằm rải rác khắp trong huyện với khả năng tƣới tiêu thiết kế là 1701,6 ha.

2.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Tràng Định chủ yếu là:

Đất đỏ vàng trên đất sét chiếm khoảng 53,4% diện tích đất tự nhiên của huyện, Đất đỏ vàng trên đá mác ma axit (Fa) chiếm 28%,

Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) chiếm 3,4%, Đất phù sa sông suối (Py) chiếm 1,2%, Đất dốc tụ (D) chiếm 1.3%,

Còn lại là đất nâu đỏ trên đá vôi, đất phù sa đƣợc bồi đắp, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, sông suối, núi đá vôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)