Các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 76 - 77)

Cần phải gắn trách nhiệm quản lý nhà nƣớc cụ thể trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ rừng. Tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lƣợng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng. Dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

Công tác QLBVR chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lƣợng kiểm lâm và chính quyền địa phƣơng. Vì thế, chính quyền địa phƣơng phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề về đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm. Trong đó, cần tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững; Đào tạo và phát triển thêm một số nghề để ngƣời dân có thể chuyển đổi nghề khai thác rừng sang một số ngành nghề khác; Có chính sách bảo vệ giữ bí mật, khen thƣởng thích đáng đối với những cá nhân, mạnh dạn tố cáo các trƣờng hợp vi phạm Lâm luật; Thực hiện đồng bộ chính sách cấm khai thác và xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ trái phép; Cắm mốc 3 loại rừng để ngƣời dân cũng nhƣ các chủ rừng nắm rõ ranh giới quản lý của mình.

Đối với diện tích đất rừng do UBND xã quản lý nên giao trách nhiệm đến đối tƣợng cụ thể cho lực lƣợng công an, dân quân xã hoặc thực hiện việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân để quản lý đƣợc tốt hơn. Kết quả phiếu điều tra 100% cán bộ huyện, xã, thôn bản và ngƣời dân đều cho rằng giao rừng cho hộ gia đình quản lý là hiệu quả nhất.

Khắc phục tình trạng thiếu biên chế kiểm lâm địa bàn phụ trách 16 xã có rừng bằng cách phân công phụ trách theo thứ tự ƣu tiên đối với từng khu vực nhƣ sau:

+ Đối với các xã Tân Yên, Vĩnh Tiến, Khánh Long, Đoàn Kết, Kim Đồng có diện tích có rừng lớn hay xảy ra phá rừng, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép bố trí 02 Kiểm lâm nhiều kinh nghiệm/địa bàn.

+ Đối với các xã còn lại, tùy theo điều kiện thực tế địa phƣơng, thực hiện bố trí 01 kiểm lâm/địa bàn hoặc có thể bố trí mỗi kiểm lâm địa bàn phụ trách 02 xã hoặc khi cần thiết để có thể tăng cƣờng quân số cho cho Tổ kiểm lâm cơ động và PCCC của Hạt kiểm lâm.

+ Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác QLBVR cấp xã, thôn, bản, đảm bảo 100% quân số đều có kiến thức về QLBVR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 76 - 77)