Công tác tổ chức lực lượng quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 45 - 46)

Hệ thống tổ chức QLBVR của huyện hàng năm đƣợc rà soát, kiện toàn theo quy định hƣớng dẫn của Trung ƣơng, của tỉnh.

Hiện nay bộ máy biên chế của Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định có tổng số 16 ngƣời bao gồm:

- Công chức: 02 ngƣời (Đại học 02).

- Viên chức: 12 ngƣời (đại học 9, trung cấp 3); - Hợp đồng: 2 ngƣời.

Lực lƣợng kiểm lâm địa bàn có 07 ngƣời đƣợc phân công quản lý 22/23 xã có rừng. Do địa bàn quản lý của rừng rộng, địa hình phức tạp, tiếp giáp với nhiều địa phƣơng, nhiều khu vực dân cƣ tập trung và các trục giao thông nên với lực lƣợng cán bộ công chức của Hạt Kiểm lâm nhƣ trên khó có thể quản lý đầy đủ và đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến rừng. Số lƣợng cán bộ ít, trung bình 1 cán bộ kiểm lâm địa bàn phụ trách 3-4 xã. Do đó công tác quản lý ranh giới, kiểm soát lƣợng ngƣời vào rừng gặp nhiều khó khăn; công tác tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác, săn bắt, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. So với thực tế thì số lƣợng cán bộ công chức nhƣ vậy là chƣa đủ, cần phải tăng cƣờng lực lƣợng và thành lập 02 chốt chặn bảo vệ rừng, cụ thể nhƣ sau:

- 01 chốt chặn đặt tại thôn Lũng Phầy xã Chí Minh; - 01 chốt chặn đặt tại thôn Nà Nƣa xã Quốc Khánh;

Ngoài ra, cần bổ sung thêm 4 cán bộ thực hiện công tác bảo vệ rừng. Hiện nay trên địa bàn huyện chƣa có Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng mà chỉ có Hạt Kiểm lâm phụ trách chung và cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho công tác còn thiếu, hệ thống thông tin liên lạc chƣa đảm bảo yêu cầu; phƣơng tiện đi lại và phục vụ cho tuần tra kiểm soát còn thiếu chƣa đáp ứng tốt cho yêu cầu công tác.

Lực lƣợng bán chuyên trách tại các phòng ban, UBND các xã, thôn bản gồm 3.922 ngƣời, trong đó: cấp huyện có 100 ngƣời; cấp xã có cấp thôn, bản có 647 ngƣời; cấp thôn, bản có 2.470 ngƣời. Số ngƣời chƣa qua đào tạo một số chuyên ngành về QLBVR là 1063 ngƣời 61,55% lực lƣợng QLBVR của huyện. Điều đó chứng tỏ rằng công tác QLBVR tại huyện Tràng Định rất đƣợc lãnh đạo các cấp quan tâm, nhƣng hàng năm vẫn xảy ra một số vụ vi phạm, nguyên nhân là do công tác chỉ đạo điều hành còn một số hạn chế, số lƣợng ngƣời chƣa đƣợc đào tạo chiếm đa số, đây là một trong những vấn đề nan giải đối với lực lƣợng QLBVR tại khu vực nghiên cứu. Trong hệ thống lực lƣợng QLBVR huyện thì lực lƣợng kiểm lâm địa bàn là lực lƣợng xƣơng sống trong công tác QLBVR của huyện. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo khoản 2, Điều 6 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tƣớng chính phủ ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng thì phấn đấu đến năm 2015 bình quân 1.000 ha trên phạm vi toàn quốc có 01 biên chế kiểm lâm phụ trách. Trong khi đó số lƣợng kiểm lâm địa bàn phụ trách các xã hiện này chỉ có 07 ngƣời trên 88.941,55 ha diện tích rừng, tức là còn thiếu đến 82 ngƣời, gấp gần 12 lần số kiểm lâm hiện có.

Nhƣ vậy kết quả điều tra, phân tích thực trạng tổ chức hoạt động của lực lƣợng làm công tác QLBVR ở huyện cho thấy, lực lƣợng làm công tác QLBVR hàng năm đƣợc tổ chức ra soát, kiện toàn lực lƣợng theo quy định. Tuy nhiên, ở đây lực lƣợng chƣa qua đào tạo là chủ yếu, chất lƣợng hoạt động thấp, lực lƣợng chuyên trách thì quá mỏng có 18 biên chế, trong đó kiểm lâm địa bàn chỉ có 07 ngƣời còn đa số là lực lƣợng không chuyên sâu...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)