Phiếu điều tra hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 72)

Kết quả điều tra phỏng vấn 30 hộ gia đình tại 06 thôn bản thuộc 03 xã Vĩnh Tiến, Đại Đồng, Tri Phƣơng cho thấy có 32,6% số hộ gia đình đánh giá ảnh hƣởng của phong tục tập quán khác nhau. Do địa phƣơng là miền núi khó khăn nên 100% các hộ gia đình lấy củi từ rừng để làm nguyên liệu đun nấu hàng ngày; Trên rừng có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp cho đời sống hàng ngày của ngƣời dân địa phƣơng; 56,6% các hộ gia đình lấy măng, rau rừng làm nguồn thực phẩm hàng ngày, đến mùa măng ngƣời dân thƣờng xuyên lên rừng để hái măng, thu đƣợc nhiều măng có thể đem bán; Có 8 hộ gia đình chiếm 26,6% số hộ gia đình chăn, thả gia súc trên rừng, từ 4-10 con/đàn. Đây cũng là một tập tục khó bỏ của ngƣời dân vùng miền núi. Bên cạnh đó, tập tục thƣờng xuyên đi rừng của ngƣời dân nơi đây khiến cơ quan kiểm lâm và các chủ rừng khó kiểm soát chặt chẽ đƣợc đối tƣợng đi rừng để khai thác gỗ trái phép hay ngƣời đi rừng, phá rừng, đốt rừng bừa bãi để trồng nƣơng rẫy. Ngoài ra, ngƣời dân tại đây thƣờng lấy chồng hoặc vợ từ lúc còn rất trẻ, sinh nhiều con nên áp lực kinh tế đè nặng. Qua bảng phỏng vấn, cho thấy đa số nhà ở ngƣời dân tại các khu vực gần rừng còn tạm bợ, tài sản chủ yếu 1 chiếc xe máy cà tàng. Vì thế dễ dàng bị các đối tƣờng đầu nậu xúi dục vào rừng khai thác trái pháp luật. Nhờ các kiến thức về các loài cây trong rừng rất phong phú, kinh nghiệm đi rừng đƣợc rèn luyện ngay từ bé và thông thạo các đƣờng rừng của những ngƣời dân địa phƣơng sống gần rừng nên ngƣời dân tại đây rất giỏi trong việc đi rừng, khai thác gỗ trái phép gây ra nhiều khó khăn cho lực lƣợng kiểm lâm, chính quyền địa phƣơng và các chủ rừng trong các cuộc truy quét, tuần tra rừng.

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng cho huyện Tràng Định huyện Tràng Định

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, bản thân tôi nhận thấy rằng còn tồn tại một số vấn đề trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tràng Định nhƣ sau:

- Công tác chỉ đạo điều hành hoạt động QLBVR tại huyện Tràng Định đã đƣợc chính quyền quan tâm nhƣng chƣa sâu sát, có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên ban chỉ đạo, các cơ quan, đoàn thể nhƣng lại chƣa gắn trách nhiệm đối với ngƣời thực hiện nhiệm vụ.

- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng kiểm lâm, Công an, Ban CHQS nên còn để xảy ra nhiều tụ điểm khai thác, việc vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra trên nhiều tuyến đƣờng.

- Nhân dân chƣa hoàn toàn có ý thức bảo vệ rừng nên hoạt động đơn thƣ, khiếu nại, tố giác ngƣời vi phạm còn nhiều hạn chế.

- Đối với công tác PCCCR nhiều hộ dân vẫn chƣa nắm bắt đƣợc các kiến thức cơ bản về sử dụng lửa gần rừng, sử dụng công cụ, dụng cụ dập lửa khi có cháy rừng xảy ra.

- Công tác cài cắm thông tin, tuần tra kiểm soát còn nhiều thiếu sót dẫn đến bỏ lọt vi phạm.

- Số lƣợng biên chế thực hiện công tác BVR không đủ so với quy định, năng lực hạn chế.

- Chƣa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nguồn kinh tế chủ yếu tại nhiều địa phƣơng vẫn dựa vào rừng.

- Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp ngày càng gia tăng về cả số vụ lẫn diện tích.

Từ những hạn chế trên, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ các giải pháp của các địa bàn tỉnh, huyện khác và dựa vào tình hình thực tế của khu vực nghiên cứu. Tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc.

4.4.1. Giải pháp về chính sách

- Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi khai thác, mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện, tổ chức phát động toàn dân thƣờng xuyên tham gia tố giác, phát giác các hành vi vi phạm Luật BV&PTR để kịp thời ngăn chặn xử lý theo quy định.

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền xã, trách nhiệm của chủ rừng trong công tác QLBVR, nếu để mất rừng, phá rừng phải đƣợc xử lý về trách nhiệm một cách nghiêm túc và kịp thời theo pháp luật.

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Kiểm lâm, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện và các thành viên trong Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về QLBVR trên nguyên tắc thống nhất tự bố trí sắp xếp công việc, thời gian, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công.

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

- Quyết định 07/2012/TTg-CP về chính sách tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng.

- Quyết định 186/2006/TTr-CP về quy chế quản lý rừng

- Nghị định 01/2019/NĐ-CP về Kiểm lâm và lực lƣợng chuyên trách Bảo vệ rừng.

- Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Thông tƣ 28-BNN-PTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững.

- Thông tƣ 07/BNN-PTNT ngày 25/4/2016 quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

- Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện và lực lƣợng kiểm lâm là nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

4.4.2. Các giải pháp quản lý

Cần phải gắn trách nhiệm quản lý nhà nƣớc cụ thể trên địa bàn của các cấp chính quyền và đề cao trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ rừng. Tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp có hệ thống, có kế hoạch với các lực lƣợng liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về xâm hại tài nguyên rừng. Dựa vào nhân dân để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

Công tác QLBVR chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lƣợng kiểm lâm và chính quyền địa phƣơng. Vì thế, chính quyền địa phƣơng phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề về đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm. Trong đó, cần tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững; Đào tạo và phát triển thêm một số nghề để ngƣời dân có thể chuyển đổi nghề khai thác rừng sang một số ngành nghề khác; Có chính sách bảo vệ giữ bí mật, khen thƣởng thích đáng đối với những cá nhân, mạnh dạn tố cáo các trƣờng hợp vi phạm Lâm luật; Thực hiện đồng bộ chính sách cấm khai thác và xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ trái phép; Cắm mốc 3 loại rừng để ngƣời dân cũng nhƣ các chủ rừng nắm rõ ranh giới quản lý của mình.

Đối với diện tích đất rừng do UBND xã quản lý nên giao trách nhiệm đến đối tƣợng cụ thể cho lực lƣợng công an, dân quân xã hoặc thực hiện việc giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân để quản lý đƣợc tốt hơn. Kết quả phiếu điều tra 100% cán bộ huyện, xã, thôn bản và ngƣời dân đều cho rằng giao rừng cho hộ gia đình quản lý là hiệu quả nhất.

Khắc phục tình trạng thiếu biên chế kiểm lâm địa bàn phụ trách 16 xã có rừng bằng cách phân công phụ trách theo thứ tự ƣu tiên đối với từng khu vực nhƣ sau:

+ Đối với các xã Tân Yên, Vĩnh Tiến, Khánh Long, Đoàn Kết, Kim Đồng có diện tích có rừng lớn hay xảy ra phá rừng, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép bố trí 02 Kiểm lâm nhiều kinh nghiệm/địa bàn.

+ Đối với các xã còn lại, tùy theo điều kiện thực tế địa phƣơng, thực hiện bố trí 01 kiểm lâm/địa bàn hoặc có thể bố trí mỗi kiểm lâm địa bàn phụ trách 02 xã hoặc khi cần thiết để có thể tăng cƣờng quân số cho cho Tổ kiểm lâm cơ động và PCCC của Hạt kiểm lâm.

+ Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác QLBVR cấp xã, thôn, bản, đảm bảo 100% quân số đều có kiến thức về QLBVR.

4.4.3. Các giải pháp tuyên truyền

Làm tốt công tác phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm huyện với Ban Dân vận, Huyện đoàn, UBND huyện, Phòng giáo dục và đào tạo; UBND các xã, thị trấn; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật trong các trƣờng học, thôn, xã, mọi ngƣời dân hiểu biết về tầm quan trọng của rừng, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Phòng cháy chữa cháy, các văn bản quy định của Nhà nƣớc, của tỉnh, của ngành và của huyện trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản.

Các ngành chức năng phải làm tốt công tác truyền thông, cung cấp cho ngƣời dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ quá trình sản xuất, hƣớng dẫn để ngƣời dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng biên chế, các trang thiết bị chuyên dụng, đào tạo bồi dƣỡng các kỹ năng cơ bản về tuyên truyền, vận động nhân dân, kỹ năng khuyến nông, khuyến lâm và các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ. Nhà nƣớc cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ công chức kiểm lâm gắn bó với địa phƣơng, yêu ngành yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ rừng.

các trƣờng học bằng các hình thức thi vẽ tranh và thi viết về tài nguyên rừng. Ngoài ra, nên lồng ghép, tổ chức tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng thông qua hình thức sân khấu hóa bằng việc tổ chức các buổi văn nghệ, các hội thi tìm hiểu pháp luật về rừng,...

+ Hạt kiểm lâm phối hợp với các xã, thị trấn chỉ đạo Đoàn thanh niên phát động phong trào thanh niên tình nguyện phát dọn thực bì vào mùa khô, tổ chức trồng rừng; treo pa nô, áp phích, phát tờ rơi... để ngƣời dân nhận thức đa dạng về vai trò và tầm quan trọng của rừng.

+ Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền cho nhân dân biết, hiểu về lợi ích của rừng; quy định của Nhà nƣớc về quyền lợi và nghĩa vụ của việc nhận, khoán rừng,...

+ Tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa nhƣ: tại các bản thuộc Tân Yên, Vĩnh Tiến, Khánh Long, điều kiện tiếp xúc với các kênh thông tin đại chúng còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp thì cần đào tạo đƣợc các cán bộ giỏi về thuyết trình, chuyên môn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền trong QLBVR; thƣờng xuyên phát các chƣơng trình có nội dung liên quan đến quản lý bảo vệ rừng trên loa đài của thôn.

4.4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật. pháp luật.

Huyện Tràng Định có địa bàn tƣơng đối rộng, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, giao thông đi lại thuận tiện, có đƣờng Quốc lộ 3B và Quốc lộ 4A, tỉnh lộ 299 nên việc vận chuyển lâm sản trái phép từ địa bàn huyện Tràng Định đến các vùng lân cận cũng khó kiểm soát, ngăn chặn. Vì vậy, Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định cần phải nghiên cứu xây dựng phƣơng án cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế để có thể ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm, không để phát sinh thành tụ điểm, điểm nóng.

có chất lƣợng tốt, phân khối lớn và thƣờng hoạt động vào ban đêm, do đƣờng đi dễ và vắng ngƣời nên chúng chạy với tốc độ cao khiến cho các lực lƣợng chức năng khó truy đuổi, kiểm soát. Do đó, lực lƣợng Kiểm lâm cần xây dựng, phát triển mạng lƣới cơ sở báo tin rộng khắp; rà soát, nắm bắt các đối tƣợng khai thác, kinh doanh, vận chuyển lâm sản, ghi nhớ biển số xe ô tô thƣờng xuyên vận chuyển trái phép lâm sản để có phƣơng án theo dõi, kiểm tra, bắt giữ, xử lý nghiêm và triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ động chốt ngăn chặn tại các đƣờng giao thông mà bọn lâm tặc thƣờng xuyên vận chuyển lâm sản trái phép nhƣ tuyến đƣờng từ Tân Yên đi Na Rì, Bắc Kạn, Quốc lộ 4A đi Cao bằng, tỉnh lộ 299 đi Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định cần thực hiện tốt công tác quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, các cơ sở nuôi nhốt, các nhà hàng kinh doanh động vật hoang dã và một bộ phận quần chúng trên địa bàn. Trong đó, tham mƣu cho cấp có thẩm quyền kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chế biến lâm sản đối với các cơ sở vi phạm.

Xử lý nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân hoạt động không có giấy phép, tàng trữ kinh doanh lâm sản không có nguồn gốc hợp pháp. Tuyên truyền phổ biến pháp luật có các cơ sở sản xuất kinh doanh ký cam kết về thực hiện kinh doanh đúng pháp luật. Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản mở sổ theo dõi xuất nhập lâm sản thƣờng xuyên lên đối chiếu với hạt kiểm lâm.

- Các chủ rừng, chính quyền xã, thị trấn cần xây dựng phƣơng án, kế hoạch bảo vệ rừng theo từng giai đoạn, từng năm và phải biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều bên tham gia, phƣơng thức hoạt động đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực.

- Tập trung truy quét những tụ điểm lâm tặc thƣờng khai thác, mua, bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép, tăng cƣờng kiểm tra việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm từ các loại động vật hoang dã trong các nhà hàng, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm, nhƣ tại các xã Chí Minh, Tân Tiến, Vĩnh Tiến, các xã phía tây của huyện...

- Cơ quan kiểm lâm phối hợp với công an, chính quyền xã đẩy mạnh rà soát, thu hồi lại các phần diện tích bị lấn chiếm để trả lại cho các chủ rừng cụ thể là ở các khu vực trọng điểm.

- Giám sát chặt chẽ việc nhập, xuất lâm sản của các cơ sở cƣa xẻ gỗ, cơ sở gia công chế biến mộc gia dụng; phối hợp với lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng công an tỉnh, các cơ quan, ban ngành xử lý nghiêm các cơ sở cƣa xẻ chế biến gỗ không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, gỗ không có nguồn gốc và không thuộc đối tƣợng quy hoạch.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra lâm sản trên địa bàn, xử lý nghiêm các đối tƣợng vi phạm, nhất là đối tƣợng đầu nậu.

- Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong BVR, các mô hình quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả trên địa bàn các xã để chủ rừng học tập kinh nghiệm và làm theo.

Tăng cƣờng công tác tuần tra ở các xã trọng điểm: Tân Tiến, Tân Yên, Chí Minh, Cao Minh, Khánh Long... đối với công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên các tuyến đƣờng giao thông, tiến hành tổ chức mua tin báo, cài cắm thông tin, mở sổ theo dõi tin báo, bố trí cán bộ thƣờng trực ở đơn vị 24/24 giờ trong ngày. Khi có tin báo chính xác thì lãnh đạo Hạt tổ chức lực lƣợng kiểm tra bắt giữ và xử lý theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 72)