Tình hình phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 58 - 69)

huyện Tràng Định từ 2015-2018 Số vụ, Diện tích, tiền xử phạt 2015 2016 2017 2018 Tổng Số vụ phá và lấn chiếm 1 1 2 3 7 Diện tích phá và lấn chiếm 3.259,4 4.534,5 8.548,2 285.283,4 301.625,4 Tiển xử phạt (Triệu đồng) 5,5 6,0 8,5 (Truy tố hình sự) ko xử phạt vi phạm hành chính 20

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2015 2016 2017 2018 Diện tích phá và lấn chiếm

Hình 4.9. Biểu đồ diện tích phá và lấn chiếm đất lâm nghiệp huyện Tràng Định

0 1 2 3 4 5 6 7 2015 2016 2017 2018 Tổng số vụ phá và lấn chiếm rừng

Hình 4.10. Biểu đồ số vụ phá và lấn chiếm rừng trên địa bàn huyện Tràng Định

Qua biểu đồ tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại huyện Tràng Định ta thấy rằng năm 2015 trên địa bàn huyện xảy ra 1 vụ phá rừng với diện tích 3.259,4 m2

nguyên nhân chủ yếu là một số hộ sau khi con cái lập gia đình, tách ra ở riêng thiếu đất canh tác nên lên phát rừng làm nƣơng rẫy.

Năm 2016, xảy ra 1 vụ lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, diện tích vi phạm là 4.534,5 m2

, chủ yếu xảy ra tại các xã Đào Viên, Khánh Long. Nguyên nhân là do năm 2016 cây thạch đen có hiệu quả kinh tế cao, thời gian

ha

sinh trƣởng ngắn, nên có một số hộ trồng ở vùng đất trống trong rừng, nhƣng cũng có một số hộ cố tình phát rừng để trồng thạch đen.

Năm 2017, xảy ra 2 vụ lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, vi phạm chủ yếu xảy ra tại xã Chi Lăng diện tích vi phạm là 8.548,2 m2

. Nguyên nhân là do năm 2018 giá Quế tăng cao, cây Quế là cây bản địa của địa phƣơng, sinh trƣởng và phát triển tốt nên ngƣời dân đua nhau phát rừng trái phép để trồng cây Quế.

Ảnh: Ma Thị Thùy

Hình 4.11. Phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp Tại xã Kim Đồng, huyện Tràng Định. Tại xã Kim Đồng, huyện Tràng Định.

Năm 2018, diện tích phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp tăng đột biến, diện tích lấn chiếm là 285.283,4 m2

tăng đột biến so với các năm trƣớc, mức độ vi phạm nghiêm trọng và cơ quan công an đã truy tố trách nhiệm hình

sự đối với những cá nhân có liên quan. Ngƣời dân đã ý thức đƣợc giá trị của đất lâm nghiệp trong sản xuất vậy nên xuất hiện tình trạng chiếm đất rừng trái phép với suy nghĩ “choán đất”.

Nhìn chung, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định trong những năm qua diễn biến rất phức tạp. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn của ngƣời dân địa phƣơng mà nguyên nhân sâu xa là đến từ nguồn lợi của các loại cây Thạch, Keo, Quế, Bạch đàn, Hồi, ... đem đến cho ngƣời dân. Ngƣời dân vẫn chƣa có định hƣớng sử dụng đất lâm nghiệp một cách hiệu qủa, chƣa lựa chọn đƣợc cây trồng kinh tế, chạy theo thị trƣờng gây ra lãng phí tài nguyên đất, tại đây mặc dù Hạt kiểm lâm Tràng Định và chính quyền địa phƣơng các cấp đã tích cực vận động, tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng hàng năm. Nhƣng ngƣời dân vẫn cố tình không hiểu và vẫn vi phạm bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ rừng, công việc không ổn định, với suy nghĩ lạc hậu là xâm lấn đƣợc bao nhiêu thì đất đó sẽ là của mình. Vì thế, tại đây ngƣời dân bất chấp làm trái pháp luật để lấn chiếm, hệ quả kéo theo là một gia đình lấn đƣợc thì hai gia đình lấn đƣợc và cuối cùng là hàng loạt các hộ gia đình ngang nhiên lấn chiếm. Trong lúc đó, Hạt kiểm lâm cùng với chính quyền địa phƣơng các cấp phối hợp với lực lƣợng công an huyện Tràng Định cũng đã có mặt kịp thời nhƣng vì lực lƣợng mỏng ngƣời dân lấn chiếm quá đông nên không thể ngăn chặn. Tình trạng giằng co này vẫn tiếp tục diễn ra cho đến tận bây giờ mà vẫn chƣa thể xử lý triệt để trả lại đất cho chủ rừng. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm vẫn cứ để hoang chƣa biết đến ngày nào mới có thể lại đƣợc phủ xanh nhƣ trƣớc đây.

Trong những năm qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật QLBVR trên địa bàn huyện Tràng Định luôn đƣợc quan tâm đẩy mạnh với nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng: nhƣ hàng năm, Hạt Kiểm lâm Tràng Định đều chỉ đạo tất cả các cán bộ Kiểm lâm địa bàn phối hợp với các cán bộ thôn, bản lồng ghép các nội dung QLBVR và PCCCR trong các cuộc họp thôn và quán triệt các quy định, chỉ thị của cấp trên về QLBVR và PCCCR trong các cuộc họp thôn và quán triệt các quy định, chỉ thị của cấp trên về QLBVR và PCCCR. Bên cạnh đó còn tổ chức tuyên truyền thông qua các diễn tập PCCCR, QLBCR và ký cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ dân... nên đã từng bƣớc nâng cao đƣợc nhận thức của nhân dân về vị trí tác dụng của rừng, tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Trong năm 2018, Hạt kiểm lâm Tràng Định đã phối hợp tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng tổ chức 128 Hội nghị với 6.163 ngƣời nghe. Phối hợp với cán bộ văn hoá xã Tuyên truyền lƣu động qua loa, đài tại các xã đƣợc 51 lần. Phối hợp với UBND các xã mở 02 lớp tập huấn công tác PCCCR với 152 lƣợt ngƣời nghe.

Hàng năm cán bộ của các xã trọng điểm và Hạt Kiểm lâm đƣợc tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh vực QLBVR nhƣ: tập huấn về nghiệp vụ tuần tra rừng, nghiệp vụ về PCCCR, công tác khuyến lâm, tập huấn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác QLBVR, tập huấn về các kỹ năng thuyết trình, tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLBVR. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho các cán bộ kiểm lâm địa bàn và cán bộ các xã nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn.

Ảnh: Ma Thị Thùy

Hình 4.12. Phối hợp diễn tập PCCCR kết hợp tuyên truyền về PCCCR tại xã Đào Viên tuyên truyền về PCCCR tại xã Đào Viên

Mặc dù huyện Tràng Định đã rất chú trọng đến công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng đến nhân dân. Tuy nhiên qua điều tra, phỏng vấn, trao đổi thảo luận của các đối tƣợng liên quan và các nhóm đối tƣợng thì công tác tuyên truyền chỉ có 20,8% phiếu của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn cho ở mức độ tốt; 40,7 % ở mức khá và 38,4% trung bình bởi vẫn còn những hạn chế sau:

- Kinh phí đầu tƣ cho hoạt động tuyên truyền còn thấp, các công cụ, phƣơng tiện phục vụ còn hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chƣa đƣợc thƣờng xuyên, chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của mọi ngƣời.

- Kỹ năng tuyên truyền của một số cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, thông tin chuyển tải còn ít, tính thuyết phục chƣa cao.

- Trình độ dân trí thấp đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa nhƣ xã Vĩnh Tiến, Cao Minh, Khánh Long... nên việc thiếp thu các nội dung tuyên truyền còn hạn chế, hiệu quả đạt chƣa cao.

Cần phải đổi mới, bổ sung, hình thức tuyên truyền nhằm đạt đƣợc kết quả sâu rộng để mỗi ngƣời dân xem công tác BVR&PCCCR là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và dòng họ.

4.2.6. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng. tác quản lý bảo vệ rừng.

Trong công tác QLBVR, sự phối hợp giữ lực lƣợng kiểm lâm, chính quyền địa phƣơng và với ngƣời dân là một việc làm hết sức quan trọng. Đây là ba lực lƣợng nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đƣợc thể hiện qua chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc “bám rừng, bám dân, bám chính quyền”. Trong những năm qua, sự phối hợp giữa cơ quan kiểm lâm với chính quyền địa phƣơng và với ngƣời dân ngày càng đƣợc chú trọng thông qua các quy chế phối hợp.

Những năm gần đây tình hình vi phạm có chiều hƣớng gia tăng. Xác định công tác QLBVR lực lƣợng chính quyền địa phƣơng là nòng cốt vì vậy lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Tràng Định thƣờng xuyên chỉ đạo kiểm lâm địa bàn thƣờng xuyên về địa bàn cùng với lực lƣợng chính quyền địa phƣơng và chủ rừng tổ chức truy quét tuần tra rừng để cập nhật theo dõi nắm bắt thông tin tận trong rừng. Phối hợp với công an xã trong các vụ vi phạm về lâm luật, bắt giữ tang vật, phƣơng tiện cùng ngƣời vi phạm. Phối hợp với chính quyền địa phƣơng cùng các trƣờng thôn thƣờng xuyên phát trên đài về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động ngƣời dân bảo vệ rừng. Năm 2018, lực lƣợng kiểm lâm phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phƣơng đã tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng theo kế hoạch đƣợc 248 lần, phối hợp huyện giáp ranh trong tỉnh kiểm tra, tuần rừng 01 lần. Bên cạnh đó, Kiểm lâm địa bàn cũng thƣờng

xuyên tham mƣu cho chủ tịch UBND xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp. Hàng năm, dựa vào tình hình thực tế trên địa phƣơng kiểm lâm địa bàn tham mƣu xây dựng phƣơng án PCCCR và BVR của năm đó, tổ chức xây dựng, kiện toàn ban chấp hành những vấn đề cấp bách của xã về các vấn đề liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, sự phối hợp giữa lực lƣợng kiểm lâm với chính quyền địa phƣơng đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Nhƣng sự quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp của UBND xã các cấp vẫn chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mức. UBND các xã vẫn chƣa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp, chƣa chủ động trong công tác QLBVR, khi xảy ra sự vụ sau khi có lời mời của lực lƣợng kiểm lâm mới tham gia chậm các công việc liên quan đến lâm nghiệp. Bên cạnh đó, những ngƣời vi phạm thƣờng là ngƣời dân trong xã, vì vậy khi xử lý vi phạm còn chƣa thực sự kiên quyết phối hợp với lực lƣợng kiểm lâm làm cản trở trong quá trình xử lý các vụ vi phạm. Điển hình là các vụ liên quan đến phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp trong các năm. Ngoài ra, sự phối hợp trong việc thực hiện theo văn bản hợp nhất thông tƣ 07/VBHN-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 25/4/2016 quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Khi xác nhận gỗ rừng trồng và cây cảnh, bóng mát đa số UBND các xã không liên hệ với Kiểm lâm địa bàn để cùng xác nhận nguồn gốc hợp pháp hay không dẫn đến việc Kiểm lâm địa bàn không nắm đƣợc thông tin và cập nhật diễn biến rừng kịp thời, nguy hiểm hơn là tạo điều kiện cho những kẻ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng trên đất bất hợp pháp lợi dụng để lƣu thông, vận chuyển.

Bên cạnh sự phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng với lực lƣợng kiểm lâm thì sự phối hợp giữa ngƣời dân với lực lƣợng kiểm lâm là một việc hết sức quan trọng không kém. Tuy nhiên, việc phối hợp với ngƣời dân chƣa thực

sự hiệu quả, bởi lẽ, đa phần những ngƣời dân sống gần rừng tại huyện Tràng Định đa số sống phụ thuộc vào rừng mà lực lƣợng kiểm lâm lại chính là đang cản trở miếng cơm manh áo của họ. Sự phối hợp này mới chỉ dừng lại ở mức độ khi xảy ra cháy rừng trồng do các hộ gia đình làm chủ hoặc lẻ tẻ vài ngƣời dân cung cấp thông tin về các vụ phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản bất hợp pháp. Vì thế việc nắm bắt thông tin từ ngƣời dân chậm dẫn đến hạn chế việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn khi xảy ra các vụ vi phạm.

Tóm lại, bên cạnh các kết qua đã đạt đƣợc thì công tác QLBVR tại huyện Tràng Định còn tồn tại một số hạn chế. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCCCR cho ngƣời dân, công tác xử lý thực bì trƣớc thời điểm nắng nóng chƣa thực sự có hiệu quả, các công trình cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện chữa cháy còn thiếu dẫn đến các vụ cháy rừng vẫn còn xảy ra. Lực lƣợng tham gia QLBVR chƣa qua đào tạo là chủ yếu, chất lƣợng hoạt động thấp, lực lƣợng chuyên trách thì quá mỏng có 18 biên chế, trong đó kiểm lâm địa bàn chủ có 07 ngƣời còn đa số là lực lƣợng không chuyên sâu... Tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định trong những năm qua diễn biến rất phức tạp. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn của ngƣời dân địa phƣơng, các cơ quan chức năng chƣa thể xử lý triệt để các vùng đất bị lấn chiếm bởi nhiều lý do khách quan, sự phối hợp lực lƣợng kiểm lâm với chính quyền đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Nhƣng sự quan tâm đến lĩnh vực của UBND xã các cấp vẫn chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mức. UBND các xã vẫn chƣa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp, chƣa chủ động trong công tác QLBVR. Bên cạnh đó những ngƣời vi phạm thƣờng là ngƣời dân trong xã vì vậy khi xử lý vi phạm còn chƣa thực sự kiên quyết phối hợp với lực lƣợng kiểm lâm làm cản trở trong quá trình xử lý các vụ vi phạm.

4.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng

4.3.1. Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tràng Định tác quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tràng Định

Điểm mạnh Điểm yếu

 Có lực lƣợng tuần tra bảo vệ rừng

 Có chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: Các Luật, Nghị Định, thông tƣ, chỉ thị... liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

 Sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phƣơng.

 Điều kiện tự nhiên thuận lợi có sự phát triển đối với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp.

 Ngƣời dân có truyền thống sản xuất lâm nghiệp và quan tâm gắn bó với rừng, hiểu biết về địa hình của rừng.

 Lực lƣợng chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng còn mỏng.

 Trình độ dân trí thấp, hiểu biết chấp hành các quy định về BVR còn hạn chế.

 Trình độ canh tác lạc hậu.

 Sự phối hợp hoạt động giữa lực lƣợng kiểm lâm với các chính quyền địa phƣơng và với ngƣời dân chƣa phát huy đƣợc hết vai trò và hiệu quả.

 Tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

 Chƣa có chế tài cụ thể để giải quyết triệt để việc khai thác trái phép các sản phẩm từ rừng.

 Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức kiểm lâm còn mỏng, phụ trách nhiều xã, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu

Cơ hội Thách thức

 Tiềm năng đất đau của huyện lớn, đặc biệt là đất lâm nghiệp chiếm 87,47% diện tích tự nhiên.

 Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày

 Đại hình độ dốc lớn, xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.

 Địa hình độ dốc lớn, xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất

08/02/2012 về chính sách và giải pháp tăng cƣờng hiệu quả BVR, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và ngƣời dân tham gia BVR.

 Có hƣởng lợi từ chính sách chi trả

DVMTR theo Nghị định

99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn​ (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)