Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới công tác quản lý bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 46 - 48)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới công tác quản lý bảo vệ

vệ rừng tại địa phƣơng.

4.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Thuận lợi

- Huyện Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý: Có đƣờng Hồ Chí Minh và Quốc lộ 45 đi qua, giúp huyện có điều kiện giao lƣu kinh tế - văn hoá, tạo nhiều thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Thạch thành là một huyện miền núi tuy nhiên có nhiều thung lũng bằng phẳng thuận tiện cho phát triển lâm nghiệp. Theo số liệu và bản đồ thổ nhƣỡng của tỉnh, huyện Thạch Thành với diện tích điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng vào nông nghiệp, lâm nghiệp và có khả năng nông lâm kết hợp.

- Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hoá nhiệt độ trung bình hằng năm không quá cao, lƣợng mƣa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng chọt.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi, rừng trồng phát triển, đây là cơ hội lớn cho huyện Thạch Thành phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tài nguyên rừng trên địa bàn huyện đa dạng về thực vật, phong phú về động vật, có khả năng thu hút các Dự án đầu tƣ phát triển lâm nghiệp, do đó công tác QLBVR ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn.

4.1.1.2. Khó khăn

- Với vị trí địa địa lý giáp ranh với tỉnh Hòa Bình, tỉnh Ninh Bình dẫn tới rất khó kiểm soát, cũng nhƣ phối hợp kiểm tra, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép thƣờng xuyên xảy ra, làm cho diện tích, chất lƣợng rừng ngày càng giảm sút.

- Cũng do Thạch Thành là huyện miền núi, có địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, do vậy cản trở lớn cho các hoạt động phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Với lƣợng mƣa khá lớn, cộng thêm với nền địa hình miền núi phức tạp, dễ dẫn đến các hiện tƣợng lũ quét, lũ ống cục bộ, gây thiệt hại lớn tới kinh tế của huyện.

- Thạch Thành cũng chiểu ảnh hƣởng của hiện tƣợng gió phơn (gió Lào) có đặc trƣng khô, nóng dẫn đến khô hạn, và thƣờng xuyên xảy ra cháy rừng.

4.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thuận lợi

- Trên địa bàn đang triển khai đầu tƣ nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đầu tƣ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

- Dân số đông, tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp là 74.465 ngƣời, chiếm 80,6% tổng số lao động trên địa bàn huyện, trình độ dân trí cao, nhanh chóng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải thuận lợi cho các tiềm năng phát triển kinh tế.

- Các cơ sở y tế, giáo dục, thông tin văn hóa xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, học tập và tiếp nhận các thông tin cho mọi đối tƣợng trên địa bàn.

- Công tác giao đất lâm nghiệp kịp thời và đồng bộ, rừng đã có chủ thực sự nên các dự án triển khai khá thuận lợi, công tác bảo vệ rừng theo hƣớng xã hội hóa đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng phát triển mạnh trong nhân dân.

- Trong những năm qua thông qua các chƣơng trình dự án, xác định đƣợc tập đoàn cây trồng phù hợp đem lại hiệu quả cao nhƣ: Thông Nhựa, Keo các loại, Lim Xanh, Sao đen... đã thực sự khẳng định kỹ thuật kinh nghiệm trồng và chăm sóc trên những điều kiện lập địa khác nhau, những đồi gò trơ sỏi đá nay đã thành rừng. Qua nhiều khó khăn thử thách càng có thêm kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất,

toàn Đảng toàn dân đoàn kết một lòng với sự nghiệp quy hoạch phát triến rừng trong những năm tới chắc chắn rẽ đạt kết quả tốt.

4.1.2.1. Khó khăn

- Đời sống ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhất là ngƣời dân sống trong rừng, gần rừng, lao động nhàn rỗi trong dân còn nhiều. Vì vậy, họ thƣờng xuyên vào rừng khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

- Ý thức chấp hành pháp luật về BVR vẫn còn một số bộ phận cán bộ, nhân dân cố tình vi phạm, trong công tác xử lý đôi khi còn để xảy ra tình trạng e dè, nể nang, thiếu cƣơng quyết.

- Hiện nay trong một số bộ phận ngƣời dân xuất hiện phong trào làm nhà sàn, nhu cầu sử dụng lâm sản của ngƣời dân và thị trƣờng ngày càng cao, đây là nguyên nhân rừng bị chặt phá, khai thác trái phép.

- Mật độ dân số phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện, cơ cấu lao động còn chƣa phù hợp với tình hình địa phƣơng, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, chủ yếu tập trung ở các vùng gần rừng và trong rừng. Đây cũng là thác thức lớn trong việc tổ chức phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, nhất là công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Công tác phòng chống cháy rừng đã đƣợc nâng cao tuy nhiên, lực lƣợng phòng chống cháy rừng của huyện còn mỏng, các trang thiết bị phục vụ công tác này còn thiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)