Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 59 - 63)

Sản phấm Mức

độ Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

Lúa nƣơng 8

Gần nhà, dễ làm, gạo ngon, dễ bán, giá cao

Diện tích ít, năng suất thấp

Đầu tƣ giống, phân bón, thâm canh tăng vụ Chăn nuôi Trâu, Bò, Ngựa, Dê 9 Ít tốn công chăm sóc Vốn đầu tƣ lớn, bệnh lở mồm long móng Hỗ trợ về vốn và kỹ thuật trong việc phòng bệnh, kỹ thuật chăm sóc Cây trồng nƣơng rẫy 10

Thời gian đầu tƣ ngắn, vốn đầu tƣ ít, dễ bán

Xa nhà, mất thòi gian và nhân lực vận chuyển, năng suất chƣa cao, bị động vật rừng phả hoại, chát do thời tiết khí hậu khắc nghiệt

Cẩn hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, giống có năng suất cao, tính chống chịu tốt, hỗ trợ và đầu tƣ tu sửa đƣờng vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Gỗ, động vật rừng 10 Có sẵn trong rừng, dễ bán, giá cao

Xa nhà, đi lại khó khăn, bị cấm khai thác

Tăng cƣờng kiếm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời, cỏ quy ƣớc và chế độ hƣờng lợi phù hợp. Củi đun và các sản phẩm khác từ rừng 10 Có sẵn trong rừng, dễ tiêu thụ, nhu cầu phục vụ cuộc sổng hàng ngày

Xa nhà, đi lại khó khăn, bị cấm khai thác

Khoanh nuôi bảo vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hợp lý đê đảm bảo tính bền vững của sản phẩm

(Ghi chú: Mức độ quan trọng của TNR được cho điểm từ 1 đên 10)

Từ bảng 4.5 cho thấy, tài nguyên rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của cộng đồng dân cƣ thôn, bản.

Gỗ, củi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đƣợc đối với đa số đời sống của cộng đồng dân cƣ sống trên địa bàn huyện Thạch Thành. Với diện tích rừng tự nhiên 13.455,60 ha, trong đó không còn diện tích rừng giàu nào; 400,24 ha rừng đạt trạng thái rừng trung bình; 4.549,36 ha chỉ đạt trạng thái rừng nghèo, và còn lại

3.337,30 ha là rừng phục hồi. Gần nhƣ không còn nhiều cây gỗ có kích thƣớc lớn tại Thạch Thành do nạn phá rừng trái phép diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên, rừng tự nhiên vẫn là nguồn cung cấp gỗ, các loài động vật chính cho ngƣời dân.

Củi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đƣợc đối với cộng đồng dân cƣ ở đây. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện trong những năm gần đây phát triển nhiều cơ sở sản xuất gạch xây dựng, cơ sở lớn, do đó nhu cầu chất đốt ngày càng tăng nhanh. Rừng Thạch Thành đa phần là rừng nghèo và phục hồi, những diện tích rừng thuộc trạng thái này ít bị tác động của con ngƣời, một số loại lâm sản phát triển mạnh nhƣ: Phong Lan, các loài cây thuốc chữa bệnh..., các loài nấm ăn, các loại măng, đây là tài nguyên quý giá, phục vụ cho cuộc sống của ngƣời dân trên địa bàn. Qua nhiều năm, do không có kể hoạch khai thác hợp lý, nguồn tài nguyên này dần bị cạn kiệt. Theo điều tra cán bộ Hạt Kiểm lâm, những năm trƣớc đây trên địa bàn huyện rộ lên việc thu mua Phong lan, thời điểm đó ngƣời dân ồ ạt vào rừng khai thác Phong lan để bán, công tác BVR hết sức khó khăn.

Săn bẫy, bắt động vật rừng: Rừng Thạch Thành trƣớc đây phong phú cả về thực vật và động vật, nhƣng do ngƣời dân khai thác để giải quyết nhu cầu thực phẩm cho gia đình, đặc biệt, từ khi sản phẩm động vật rừng đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng, đƣợc gọi là “Đặc sản” thì nạn săn bắt động vật rừng, nhất là động vật nguy cấp, quý hiếm trở nên phổ biến.

Tổng hợp, xử lý số liệu từ thu nhập của các hộ gia đình từ những nguồn thu nhập khác nhau, đề tài phân tích đƣợc ảnh hƣởng và tỷ lệ trung bình % của các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình thể hiện qua bảng 4.6:

Bảng 4.6: Kết quả phân tích ảnh hƣờng và tỷlệ trung binh % của các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình

Nguồn thu nhập

Dân tộc Thái Dân tộc Kinh, Mƣờng

Các hệ số P-value Tỷ lệ % so với tổng thu nhập Các hệ số P-value Tỷ lệ % so với tổng thu nhập Hằng số a0 1,381 2,331

Lúa nƣơng, ruộng 1 vụ

(LnXn1) 0,224 0,01 12,25 0,214 0,06 10,43 Nƣơng rấy LnX2 0,527 0,00 60,25 0,067 0,21 20,71 Khai thác TNR (LnX3) -0,011 0,65 3,54 0,045 0,04 5,17 Chăn nuôi (LnX4) 0,138 0,00 19,72 0,261 0,00 28,21 Thu khác (LnX5) 0,116 0,01 4,24 0,343 0,00 35,48 Tƣơng quan (R) 0,980 0,00 0,984 0,00

Qua phân tích bảng 4.6 ta biết: Đối với các hộ gia đình ngƣời Thái, P-value của hệ số thu nhập từ khai thác tài nguyên rừng (LnX3) lớn hơn 0,05 nên hệ số này tồn tại chƣa chắc chắn, ảnh hƣởng của nó đến tổng thu nhập chƣa rõ. Đối với các hộ gia đình ngƣời Kinh, Mƣờng, P-value của hệ số thu nhâp từ Ruộng 1 vụ (LnX1) và P-value của hệ số thu nhập từ Nƣơng rẫy (LnX2) lớn hơn 0,05 nên hệ số của 2 khoản thu nhập này tồn tại chƣa chắc chắn, ảnh hƣởng của nó đến tổng thu nhập chƣa rõ. Tuy nhiên, hệ số tƣơng quan (R) giữa các nguồn thu nhập với tổng thu nhập của các hộ gia đinh ngƣời Thái, ngƣời Kinh và ngƣời Mƣờng rất lớn, lần lƣợt là 0,980; 0,984 và hệ số P-value của nó bằng 0,00, nhỏ hơn 0,05. Từ kết quả trên có thể nói rằng mối tƣơng quan giữa các nguồn thu nhập là rất chặt chẽ.

Qua bảng 4.6 cho thấy thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ 19,72% đối với ngƣời Thái, 28,21% đổi với ngƣời Kinh, Mƣờng trong tổng thu nhập, việc chăn nuôi Trâu, Bò, Dê chỉ cần vốn, ít tốn công chăm sóc, vì nó đƣợc thả rông trong rừng.

Canh tác lúa nƣớc l vụ chiếm 10,43%; nƣơng rẫy 20,71% đối với ngƣời Kinh, Mƣờng; Canh tác nƣơng rẫy chiếm 60,25% đối với ngƣời Thái, đây là nguồn thu nhập để giải quyết lƣơng thực cho cộng đồng và nó gắn liền với cuộc sống của ngƣời dân từ bao đời nay. Do vậy, hai nguồn thu nhập từ chăn nuôi và canh tác nƣơng rẫy, lúa nƣớc rất quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng. Thu nhập từ

khai thác tài nguyên chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập (chiếm 5,17% đổỉ với người

Kinh, Mường; 3,54% đối với người Thái), đối với ngƣời dân sống gần rừng thì khai

thác gỗ, củi, lâm sản khác và săn bắt động vật rừng là những tập quán có từ lâu đời, tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác và sản phẩm trên là không thể thiếu trong đời sống của họ. Tuy nhiên, do diện tích rừng chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, rừng trồng chƣa có trữ lƣợng... do đó, khai thác từ tài nguyên rừng chiếm tỷ lệ không cao trong tổng thu nhập.

Từ biểu 4.6, ta có Hàm số phân tích ảnh hƣởng giữa các nguồn thu nhập đối với tổng thu nhập của các hộ gia đình nhƣ sau:

- Đối với các hộ gia đình người Thái:

LnY = 1,381 + 0,224LnX1 + 0,527LnX2+ 0,138LnX4 + 0,116LnX5.

Từ hàm số này ta thấy rằng, thu nhập từ Nƣơng rẫy có ảnh hƣờng lớn nhất đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ Nƣơng rẫy tăng lên l%, tổng thu nhập lần lƣợt tăng thêm 0,224% và 0,527%; thu nhập từ chăn nuôi ảnh hƣởng ít hơn đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ chăn nuôi tăng lên 1%, tổng thu nhập tăng lên 0,138%; thu nhập từ khai thác tài nguyên rừng ít ảnh hƣờng đến tổng thu nhập, thực tế rừng do hiện trạng rừng tại đây chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, trữ lƣợng thấp, khai thác chủ yếu để lấy củi hoặc chuồng trại gia súc.

- Đối với các hộ gia đình người Kinh, Mường:

LnY= 2,231+ 0,214LnX1 + 0,067LnX2 + 0,045LnX3 + 0,261LnX4 + 0,343LnX5. Hàm số này cho thấy, thu nhập từ Chăn nuôi và Lúa nƣơng có ảnh hƣởng lớn nhất đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ Chăn nuôi và Lúa nƣơng tăng lên l%, tổng thu nhập lần lƣợt tăng thêm 0,214% và 0,261%; thu nhập từ Nƣơng rẫy ảnh hƣởng ít hơn đến tổng thu nhập, khi thu nhập từ Nƣơng rẫy tăng lên 1%, tổng thu nhập tăng lên 0,067%; thu nhập từ khai thác tài nguyên rừng ít ảnh hƣởng đến tổng thu nhập, sản phẩm khai thác chủ yếu làcủi tỉa thƣa từ rừng trồng, khối lƣợng gỗ rừng trồng đƣợc khai thác thấp, chặt chọn để sử dụng làm chuồng trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)