Qua điều thực tế, phần lớn ngƣời dân trên địa bàn các xã đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu có thói quen thả rông động vật nhƣ Trâu, Bò, Ngựa…vào trong rừng, chỉ khi cần thiết sử dụng nhƣ cày, bừa, cung cấp sức kéo cho sản xuất Nông nghiệp hay cần bán thì họ mới đi tìm chúng về. Một số hộ gia đình sống gần rừng hay cạnh bìa rừng thƣờng thả động vật vào buổi sáng và tìm về khi chiều xuống. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, khoanh vùng để chăn thả đang phát triển mạnh nhƣng tập trung chủ yếu ở các xã có đồng bào Kinh sinh sống, còn những nơi có đồng bào Thái, Mƣờng thì mô
hình này vẫn rất hạn chế. Tuy nhiên, việc phá rừng của các động vật thả rông vẫn là vấn đề bức xúc trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Tóm lại, phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng rất đa dạng, phong phú đối với việc bảo vệ rừng. Nó có nhiều tác động tích cực nhƣng cũng không ít mặt tiêu cực lên tài nguyên rừng trên địa bàn. Với huyện Thạch Thành nói chung và các xã có rừng nói riêng, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy đƣợc những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa có tính tích cực đối với công tác bảo vệ rừng từ đó củng cố, xây dựng thêm quy ƣớc, luật lệ của cộng đồng để bảo vệ rừng tốt hơn. Bên cạnh phát huy những mặt tích cực cần hạn chế những tiêu cực trong công tác bảo vệ rừng nhƣ: việc hạn chế sử dụng gỗ trong rừng để làm nhà, làm chuồng trại mà chuyển sang sử dụng các vật liệu thay thế khác; hay áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, giống mới để hạn chế việc đốt, phá rừng làm nƣơng rẫy trái pháp luật, khuyến khích các dự án đầu tƣ hỗ trợ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành.
Từ kết quả nghiên cứu, để duy trì vốn rừng tự nhiên hiện có đồng thời từng bƣớc nâng cao đƣợc diện tích rừng trồng trên địa bàn góp phần vào sự nghiệp chung, phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, vừa đảm bảo đƣợc lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trƣờng mang lại cho ngƣời dân, cho cộng đồng dân cƣ thôn, bản có cuộc sống gắn bó với rừng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau.