Về Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 41 - 44)

CHƢƠNG 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Về Kinh tế Xã hội

3.2.1. Dân số

Theo số liệu báo cáo thống kê năm 2015 Thạch Thành có 136.264 nhân khẩu, trong đó có 92.306 ngƣời trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp là 74.465 ngƣời, chiếm 80,6% tổng số lao động trên địa bàn huyện.

Mật độ dân số trung bình 244 ngƣời/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,71%. Dân số phân bố không đồng đều ở các xã: Thành Minh là xã có dân số đông nhất với 9.083 nhân khẩu, Thạch Tân là xã có dân số ít nhất với 1.910 nhân khẩu.

Dân số đô thị là 6.616 ngƣời, chiếm 4,7 % dân số toàn huyện. Thị trấn Kim Tân có mật độ dân số lớn nhất với 2.605 ngƣời/km2.

3.2.2. Lao động, việc làm, mức sống dân cư

Lực lƣợng lao động đông, lao động đã qua đào tạo tập trung chủ yếu ở cơ quan nhà nƣớc. Lao động nông, lâm nghiệp hầu nhƣ chƣa qua đào tạo. Có thể nói lực lƣợng lao động trong huyện khá dồi dào, song trình độ còn hạn chế, tỷ lệ lao động chƣa có việc làm ổn định còn ở mức cao. Năm 2012 bố trí sắp xếp đƣợc việc làm cho 5.120 ngƣời, trong đó công việc ổn định là 1.824 ngƣời, còn lại là số lao động có việc làm tạm thời. Đây là vấn đề đáng quan tâm cần phải xem xét giải quyết trong thời gian tới.

Mức sống dân cƣ: Tổng thu nhập theo đầu ngƣời năm 2012 là 11.400.000 đồng/ngƣời/năm. Sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 442,6 kg/ngƣời. Đời sống văn hoá của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, 28/28 xã, thị trấn đã dùng điện lƣới quốc gia; 28/28 xã, thị trấn có đƣờng ô tô đi đến trung tâm xã; 28/28 xã, thị trấn có điểm bƣu điện văn hoá. Công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Đến nay có 23/28 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; 28/28 xã, thị trấn có bác sỹ.

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 còn 13,1 %.

3.2.3. Mức thu nhập bình quân đầu người

Bình quân 11,4 triệu đồng/ngƣời/năm. Để đạt đƣợc mức thu nhập ổn định, năm sau cao hơn năm trƣớc, thời gian qua các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng, thu hút nhiều chƣơng trình, dự án, trong đó đáng kể đến các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp, đã tạo ra công ăn việc làm, giải quyết đƣợc hàng ngàn lao động có thêm việc làm.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng A. Giao thông A. Giao thông

Trong những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc và đóng góp của nhân dân, chất lƣợng các công trình giao thông đƣợc cải thiện, phục vụ nhu cầu đi lại và giao lƣu hàng hoá của nhân dân. Đã có 100% số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm, 90% đƣờng liên xã cấp phối hoặc rải nhựa.

Đƣờng bộ: 654,70 km, trong đó có 103,72 km đƣờng nhựa, 6 km đƣờng cấp phối. Gồm có:

- Quốc lộ: rải nhựa 28,70 km, gồm các tuyến đƣờng: + Đƣờng Hồ Chí Minh: 17,00 km

+ Quốc lộ 45: 11,70 km - Tỉnh lộ: 81,20 km

+ Thành Trực - Thành Quảng: 22,00 km. Rải nhựa 22,00 km. + Đƣờng 7 (Bỉm Sơn, Phố cát): 15,00 km. Rải nhựa 15,00 km. + Dốc Trầu - Thạch Quảng: 28,00 km. Rải nhựa 28,00 km.

+ Thành An - Vĩnh Hùng: 10,02 km. Rải nhựa 10,02 km. + Thạch Bình - Cẩm Long: 6,00 km. Cấp Phối 6,00 km. + Đƣờng liên xã và liên thôn: 544,80 km.

+ Đƣờng sông 72 km, trong đó đƣa vào khai thác vận tải: 18 km.

B. Y tế, Giáo dục

+ Giáo dục: Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, chất lƣợng dạy và học trong nhà trƣờng đƣợc nâng lên, cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ. Năm học 2011 - 2012, tỷ lệ học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học đạt 96,30%, tỷ lệ học sinh đƣợc công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 91,30%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đạt 80,20%, tăng 9,10% so với năm học trƣớc. Số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh đều tăng. Toàn huyện có 39 học sinh thi đậu vào trƣờng Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, là đơn vị dẫn đầu về số lƣợng trong các đơn vị miền núi và đã có 643 em thi đậu vào các trƣờng đại học, cao đẳng. Trong năm 2012 có 2 đơn vị đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, nâng tổng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia lên 11 trƣờng.

+ Y tế: Năm 2012 công tác y tế của huyện tiếp tục thực hiện việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, gắn với việc phát triển kinh tế xã hội của điạ phƣơng. Cơ sở vật chất tiếp tục đƣợc hoàn thiện, các dịch vụ khám chữa bệnh phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn. Đến nay toàn huyện đã có 23/28 đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế. Ngoài các cơ sở y tế công lập, đến nay toàn huyện đã có 4 cơ sở y tế tƣ nhân đi vào hoạt động. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc bà mẹ trẻ em đƣợc thực hiện tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,71%, tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi còn 22% giảm 0,90% so với cùng kỳ.

C. Điện lưới

Hệ thống điện nông thôn đã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Các xã thị trấn trên địa bàn huyện đều đã có điện lƣới quốc gia với 100% số hộ dùng điện.

Mạng lƣới bƣu chính viễn thông tiếp tục đƣợc mở rộng phát triển. Đến nay đã có 28/28 xã, thị trấn có trung tâm bƣu điện văn hoá, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện ngày một phát triển.

E. Văn hoá - Thể dục, thể thao

Tổ chức phối hợp giữa các ngành tổ chức tốt hoạt động thông tin tuyên truyền, thể dục, thể thao. Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đƣợc quan tâm nhƣ xây dựng làng văn hoá, xã văn hoá; xây dựng hệ thống đài truyền thanh xã; chỉ đạo sửa đổi bổ sung các hƣơng ƣớc, quy ƣớc làng văn hoá, quan tâm củng cố các đội văn nghệ, nhất là đoàn nghệ thuật dân tộc của huyện...Tháng 9/2008, di tích hang Con Moong xã Thành Yên đƣợc nhà nƣớc công nhận là di tích văn hoá cấp quốc gia.

G. Quốc phòng - An ninh

Các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng đƣợc triển khai thực hiện nghiêm túc từ huyện đến cơ sở, đạt hiệu quả cao trên nhiều mặt công tác nhƣ huấn luyện quân sự, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu...Tình hình an ninh chính trị đƣợc giữ vững ổn định, trật tự xã hội đảm bảo. Công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, văn hoá tƣ tƣởng, an ninh vùng giáo đƣợc quan tâm thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)