Những thuận lợi, hạn chế, nguy cơ và thách thức trong công tác BVR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 55 - 58)

4.2.2.1. Thuận lợi

Công tác BVR ngày càng đƣợc quan tâm, Nhà nƣớc han hành quy định trách nhiệm của chính quyền các cấp về quản lý rừng và đất lâm nghiệp, quy định nhiệm vụ của cán bộ công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã; ký cam kết BVR giữa Chủ tịch UBND huyện, xã, Trƣởng bản và các chủ rừng; các Chỉ thị về việc tăng cƣờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; hầu hết các diện tích rừng đã có chủ quản lý... Ngày càng có nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân, làm giảm sức ép đến tài nguyên rừng.

Thực hiện theo Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016, năm 2015 Tình Thanh Hóa đã tiến hành công tác kiểm kê rừng, kết quả của dự án đã kiểm tra, thống kê lại đƣợc toàn bộ diện tích, trữ lƣợng rừng trên địa bàn tỉnh. Dữ liệu đƣợc số hóa và quản lý trên phần mềm quản lý dữ liệu kiểm kê rừng rất thuận lợi cho công tác BVR.

Lực lƣợng kiểm lâm đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Tổ chức bộ máy, trang thiết bị, chính sách đãi ngộ cho lực lƣợng làm công tác BVR đƣợc quan tâm theo hƣớng tích cực.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật BVR ngày càng đƣợc quan tâm chú trọng, ý thức BVR của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao.

Việc thực hiện công tác PCCCR của các chủ rừng đã có những chuyển biến tích cực.

4.2.2.2. Hạn chế

Việc tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp còn lúng túng, chƣa xác định đƣợc rõ quyền lợi, trách nhiệm của chủ rừng.

Trình độ về máy móc, trang thiết bị hiện đại nhƣ công nghệ thông tin, máy GPS của các cán bộ BVR còn chƣa cao.

Tình tạng xâm canh, phá rừng làm nƣơng, chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang trồng các loài cây nông nghiệp nhƣ mía, ngô...vẫn diễn ra phức tạp.

Trang thiết bị phục vụ cho công tác BVR chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn đầu tƣ cho ngành Lâm nghiệp chủ yếu dành cho chƣơng trình 661, còn vốn đầu tƣ cho khoán BVR chƣa đồng bộ, chƣa sát thực tế.

Một số cơ sở xã, bản chƣa sâu sát cơ sở, việc quản lý rừng tận gốc chƣa chú trọng, kiểm tra, xử lý còn e dè, nể nang, thiếu cƣơng quyết trong xử lý vi phạm, việc phối kết hợp giữa các ngành trong xã còn yếu, thiếu đồng bộ, chƣa gắn trách nhiệm đối với chính quyền cơ sở, khi để mất rừng chƣa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm nên vẫn còn phá rừng làm nƣơng, xâm canh, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra trên địa bàn.

Việc tuyên truyền các chính sách Pháp luật về BVR, một số địa bàn còn chạy theo số liệu.

Việc tham mƣu giúp Chủ tịch UBND xã của một số cán bộ Kiểm lâm địa bàn còn chƣa sâu sát, nhất là việc cấp phát lâm sản, xác nhận đơn của công dân...

4.2.2.3. Nguy cơ và thách thức trong công tác BVR

Bảng 4.4: Nguy cơ và thách thức trong BVR trên địa bàn

Nguy cơ và thách thức Mức độ Mối đe dọa

Phạm vi ranh giới 10

Địa hình phức tạp, hệ thống giao thông phục vụ công tác BVR không thuận tiện, có ranh giới giáp danh với 2 tỉnh, lực lƣợng chuyên trách mỏng.

Gia tăng dân số 8

Tỷ lệ tăng dân số cao, sự gia tăng dân số gây sức ép lớn đến việc sử dụng đất và khai thác tài nguyên rừng trái phép, gây khó khăn rất lớn cho việc BVR trên địa bàn.

Chuyển đổi cây trồng 10

Những năm gần đây, trên địa bàn phát triển diện tích trồng mía rất mạnh, nhu cầu thu mua mía của các tƣ thƣơng ngày càng cao, có nhiều hộ đã giàu lên từ việc trồng mía, nhiều hộ gia đình đã lấn chiếm đất rừng, trồng mía.

Trình độ dân trí thấp nên rất khó nhận thức văn bản Pháp luật BVR

9

Việc nhận thức pháp luật về quản lý BVR đối với cộng đồng dân cƣ thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn, do đó vẫn còn nhiều ngƣời dân tham gia chặt phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản, săn bẫy bắt động vật rừng trái phép.

Một số chủ rừng và chính quyền xã thực hiện việc quản lý BVR không tốt.

8

Một số chủ rừng và chính quyền cấp xã còn hiện tƣợng bỏ mặc, thờ ơ với công tác quản lý BVR, xem nhiệm vụ BVR là chỉ của lực ƣợng Kiểm lâm, khi ngƣời dân có các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, chính quyền cấp xã không ngăn chặn.

Nguy cơ và thách thức Mức độ Mối đe dọa

Lào) có đặc trƣng khô, nóng dẫn đến khô hạn, và thƣờng xuyên xảy ra cháy rừng

Hoạt động của Kiểm lâm còn

hạn chế 8

Trang thiết bị, phƣơng tiện chƣa đáp ứng yêu câu thực hiện nhiệm vụ, hoạt động trên địa bàn rộng, diện tích rừng lớn. Ket quả thực hiện nhiệm vụ còn nhiều hạn chế Khai thác gỗ, lâm sản, sử

dụng đất rừng sản xuất nông nghiệp, săn bắt động vật rừng

9

Cộng đồng dân cƣ thôn, bản 100% các hộ đều khai thác gỗ, lâm sản để làm nhà, làm chuồng trại gia súc, lấy củi đun.

(Ghi chú: Mức độ đe dọa được cho điểm từ 1 đên 10)

Hình 4.2: Cải tạo đất đồi, chuyển đổi từ rừng sang trồng mía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)