đảm bảo quyền lợi của các đối tƣợng này cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
* Các chủ rừng khác
Nhóm đối tƣợng này là những ngƣời có trách nhiệm và quyền lợi liên quan nên tự nguyện tham gia, hỗ trợ cho cộng đồng trong công tác hoạt động bảo vệ rừng trên các địa bàn thôn, bản.
Tóm lại, mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan mà chủ yếu là các đối tƣợng đã phân tích ở trên đƣợc thể hiện thông qua sơ đồ dƣới đây:
4.3. Phong tục, tập quán, kiến thức có tác động tích cực, tiêu cực đến tài nguyên rừng. nguyên rừng.
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, đƣợc cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc nhƣ nghi thức, nghi lễ, nhƣng cũng không tùy tiện nhƣ hoạt động sống thƣờng ngày.
Còn theo từ điển Tiếng Việt năm 1992, phong tục là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, đƣợc mọi ngƣời công nhận và làm theo.
Tập quán là những thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thƣờng ngày, đƣợc mọi ngƣời công nhận và làm theo.
UBND huyện, Hạt kiểm lâm UBND xã Cộng đồng dân cƣ thôn, bản Các chủ rừng khác Bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng
Kiến thức và thể chế bản địa là những luật tục, luật lệ, hƣơng ƣớc của cộng đồng, là những nguyên tắc, quy tắc xử sự trong cộng đồng. Nó đƣợc ngƣời dân trong cộng đồng chấp thuận, xây dựng lên và thực hiện một cách nghiêm túc.
Thể chế bản địa là tổng hợp những quy định và ứng xử tồn tại qua thời gian nhằm phục vụ các mục tiêu của tập thể (Fisher, năm 193).
Kiến thức bản địa là những hiểu biết truyền thống đặc trƣng, tồn tại trong một điều kiện riêng biệt của cả giới nam và nữ, trong một vùng địa lý riêng biệt nào đó. Sự phát triển của hệ thống kiến thức bản địa bao trùm mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả các lĩnh vực quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nó là vấn đề tồn tại của con ngƣời ở từng địa phƣơng khác nhau.
Qua quá trình nghiên cứu điểm ở ba thôn thuộc ba xã của huyện Thạch Thành với đủ 3 thành phần dân tộc Kinh, Thái, Mƣờng sinh sống, tác giả thấy rằng, quá trình lao động sản xuất của các cộng đồng ngƣời này qua nhiều thế hệ đã hình thành một kho tàng phong tục tập quán, kiến thức bản địa nói chung và về khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng.
Các phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa đƣợc cộng đồng quy định để duy trì, phát huy kiến thức truyền thống của các thế hệ đi trƣớc đồng thời dần cải tiến, phát triển ở các thế hệ sau và áp dụng vào quá trình lao động sản xuất nhằm phục vụ cho chính cuộc sống của cộng đồng dân tộc đang sinh sống.
4.3.1. Canh tác nương rẫy
Trên địa bàn huyện Thạch Thành, sản xuất nƣơng rẫy là loại hình canh tác phổ biến của cộng đồng ngƣời dân tộc Thái, Mƣờng. Đặc biệt là ở xã Thành Mỹ có đến trên 90% thành phần dân tộc là ngƣời Mƣờng. Từ bao đời nay, ngƣời Mƣờng, ngƣời Thái đã quen với việc phát đốt nƣơng rẫy để sản xuất lƣơng thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Qua điều tra ở cộng đồng 3 dân tộc trên, sản lƣợng thu đƣợc từ sản xuất nƣơng rẫy đáp ứng từ 40% đến khảng 80% nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày. Thời gian phát nƣơng làm rẫy tập trung vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, thực bì sau khi phát đƣợc rải đều và đốt trắng. Cách làm này làm nâng cao khả năng cung cấp chất mùn cho đất trên toàn diện tích phát dọn, qua đó cung cấp thêm dinh dƣỡng cho cây trồng đồng thời khả năng trừ cỏ dại cao. Đặc biệt ngƣời dân đã có ý thức cao trong việc phòng cháy rừng bằng việc đốt theo chiều gió, đốt từ trên cao
xuốn dƣới thấp, nhiều hộ gia đình còn tạo giải phân cách để đề phòng việc đốt thực bì làm cháy lan vào các khu rừng.
4.3.2. Khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ phục vụ đời sống
Qua khảo sát tại các thôn điểm trên địa bàn các xã Thạch Tƣợng, Thạch Lâm, Thành Mỹ đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu tác giả thấy rằng:
Có đến 85% đến 95% các hộ gia đình là các đồng bào Mƣờng, Thái đều sử dụng vật liệu làm nhà, chuồng trại gia súc là các sản phẩm lấy từ rừng.
Trung bình mỗi năm một hộ khai thác từ rừng khoảng từ 3m3 đến 4m3 và khoảng 20ste đến 30ste củi để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
Điều này cho thấy nhu cầu về gỗ, củi của các thôn là khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán của ngƣời dân trong vùng, do họ sống gần rừng và thƣờng sử dụng gỗ củi để làm nhà, để nấu ăn, làm chuồng trại…và họ không có thói quen sử dụng các sản phẩm nhƣ rơm rạ làm chất đốt.
Săn, bẫy động vật rừng là tập quán lâu đời của cộng đồng dân tộc ngƣời Mƣờng, Thái còn ở cộng đồng ngƣời Kinh thì tình trạng săn bắn xảy ra không nhiều. Mặc dù nhà nƣớc cũng đã đƣa ra một số chính sách hạn chế, hay các chế tài xử phạt hay tỉnh Thanh hóa cũng có các giải pháp khắc phục và xử lý. Theo lãnh đạo các xã và các cán bộ Hạt Kiểm lâm thì khó có thể tính hết đƣợc số lƣợng thực tế các loại động vật bị săn, bẫy, bắt hàng năm trên địa bàn. Mặc dù, công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành đã đƣợc đẩy mạnh và bám sát thu,dỡ những dụng cụ bẫy bắt thủ công, tự chế khá nhiều. Tuy vậy việc săn, bẫy vẫn diễn ra ngày một khó kiểm soát. Mặt khác, theo điều tra phỏng vấn thực tế ngƣời dân cho thấy các hoạt động săn bẫy động vật thƣờng mang tính cơ hội và thƣờng diễn ra mạnh hơn vào thời điểm nông nhàn. Các đối tƣợng săn bẫy thƣờng tập trung vào các hộ trong thôn có kinh tế khó khăn, thƣờng là các hộ nghèo, cận nghèo nên công tác xử lý cũng gặp khó khăn. Đây cũng là một khó khăn lớn trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
4.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật và các quy ước, hương ước
Ý thức tôn trọng pháp luật và các quy chế, luật lệ của cộng đồng là yếu tố thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân trong cộng đồng vào việc quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng đồng thời đây cũng là nhân tố thuận lợi cho việc phát triển những tổ chức và quy ƣớc, luật lệ của cộng đồng về bảo vệ rừng.
Qua điều tra thực tế, hầu hết các xã đều có cán bộ Kiểm lâm địa bàn phụ trách. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, đặc biệt là Luật bảo vệ và phát triển rừng luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với mỗi cán bộ Kiểm lâm. Qua tuyên truyền, phổ biến, hầu hết ngƣời dân trong cộng đồng dân cƣ thôn, bản đều có ý thức tôn trọng pháp luật của Nhà nƣớc. Việc ban hành thông tƣ 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ NN&PTNT về việc hƣớng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ƣớc bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cƣ thôn, bản.
Tùy từng điều kiện của từng cơ sở, các thôn bản đã xây dựng đƣợc quy ƣớc, hƣơng ƣớc của mình, phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nƣớc quy định. Mặc dù kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn, song họ sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ bình đẳng những lợi ích chung của cộng đồng. Họ dựa vào cộng đồng để tồn tại và tự nguyện tuân theo các quy chế, luật lệ của cộng đồng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn tồn tại một số trƣờng hợp chấp hành chƣa nghiêm một vài quy định của nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Nhƣng phần lớn đây là những ngƣời chƣa hiểu hoặc hiểu chƣa đầy đủ các quy định về bảo vệ rừng hoặc do điều kiện cuộc sống còn quá nhiều khó khăn. Mặt khác, vẫn còn tồn tại một số cán bộ thừa hành, thực hiện và thực thi pháp luật hay luật bảo vệ phát triển rừng tại địa phƣơng không nghiêm túc, thiếu tinh thần trách nhiệm…
4.3.4. Chăn thả gia súc trong rừng
Qua điều thực tế, phần lớn ngƣời dân trên địa bàn các xã đƣợc chọn làm điểm nghiên cứu có thói quen thả rông động vật nhƣ Trâu, Bò, Ngựa…vào trong rừng, chỉ khi cần thiết sử dụng nhƣ cày, bừa, cung cấp sức kéo cho sản xuất Nông nghiệp hay cần bán thì họ mới đi tìm chúng về. Một số hộ gia đình sống gần rừng hay cạnh bìa rừng thƣờng thả động vật vào buổi sáng và tìm về khi chiều xuống. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, khoanh vùng để chăn thả đang phát triển mạnh nhƣng tập trung chủ yếu ở các xã có đồng bào Kinh sinh sống, còn những nơi có đồng bào Thái, Mƣờng thì mô
hình này vẫn rất hạn chế. Tuy nhiên, việc phá rừng của các động vật thả rông vẫn là vấn đề bức xúc trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Tóm lại, phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng rất đa dạng, phong phú đối với việc bảo vệ rừng. Nó có nhiều tác động tích cực nhƣng cũng không ít mặt tiêu cực lên tài nguyên rừng trên địa bàn. Với huyện Thạch Thành nói chung và các xã có rừng nói riêng, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy đƣợc những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa có tính tích cực đối với công tác bảo vệ rừng từ đó củng cố, xây dựng thêm quy ƣớc, luật lệ của cộng đồng để bảo vệ rừng tốt hơn. Bên cạnh phát huy những mặt tích cực cần hạn chế những tiêu cực trong công tác bảo vệ rừng nhƣ: việc hạn chế sử dụng gỗ trong rừng để làm nhà, làm chuồng trại mà chuyển sang sử dụng các vật liệu thay thế khác; hay áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, giống mới để hạn chế việc đốt, phá rừng làm nƣơng rẫy trái pháp luật, khuyến khích các dự án đầu tƣ hỗ trợ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa trên cơ sở cộng đồng tại huyện Thạch Thành.
Từ kết quả nghiên cứu, để duy trì vốn rừng tự nhiên hiện có đồng thời từng bƣớc nâng cao đƣợc diện tích rừng trồng trên địa bàn góp phần vào sự nghiệp chung, phù hợp với chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, vừa đảm bảo đƣợc lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trƣờng mang lại cho ngƣời dân, cho cộng đồng dân cƣ thôn, bản có cuộc sống gắn bó với rừng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau.
4.4.1. Các giải pháp về chính sách
4.4.1.1. Xây dựng chính sách hưởng lợi đối với cộng đồng được giao rừng để quản lý bảo vệ.
Thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp, giao rừng, việc giao rừng cho các cộng đồng quản lý bảo vệ và hƣởng lợi là một giải pháp vừa bảo vệ đƣợc rừng đồng thời làm tăng thu nhập của ngƣời dân trong cộng đồng, vừa tiết kiệm đƣợc ngân sách nhà nƣớc dành cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Theo Báo cáo số 167/BC- SNN&PTNT ngày 31/10/2012 về kết quả khảo sát thực trạng đất sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, hạ tầng thủy lợi và tình hình sử dụng đất của các nông, lâm trƣờng
tại 11 huyện miền núi thì đến năm 2010 tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất lâm nghiệp.
Trên thực tế cho thấy, nhiều hộ gia đình sau khi nhận đất nhận rừng đã đƣa vào quản lý kinh doanh rừng đúng mục đích, cho thấy ảnh hƣởng tích cực của công tác này đến kinh tế ngƣời dân gần rừng đồng thời tài nguyên rừng đƣợc bảo vệ và ngày càng phát triển. Những diện tích đất lâm nghiệp, rừng ở những khu xa dân cƣ, địa hình hiểm trở, hộ gia đình không có điều kiện bảo vệ thƣờng đƣợc giao cho các tổ chức là cộng đồng dân cƣ nhằm tránh các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng.
Bên cạnh những ƣu điểm thì công tác giao đất giao rừng vẫn gặp phải một số các hạn chế nhƣ: công tác giao đất giao đất lâm nghiệp, giao rừng tiến hành khá ồ ạt, với thời gian ngắn, một số nơi giao chƣa đúng đối tƣợng cho các cộng đồng đủ điều kiện để quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng có hiệu quả…Do đó, diện tích rừng đƣợc giao cho các cộng đồng quản lý vẫn xảy ra các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.
Việc Thanh Hóa vận dụng chính sách của nhà nƣớc phù hợp với điều kiện của địa phƣơng đã tạo cơ sở pháp lý để hình thành và mở rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng. Tuy nhiên, sự vận dụng chính sách đó mới chỉ dừng lại ở mức hẹp. Còn trong thực tế quản lý rừng, vai trò tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng ngày một quan trọng và cấp thiết hơn.
Trên cơ sở những chính sách hƣởng lợi của Nhà nƣớc, của tỉnh Thanh Hóa với cộng đồng dân cƣ nhận rừng để bảo vệ và căn cứ đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn. Chúng tôi đề xuất một số chính sách hƣởng lợi nhƣ sau:
A. Về quyền hƣởng lợi
Nguyên tắc xác định quyền hƣởng lợi của cộng đồng đƣợc Nhà nƣớc giao rừng: Để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nƣớc và cộng đồng dân cƣ thôn, bản trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên.
Quyền hƣởng lợi trên đất rừng đƣợc giao bao gồm: Gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen tƣơng ứng với công sức cộng đồng dân cƣ thôn bản đầu tƣ vào.
B. Về trình tự, thủ tục hƣởng lợi * Đối với gỗ
- Chỉ đƣợc khai thác gỗ từ nhóm III đến nhóm VIII
- Khai thác chính gỗ khi rừng có trữ lƣợng trên 100 m3/ha và trữ lƣợng cây đạt cấp kính khai thác trong lô lớn hơn 30% tổng trữ lƣợng lô đó (cấp kính nhóm VII-VIII trên 35cm; cấp kính nhóm III-VI đạt trên 45cm).
- Thủ tục:
Cộng đồng có nhu cầu khai thác gỗ cần trình bày lý do khai thác, thống kê diện tích, sản lƣợng số cây cần khai thác để UBND xã xác nhận, UBND huyện cấp phép khai thác.
Hạt kiểm lâm và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, thẩm định và tổng hợp hồ sơ báo cáo lên UBND huyện cấp giấy phép khai thác. Giấy phép khai thác đƣợc gửi cho Hạt kiểm lâm sở tại để kiểm tra, giám sát quá trình khai thác. Sau khi khai thác gỗ xong, chủ rừng báo cáo cho Hạt kiểm lâm sở tại để xác nhận nguồn gốc của gỗ.
* Đối với lâm sản ngoài gỗ
- Khi khai thác cho nhu cầu sử dụng tại chỗ, cộng đồng dân cƣ thôn bản chủ động khai thác và báo với UBND xã sở tại.
- Khi khai thác mang tính thƣơng mại cần thông qua hƣớng dẫn, kiểm tra của Kiểm lâm địa bàn và cộng đồng cần làm đơn xin khai thác gửi UBND xã xác nhận, UBND huyện cấp giấy phép khai thác. Cộng đồng đƣợc cấp giấy phép khai thác tự tổ chức tiến hành, thuê khoán, khai thác theo quy định hiện hành và cộng đồng chịu hoàn toàn chi phí liên quan đến công tác này.
C. Về cơ chế hƣởng lợi