Vai trò và mối quan tâm của các bên liên quan đến BVR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 65 - 71)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành

4.2.5. Vai trò và mối quan tâm của các bên liên quan đến BVR

4.2.5.1. Vai trò của các bên liên quan đến BVR

a) Ngƣời dân trong cộng đồng dân cƣ thôn, bản

Ngƣời dân ở cộng đồng dân cƣ thôn bản nhất là đối với cộng đồng dân tộc ít ngƣời có cuộc sống gắn bó với rừng. Họ vừa là đối tƣợng khai thác, chặt phá lấn chiếm rừng, đất rừng cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày vừa là đối tƣợng tham gia các hoạt động bảo vệ rừng (tuần tra bảo vệ, kiểm tra, giám sát, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng về các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, phát hiện và tham gia chữa cháy rừng….). Họ có khả năng thay đổi tập quán và kiểm soát các hoạt động của mình để hạn chế tác động xấu đến rừng. Với những phân tích trên, chúng ta có

thể thấy đƣợc vai trò hết sức quan trọng của ngƣời dân trong cộng đồng dân cƣ thôn, bản. Vì vậy, cần có các giải pháp phù hợp đối với cộng đồng dân cƣ thôn bản trong lĩnh vực bảo vệ rừng để vừa đảm bảo đƣợc đời sống của họ vừa làm tốt nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp.

b) Các tổ chức đoàn thể khác trong cộng đồng dân cƣ

Đây là các tổ chức nhƣ Hội nông dân, Chi đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…trong cộng đồng dân cƣ thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động theo điều lệ Hội và tham gia vào các công việc trong bảo vệ rừng khi đƣợc huy động, đây cũng là lực lƣợng tại chỗ cần thiết khi xảy ra các tình huống bất ngờ mà phải huy động nhanh.

c) Tổ bảo vệ rừng thôn, bản

Tổ bảo vệ rừng là lực lƣợng tham gia vào công tác tuần tra bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, phát hiện, phối hợp bắt giữ, phối hợp xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng theo các quy ƣớc thôn, bản của địa phƣơng. Lực lƣợng này còn tham vấn, đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm do họ bắt giữ và chuyển giao.

d) Ban quản lý cộng đồng dân cƣ thôn, bản

Thành phần là các lực lƣợng lãnh đạo nòng cốt trong cộng đồng thôn, bản đóng vai trò quan trọng, quyết định trong việc nhận rừng để quản lý, bảo vệ và hƣởng lợi theo cơ chế chính sách của Nhà nƣớc.

Là đối tƣợng giúp kết nối chặt chẽ các mối quan hệ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng với các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng. Đồng thời, lực lƣợng này lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của thôn, bản trong công tác bảo vệ rừng.

e) Chính quyền xã sở tại

Chính quyền xã thực hiện trách nhiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo các quy định của Nhà nƣớc.

Chính quyền xã là trung tâm khâu nối các mối quan hệ giữa chính quyền cấp huyện, các cơ quan liên quan với cộng đồng dân cƣ thôn, bản về thực hiện công tác

quản lý, bảo vệ rừng và xử phạt các hành vi trái pháp luật trong lâm nghiệp theo thẩm quyền.

Lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các hoạt động của cộng đồng dân cƣ thôn, bản và kiểm lâm phụ trách thuộc địa bàn xã.

Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ các khu rừng chƣa giao cho các tổ chức, cá nhân nào trên địa bàn xã.

Là thành viên quan trọng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện cá giải pháp bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng thôn, bản.

Tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý, bảo vệ rừng giữa các thôn, bản trong xã và phối hợp với các xã lân cận, giáp ranh giải quyết một số vấn đề khác theo thẩm quyền.

f) Hạt kiểm lâm Huyện

Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phƣơng án phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Hƣớng dẫn chủ rừng lập, thực hiện phƣơng án bảo vệ rừng, bồi dƣỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.

Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng,vận chuyển, kinh doanh, lƣu thông lâm sản, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ, phát triển rừng.

Tuyên truyền, vận động, phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng Tổ chức bảo vệ các khu rừng trọng điểm trên địa bàn

Thực hiện hợp tác quốc tê, kiểm tra kiểm soát các sản phẩm từ rừng. g) Các chủ rừng trên địa bàn

Các chủ rừng là đối tác quan trọng trong bảo vệ rừng. Họ biết rõ về rừng tại địa phƣơng, nắm bắt đƣợc các đối tƣợng thƣờng tham gia chặt phá, khai thác, lấn chiếm, mua bán trái phép…các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng. Trên cơ sở các

nguồn thông tin có đƣợc từ các chủ rừng để các đơn vị có trách nhiệm tổ chức ngăn chặn có hiệu quả và kịp thời nhất.

h) Cộng đồng dân cƣ thôn, bản

Sống gần gũi, gắn bó với rừng nhất, nắm đƣợc tình hình phân bố của tài nguyên rừng để tổ chức bảo vệ có hiệu quả nhất.

Có phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa liên quan đến công tác bảo vệ rừng.

Có lực lƣợng và điều hành các hoạt động bảo vệ rừng.

Là lực lƣợng kết nối các bên liên quan về thực hiện các hoạt động phục vụ công tác bảo vệ rừng.

i) Cộng đồng thôn, bản khác

Đây chủ yếu là các cộng đồng có rừng ở các vùng giáp ranh, các vùng lân cận có vai trò bảo vệ rừng của họ và phối hợp bảo vệ rừng ở các khu vực tiếp giáp với cộng đồng thôn bản có rừng liên quan.

Các cộng đồng này cũng tham gia vào giải quyết các tranh chấp trong sử dụng tài nguyên rừng.

j) Ngƣời buôn bán, khai thác lâm sản trái phép

Gồm các đối tƣợng khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Lực lƣợng này có mâu thuẫn gay gắt với các thành phần tham gia công tác bảo vệ rừng. Tuy vậy, họ cũng sẽ là những ngƣời thông tin cho các cơ quan liên quan để xử lý các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng khi phát sinh các mâu thuẫn trong sản xuất kinh doanh.

k) Ủy ban nhân dân huyện

Ban hành các chủ trƣơng, chính sách, văn bản chỉ đạo các cơ quan, các bên liên quan trên địa bàn thực hiện bảo vệ rừng trong đó có bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng.

Kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ rừng theo các quy định Hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ rừng.

4.2.5.2. Mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò BVR trên cơ sở cộng đồng của các bên liên quan

Qua thảo luận, đánh giá và phân tích các thông tin đã đƣợc thu thập đƣợc, chúng tôi xác định đƣợc mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng của các bên liên quan, kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 4.8:

Bảng 4.8: Mối quan tâm đến tài nguyên rừng và vai trò bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng của các bên liên quan

Các đối tƣợng

Mối quan tâm đến tài nguyên rừng

Vai trò bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng Khó khăn, vƣớng mắc Mức độ Hộ gia đình, các cá nhân trong cộng đồng Trực tiếp sử dụng tài nguyên rừng

Tham gia các hoạt động bảo vệ rừng theo sự phân công của cộng đồng

Trình độ dân trí không cao, đời sống khó khăn, thiết bị phƣơng tiện thiếu, quyền hạn bị hạn chế.

10

Tổ bảo vệ rừng

Hƣởng công tuần tra, kiểm tra trong bảo vệ rừng, phát hiện, phối hợp trong xử lý các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng

Trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong bảo vệ rừng theo kế hoạch của cộng đồng dân cƣ thôn, bản

Thiếu trang thiết bị, phƣơng tiện cho hoạt động bảo vệ rừng. quyền hạn về thực hiện vẫn còn hạn chế 9 Các tổ chức đoàn thể Trách nhiệm bảo vệ rừng của các hội viên phát triển kinh tế trên địa bàn

Thực hiện các hoạt động về tuyên truyền, vận động các cá nhân trong cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ rừng Hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ trang thiết bị, quyền hạn về công tác bảo vệ rừng 8 Lãnh đạo thôn, bản Thực hiện các nhiệm vụ dƣới sự chỉ đạo của chính quyền xã giao cho, phục vụ

Chỉ đạo các hoạt động bảo vệ rừng và xử phạt các hành vi vi phạm quy ƣớc, hƣơng ƣớc của thôn, bản

Thiếu trang thiết bị, hạn chế về quyền hạn và năng lực trong

Các đối tƣợng

Mối quan tâm đến tài nguyên rừng

Vai trò bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng Khó khăn, vƣớng mắc Mức độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

bảo vệ rừng Chính quyền xã sở tại Trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định, thu lợi từ rừng, bả vệ rừng, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

Xây dựng và tổ chức thực hiện các phƣơng án, kế hoạch bảo vệ rừng. Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, cộng đồng để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và bảo vệ rừng thep thẩm quyền

Thiếu trang thiết bị, kinh phí hoạt động trong bảo vệ rừng, phối hợp giữa các ban ngành trong xã chƣa chặt chẽ 10 Hạt kiểm lâm Thực hiện các chức năng nhiệm vụ bảo vệ rừng đƣợc nhà nƣớc giao theo quy định

Tham mƣu cho ủy ban nhân dân huyện xây dựng các phƣơng án, kế hoạch bảo vệ rừng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng. Chủ động phối hợp với cộng đồng tuần tra bảo vệ, xử phạt các hành vi xâm hại đến tai nguyên rừng

Lực lƣợng mỏng,thiếu trang thiết bị phục vụ công tác, chế độ ƣu đãi chƣa tƣơng xứng với yêu cầu, quyền hạn còn hạn chế 10 Ủy ban nhân dân huyện Thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng theo đúng quy định

Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ rừng, hỗ trợ các trang thiết bị, phƣơng tiện cho công tác bảo vệ rừng

Cơ chế, chính sách chƣa đồng bộ, ngân sách cho bảo vệ rừng còn hạn chế 10 Cộng đồng thôn, bản Trực tiếp sử dụng, hƣởng lợi tài nguyên rừng

Trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo kế hoạch, phƣơng án của cộng đồng thôn, bản Trình độ còn thấp, thiếu trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ cho công việc; chuyên môn, nghiệp vụ, quyền 10

Các đối tƣợng

Mối quan tâm đến tài nguyên rừng

Vai trò bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng Khó khăn, vƣớng mắc Mức độ hạn trong bảo vệ rừng còn hạn chế Cộng đồng thôn, bản khác Trực tiếp hƣởng lợi từ tài nguyên rừng Thực hiện các hoạt động bảo vẹ rừng theo ranh giới

Trình độ dân trí thấp, thiếu trang thiết bị; phƣơng tiện, chuyên môn nghiệp vụ, quyền hạn trong bảo vệ rừng còn hạn chế 8 Các chủ rừng khác

Bảo vệ rừng theo quy định Hỗ trợ cho cộng đồng trong bảo vệ rừng ở một số mặt khác Thiếu lực lƣợng, phƣơng tiện 8 Ngƣời khai thác lâm sản trái phép

Là nơi cung cấp lâm sản

Địa hình phức tạp, chi phí cao, bị cấm khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)