Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới công tác quản lý bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 46)

vệ rừng tại địa phƣơng.

4.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Thuận lợi

- Huyện Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý: Có đƣờng Hồ Chí Minh và Quốc lộ 45 đi qua, giúp huyện có điều kiện giao lƣu kinh tế - văn hoá, tạo nhiều thuận lợi phát triển lâm nghiệp.

- Thạch thành là một huyện miền núi tuy nhiên có nhiều thung lũng bằng phẳng thuận tiện cho phát triển lâm nghiệp. Theo số liệu và bản đồ thổ nhƣỡng của tỉnh, huyện Thạch Thành với diện tích điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng vào nông nghiệp, lâm nghiệp và có khả năng nông lâm kết hợp.

- Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hoá nhiệt độ trung bình hằng năm không quá cao, lƣợng mƣa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng chọt.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi, rừng trồng phát triển, đây là cơ hội lớn cho huyện Thạch Thành phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tài nguyên rừng trên địa bàn huyện đa dạng về thực vật, phong phú về động vật, có khả năng thu hút các Dự án đầu tƣ phát triển lâm nghiệp, do đó công tác QLBVR ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn.

4.1.1.2. Khó khăn

- Với vị trí địa địa lý giáp ranh với tỉnh Hòa Bình, tỉnh Ninh Bình dẫn tới rất khó kiểm soát, cũng nhƣ phối hợp kiểm tra, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép thƣờng xuyên xảy ra, làm cho diện tích, chất lƣợng rừng ngày càng giảm sút.

- Cũng do Thạch Thành là huyện miền núi, có địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, do vậy cản trở lớn cho các hoạt động phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Với lƣợng mƣa khá lớn, cộng thêm với nền địa hình miền núi phức tạp, dễ dẫn đến các hiện tƣợng lũ quét, lũ ống cục bộ, gây thiệt hại lớn tới kinh tế của huyện.

- Thạch Thành cũng chiểu ảnh hƣởng của hiện tƣợng gió phơn (gió Lào) có đặc trƣng khô, nóng dẫn đến khô hạn, và thƣờng xuyên xảy ra cháy rừng.

4.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thuận lợi

- Trên địa bàn đang triển khai đầu tƣ nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đầu tƣ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

- Dân số đông, tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp là 74.465 ngƣời, chiếm 80,6% tổng số lao động trên địa bàn huyện, trình độ dân trí cao, nhanh chóng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải thuận lợi cho các tiềm năng phát triển kinh tế.

- Các cơ sở y tế, giáo dục, thông tin văn hóa xã hội cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, học tập và tiếp nhận các thông tin cho mọi đối tƣợng trên địa bàn.

- Công tác giao đất lâm nghiệp kịp thời và đồng bộ, rừng đã có chủ thực sự nên các dự án triển khai khá thuận lợi, công tác bảo vệ rừng theo hƣớng xã hội hóa đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng phát triển mạnh trong nhân dân.

- Trong những năm qua thông qua các chƣơng trình dự án, xác định đƣợc tập đoàn cây trồng phù hợp đem lại hiệu quả cao nhƣ: Thông Nhựa, Keo các loại, Lim Xanh, Sao đen... đã thực sự khẳng định kỹ thuật kinh nghiệm trồng và chăm sóc trên những điều kiện lập địa khác nhau, những đồi gò trơ sỏi đá nay đã thành rừng. Qua nhiều khó khăn thử thách càng có thêm kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất,

toàn Đảng toàn dân đoàn kết một lòng với sự nghiệp quy hoạch phát triến rừng trong những năm tới chắc chắn rẽ đạt kết quả tốt.

4.1.2.1. Khó khăn

- Đời sống ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhất là ngƣời dân sống trong rừng, gần rừng, lao động nhàn rỗi trong dân còn nhiều. Vì vậy, họ thƣờng xuyên vào rừng khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

- Ý thức chấp hành pháp luật về BVR vẫn còn một số bộ phận cán bộ, nhân dân cố tình vi phạm, trong công tác xử lý đôi khi còn để xảy ra tình trạng e dè, nể nang, thiếu cƣơng quyết.

- Hiện nay trong một số bộ phận ngƣời dân xuất hiện phong trào làm nhà sàn, nhu cầu sử dụng lâm sản của ngƣời dân và thị trƣờng ngày càng cao, đây là nguyên nhân rừng bị chặt phá, khai thác trái phép.

- Mật độ dân số phân bố không đồng đều trên địa bàn huyện, cơ cấu lao động còn chƣa phù hợp với tình hình địa phƣơng, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, chủ yếu tập trung ở các vùng gần rừng và trong rừng. Đây cũng là thác thức lớn trong việc tổ chức phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, nhất là công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Công tác phòng chống cháy rừng đã đƣợc nâng cao tuy nhiên, lực lƣợng phòng chống cháy rừng của huyện còn mỏng, các trang thiết bị phục vụ công tác này còn thiếu.

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành Thành

4.2.1. Thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Thạch Thành

4.2.1.1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật

Công tác tuyên truyền giáo dục luôn đƣợc xem là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác BVR. Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm BVR trong quần chúng nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khai thác, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép.

Trong những năm gần đây Hạt Kiểm lâm đã tích cực phối hợp với các Dự án về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn để lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, một số dự án nhƣ: Dự án trồng rừng 661, Dự án trồng rừng nguyên liệu,... Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với đơn vị các cấp thực hiện họp dân triển khai phổ biến Thông tƣ 52/2008/TT-BNN về trồng rừng thay thế nƣơng rẫy cho các đồng bào miền núi rất đƣợc cộng đồng các dân tộc thiểu số của huyện quan tâm.

Hàng năm Hạt Kiểm lâm và các cán bộ của huyện đƣợc tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác khuyến lâm địa bàn. Kết quả công tác tuyên truyền từ năm 2012 – 2016 đƣợc thể hiện ở bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2012-2016

Hình thức tuyên truyền ĐVT Năm thực hiện Cộng

2012 2013 2014 2015 2016

Thông tin đại chúng

- Truyền hình Tin, bài 0 8 7 7 9 31

- Báo chí Tin, bài 2 2 3 4 5 16

- Truyền thanh Tin, bài 2 2 3 2 4 13

Họp dân

- Số buổi Buổi 245 248 256 278 295 1322

- Số lƣợt ngƣời tham gia Lƣợt 6579 6839 7953 8103 8236 37710

Trƣờng học

- Số buổi Buổi 14 15 14 13 15 71

- Lƣợt học sinh tham gia Lƣợt 5824 6240 5947 5756 6518 30285

Tuyên truyền lƣu động Lƣợt 2 3 1 3 3 12

Quy ƣớc BVR Bản 204 211 229 235 235 1114

Số cam kết BVR CK 3526 3538 3754 3754 3754 18326

Tranh, ảnh, tờ rơi Tờ 346 742 830 1080 1530 4528

Từ những kết quả thực hiện trên và qua phỏng vấn các cán bộ Hạt Kiểm lâm, thực tế cho thấy trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR ngày càng đƣợc đẩy mạnh, phƣơng pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền từng bƣớc phù hợp với tình hình thực tế ở từng cơ sở xã, thôn. Và một điểm đáng lƣu ý đó là đã mở rộng đối tƣợng tuyên truyền từ các em học sinh đến ngƣời cao tuổi trong cộng đồng đều đƣợc tiếp cận, nên đã dần nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong công tác BVR.

Tuy nhiên, cũng từ kết quả phỏng vấn cán bộ Hạt Kiểm lâm cho thấy công tác tuyên truyền vẫn còn một số hạn chế sau:

Công tác tuyên truyền chủ yếu là do Kiểm lâm địa bàn phụ trách, một số cán bộ Kiểm lâm địa bàn chƣa chuyên sâu về nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, hầu hết dân cƣ sống trong rừng và vùng ven rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều, do đó việc tiếp thu pháp luật nói chung và phát luật về Bảo vệ và phát triển rừng nói riêng còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật BVR tập trung ở các thôn, xã có rừng, chƣa rải đều trên các vùng dân cƣ, hầu hết các đối tƣợng vi phạm lâm luật đều là dân ở địa bàn thôn, xã khác, nhận thức về BVR của cán bộ, nhân dân có chuyển biến theo hƣớng tích cực nhƣng chƣa mạnh, chƣa sau, vẫn còn một số bộ phận cán bộ, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Do vậy, công tác tuyên truyền về BVR cần đƣợc tăng cƣờng và tổ chức thƣờng xuyên hơn, không chỉ tập trung ở các thôn, bản, xã còn nhiều rừng mà nên phổ biến sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.

4.2.1.2. Ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng

Cùng với nhiều chính sách khuyến khích công tác BVR của Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng thì việc thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng các biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng;

Chỉ thị số 1685/20/2011/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống ngƣời thi hành công vụ. Để có biện pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế thấp nhất hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã phối hợp với Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện thành lập đội liên ngành phối hợp với chính quyền địa phƣơng các xã thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, quy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại tài nguyên rừng. Tổ Pháp chế - Lƣu động của Hạt, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến lâm sản, động vật hoang dã để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật có thể xảy ra trên địa bàn huyện.

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Thạch Thành, số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn Hạt quản lý từ năm 2012 – 2016 đƣợc thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2: Thống kê tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn

Năm Tổng số vụ Các hành vi vi phạm Lật bảo vệ và phát triển rừng Khai thác (Số vụ) Mua bán, vận chuyển (Số vụ) Cất dấu (Số vụ) Tổng khối lƣợng tịch thu (m3 gỗ) Phá rừng Cháy rừng Số vụ Diện tích thiệt hại (ha) Số vụ Diện tích thiệt hại (ha) 2012 25 6 11 3 40 2 2,5 3 5 2013 21 5 9 5 33 1 0,6 1 0,8 2014 30 8 12 3 38 3 2,1 4 12 2015 22 6 7 4 42 2 1,7 3 5 2016 26 6 10 6 25 2 0,5 2 7 Tổng 124 31 49 21 178 10 7,4 13 29,8

4.2.1.2. Công tác phòng cháy và chữa cháy rừng

Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, chịu ảnh hƣởng của gió phơn khô nóng, nhiệt độ cao, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp V - cực kỳ nguy hiểm.

Trƣớc tình trạng trên, để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng cững nhƣ các thiệt hại do cháy rừng gây ra. Từ kết quả phỏng vấn cán bộ Kiểm lâm, ngay từ đầu mùa hanh khô hàng năm, Hạt Kiểm lâm đã tham mƣu cho UBND huyện xây dựng, tổ chức thực hiện phƣơng án PCCCR trên địa bàn toàn huyện, xây dựng BCĐ PCCCR của huyện, ban hành các văn bản tăng cƣờng biện pháp PCCCR, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCCCR, chỉ đạo UBND các xã, các chủ rừng xây dựng phƣơng án PCCCR cho diện tích rừng đƣợc giao quản lý, bảo vệ, xây dựng lực lƣợng xung kích chữa cháy rừng, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR. Tổ chức ký hợp đồng cán bộ công tác mùa khô (6 tháng). Hàng năm BCĐ PCCCR của huyện giao cho Hạt Kiểm lâm phối hợp với các lực lƣợng vũ trang Công an, Quân đội tổ chức diễn tập PCCCR cảu huyện Thạch Thành.

Trong quý 1 năm 2017, huyện Thạch Thành đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, PCCCR; tổ chức đƣợc 2 lớp tập huấn về nghiệp vụ PCCCR, 45 hội nghị tuyên truyền với hơn 2.300 lƣợt ngƣời tham gia; đồng thời tổ chức khảo sát, khoanh vùng trọng điểm cháy tại 4 xã với hơn 1.600 ha, thực hiện phát dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy đƣợc 40 ha…

Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã tích cực chỉ đạo lực lƣợng kiểm lâm địa bàn tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng xây dựng phƣơng án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hƣớng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi phƣơng án đƣợc phê duyệt. Huy động lực lƣợng dân quân tự vệ, các lực lƣợng và phƣơng tiện khác trong việc PCCCR; phòng, chống phá rừng trái phép. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cƣ về công tác bảo vệ rừng và PCCCR...

Bên cạnh đó, huyện Thạch Thành cũng tăng cƣờng quản lý các hoạt động canh tác nƣơng rẫy theo quy hoạch, hƣớng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nƣơng

làm rẫy, quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nƣơng làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác trong thời kỳ khô hạn. Tiến hành kiểm tra, rà soát phƣơng án và các biện pháp triển khai thực hiện phƣơng án PCCCR ở cơ sở theo phƣơng châm “4 tại chỗ”. Tổ chức thƣờng trực 24/24 giờ trong ngày, bố trí lực lƣợng canh phòng ở những khu vực trọng điểm.

Hình 4.1: Tăng cƣờng công tác tuần tra bảo vệ rừng, PCCCR ở Thạch Thành

Hiện nay công tác PCCCR trên địa bàn huyện đang gặp phải những khó khăn, thách thức:

- Địa hình đồi núi, chia cắt phức tạp, khó bố trí các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ công tác PCCCR.

- Khó xây dựng các đƣờng lâm nghiệp phục vụ sản xuất lâm nghiệp cũng nhƣ ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

- Các chủ rừng không kiểm soát đƣợc lƣợng ngƣời hoạt động trong rừng. - Huyện Thạch Thành thƣờng xảy ra cháy rừng là mùa khô, hoạt động của gió phơn mạnh, khó có thể kiểm soát đƣợc lửa.

4.2.1.3. Xây dựng lực lượng và cơ sở vật chất phục vụ công tác BVR

Huyện Thạch Thành hiện có 72 tổ đội BVR, PCCCR với 459 ngƣời, 18 trung đội dân quân tự vệ với 342 ngƣời.

Trên địa bàn huyện Thạch Thành có các đơn vị tham gia phối hợp về công tác bảo vệ và phát triển rừng:

- Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Thành quản lý trên địa bàn 28 xã, thị trấn; - Ban QLRPH Thạch Thành quản lý trên địa bàn 9 xã;

- Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc quản lý trên địa bàn 1 xã; - Khu DTLS Ngọc Trạo quản lý trên địa bàn 1 xã;

- Nông trƣờng Thạch Quảng quản lý trên địa bàn 3 xã; - Nông trƣờng Vân Du quản lý trên địa bàn 6 xã, thị trấn; - VQG Cúc Phƣơng quản lý trên địa bàn 3 xã;

Hạt Kiểm lâm Thạch Thành thƣờng xuyên tạo điều kiện để CBCC học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời ký mới. Theo nhƣ quy định của Chính phủ, định mức mỗi Kiêm lâm quản lý 1000 ha rừng.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác BVR trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát thực tế cho thấy, các công trình quan trọng phục vụ cho công tác PCCCR nhƣ hệ thống đƣờng lâm nghiệp, chòi canh lửa trên đại bàn huyện chƣa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)