Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 49 - 51)

Hình thức tuyên truyền ĐVT Năm thực hiện Cộng

2012 2013 2014 2015 2016

Thông tin đại chúng

- Truyền hình Tin, bài 0 8 7 7 9 31

- Báo chí Tin, bài 2 2 3 4 5 16

- Truyền thanh Tin, bài 2 2 3 2 4 13

Họp dân

- Số buổi Buổi 245 248 256 278 295 1322

- Số lƣợt ngƣời tham gia Lƣợt 6579 6839 7953 8103 8236 37710

Trƣờng học

- Số buổi Buổi 14 15 14 13 15 71

- Lƣợt học sinh tham gia Lƣợt 5824 6240 5947 5756 6518 30285

Tuyên truyền lƣu động Lƣợt 2 3 1 3 3 12

Quy ƣớc BVR Bản 204 211 229 235 235 1114

Số cam kết BVR CK 3526 3538 3754 3754 3754 18326

Tranh, ảnh, tờ rơi Tờ 346 742 830 1080 1530 4528

Từ những kết quả thực hiện trên và qua phỏng vấn các cán bộ Hạt Kiểm lâm, thực tế cho thấy trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR ngày càng đƣợc đẩy mạnh, phƣơng pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền từng bƣớc phù hợp với tình hình thực tế ở từng cơ sở xã, thôn. Và một điểm đáng lƣu ý đó là đã mở rộng đối tƣợng tuyên truyền từ các em học sinh đến ngƣời cao tuổi trong cộng đồng đều đƣợc tiếp cận, nên đã dần nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong công tác BVR.

Tuy nhiên, cũng từ kết quả phỏng vấn cán bộ Hạt Kiểm lâm cho thấy công tác tuyên truyền vẫn còn một số hạn chế sau:

Công tác tuyên truyền chủ yếu là do Kiểm lâm địa bàn phụ trách, một số cán bộ Kiểm lâm địa bàn chƣa chuyên sâu về nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, hầu hết dân cƣ sống trong rừng và vùng ven rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế, không đồng đều, do đó việc tiếp thu pháp luật nói chung và phát luật về Bảo vệ và phát triển rừng nói riêng còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật BVR tập trung ở các thôn, xã có rừng, chƣa rải đều trên các vùng dân cƣ, hầu hết các đối tƣợng vi phạm lâm luật đều là dân ở địa bàn thôn, xã khác, nhận thức về BVR của cán bộ, nhân dân có chuyển biến theo hƣớng tích cực nhƣng chƣa mạnh, chƣa sau, vẫn còn một số bộ phận cán bộ, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Do vậy, công tác tuyên truyền về BVR cần đƣợc tăng cƣờng và tổ chức thƣờng xuyên hơn, không chỉ tập trung ở các thôn, bản, xã còn nhiều rừng mà nên phổ biến sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.

4.2.1.2. Ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng

Cùng với nhiều chính sách khuyến khích công tác BVR của Trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng thì việc thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng các biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng;

Chỉ thị số 1685/20/2011/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống ngƣời thi hành công vụ. Để có biện pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế thấp nhất hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã phối hợp với Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện thành lập đội liên ngành phối hợp với chính quyền địa phƣơng các xã thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, quy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại tài nguyên rừng. Tổ Pháp chế - Lƣu động của Hạt, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến lâm sản, động vật hoang dã để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật có thể xảy ra trên địa bàn huyện.

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Thạch Thành, số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn Hạt quản lý từ năm 2012 – 2016 đƣợc thể hiện qua bảng 4.2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng tại huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)