Lƣợng khách và doanh thu tại khu vực chùa Hƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 54 - 61)

giai đoạn năm 2014 – 2018.

Năm Số lƣợng khách (lƣợt ngƣời) Chênh lệch số lƣợng khách (lƣợt ngƣời) Tổng doanh thu (tỷ đồng) 2014 1.243.468 - 104,46 2015 1.235.039 - 8.429 103,71 2016 1.357.682 122.643 114,07 2017 1.363.340 5.658 174,48 (T10) - 2018 1.408.361 45.021 179,09 TB 1.321.578 135,16

Nguồn: Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (2018)

Qua Bảng 4.2 cho thấy du khách đến với khu du lịch chùa Hƣơng từ năm 2014 đến năm 2018 có xu thế tăng nhẹ và tƣơng đối ổn định. Số lƣợng khách đến chùa Hƣơng qua các năm luôn dao động ở mức cao, trung bình từ 2014 - 2018 thu hút khoảng 1,1 triệu lƣợt khách, năm cao nhất lên tới khoảng 1,4 triệu lƣợt khách (năm 2018), tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách bình quân từ năm 2014

đến năm 2018 đạt 6,28%. Tuy nhiên lƣợng khách nƣớc ngoài còn ở mức thấp chỉ đạt từ 0,57 - 1,17% so với tổng lƣợng khách. Do vậy thời gian tới cần có những chính sách quảng bá sâu rộng hơn nữa hình ảnh của khu du lịch chùa Hƣơng nhằm thu hút khách quốc tế.

Với lƣợng khách ngày một tăng đã mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phƣơng, trung bình từ 2014 - 2018 doanh thu từ lễ hội đạt 111,63 tỷ đồng, cao nhất là năm 2018 doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 179,09 tỷ đồng. Đây là thuận lợi nhƣng cũng là một thách thức không nhỏ đối với khu du lịch. Do lƣợng khách tăng cao thì cũng đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực lên môi trƣờng tại khu vực nhất là về chất thải rắn, nƣớc thải. Vì vậy trong tƣơng lai không xa Chùa Hƣơng cần phát triển cơ sở hạ tầng để đảm bảo nhu cầu cho lƣợng khách du lịch giảm hiện tƣợng ùn tắc, chen lấn. Đồng thời, cũng cần tiến hành đầu tƣ, khai thác một cách hợp lý, nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn triệt để, đảm bảo không ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.

A: Lƣợng khách tham quan B: Tổng doanh thu

Biểu đồ 4.1. Lƣợng khách tham quan tại Chùa Hƣơng và tổng doanh thu giai đoạn từ 2014 – 2018.

Theo điều tra, có tới 100% lƣợng khách du lịch tới Hƣơng Sơn với mục đích lễ hội, hành hƣơng, tham quan thắng cảnh Hƣơng Sơn. Chủ yếu khách

đƣợc thu hút tới các chùa chiền, hang động, khách du lịch đến Hƣơng Sơn đi theo 3 tuyến chính: 100% tuyến Hƣơng Tích, 40% đến Chùa Tuyết Sơn, 35-40% đến Chùa Long Vân. Hầu hết khách du lịch đến Hƣơng Sơn đều là đi du lịch trong ngày, thời gian lƣu tại khu vực tham quan từ 7 - 8 tiếng, khách đi hết toàn bộ các tuyến trong khu du lịch là 2 ngày và phải lƣu trú qua đêm, tuy nhiên số khách này chỉ chiếm khoảng 2%.

4.1.3.2. Công tác quản lý tại chùa Hương

Ban quản lý khu Di tích & Thắng cảnh Hƣơng Sơn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức quản lý, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về chuyên ngành của Sở Văn hoá thể thao & du lịch thành phố Hà Nội, tham mƣu, đề xuất với UBND huyện ban hành các văn bản quản lý Nhà nƣớc đối với khu Di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn. Xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo, giữ gìn, bảo vệ khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời giám sát việc thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng tu tổ, tôn tạo trong khu di tích và chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện Mỹ Đức về toàn bộ công tác quản lý, bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị khu Di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn theo quy định của Luật Di sản văn hoá.

- Phối hợp với địa phƣơng, các cơ quan liên quan, nhà sƣ trụ trì trong khu vực giữ gìn cảnh quan, môi trƣờng trong khu Di tích - Thắng cảnh Hƣơng Sơn theo quy định của pháp luật. Phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm đến khu Di tích - Thắng cảnh Hƣơng Sơn theo thẩm quyền. Đồng thời báo cáo và đề nghị hình thức xử lý những hành vi làm tổn hại đến khu Di tích - Thắng cảnh Hƣơng Sơn.

- Cơ chế hoạt động của BQL khu DT & TC Hương Sơn

Trƣởng ban chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện Mỹ Đức và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của Ban; 03 Phó ban phụ giúp Trƣởng ban, chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng ban và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công. Trong

đó 01 phó ban phụ trách hành chính, môi trƣờng; 01 phó ban phụ trách điều hành xuồng đò, điều hành vé; 01 phó ban phụ trách quản lý di tích, kiểm soát trạm soát vé thiên trù.

Tổng số Ban có 86 ngƣời, trong đó biên chế 50 ngƣời, lao động hợp đồng có thời hạn 36 ngƣời. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu Di tích & Thắng cảnh Hƣơng Sơn đƣợc thể hiện ở hình ảnh Sơ đồ 4.1:

Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL khu DT&TC Hƣơng Sơn

* Các cơ quan phối hợp:

- Trụ trì Chùa Hƣơng: Thực hiện nhiệm vụ trông nom, quản lý các chùa, nơi thờ tự và thực hiện các công việc về tôn giáo. Bên cạnh đó phối hợp cùng Ban quản lý di tích tuyên truyền và giới thiệu các giá trị phật giáo của Chùa Hƣơng cũng nhƣ những giá trị về kiến trúc, lịch sử trong khuôn viên chùa giúp du khách hiểu rõ thêm những giá trị nhân văn của khu danh thắng.

- UBND xã Hƣơng Sơn: Là cơ quan quản lý nhà nƣớc về địa giới hành chính, hộ khẩu phối hợp cùng BQL khu DT & TC Hƣơng Sơn bảo vệ, giữ gìn và

UBND huyện Mỹ Đức Tổ Hành chính, Môi trƣờng (19 ngƣời) Tổ điều hành xuồng đò, vé (28 ngƣời) Tổ Quản lý di tích, kiểm soát vé (35 ngƣời)

BQL khu DT &TC Hƣơng Sơn

phát huy giá trị khu di tích và tổ chức phục vụ khách.

- Ban quản lý Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn: Tổ chức quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trƣờng của rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, thành phố Hà Nội theo các quy định hiện hành.

Đánh giá chung: Việc có nhiều đơn vị chủ thể tham gia công tác quản lý tại Chùa Hƣơng cũng có mặt tích cực là có đƣợc phân công, chia sẻ về trách nhiệm công việc. Trong những năm qua công tác quản lý tại Chùa Hƣơng đã có nhiều thành quả góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn. Tuy nhiên, việc có nhiều đơn vị tham gia quản lý cũng dẫn đến hiện tƣợng chồng chéo, trông chờ, khi có phát sinh các sự vụ cần có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị dẫn đến xử lý công việc còn chậm chễ. Sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan trong công tác bảo vệ và quản lý di tích còn chƣa thật sự hiệu quả chƣa cao dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đồng thời trong một số trƣờng hợp trách nhiệm còn chƣa đƣợc quy định cụ thể.

4.1.4. Đánh giá của khách du lịch về môi trường du lịch chùa Hương

Theo kết quả thăm dò ý kiến của khách du lịch:

+ Có 70% khách du lịch đến chùa Hƣơng lần hai trở lên (trong đó có 80% du khách nhận định sẽ tiếp tục đến chùa Hƣơng lần tiếp theo để lễ phật cầu an), 30% du khách đến chùa Hƣơng lần đầu.

+ Về cảnh quan thiên nhiên: Nhìn chung, các du khách đều đánh giá cao tính hấp dẫn của Chùa Hƣơng.

+ Về môi trƣờng du lịch: có 92% du khách đánh giá môi trƣờng trong lành, không bị ô nhiễm, còn lại 8% du khách đánh giá môi trƣờng bị ô nhiễm nhẹ, không có khách du lịch đánh giá môi trƣờng chùa Hƣơng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

+ Về các nguyên nhân gây ô nhiễm: Đa số khách đƣợc hỏi trả lời môi trƣờng ô nhiễm do khách tập trung quá đông và do các hộ kinh doanh khu vực lễ hội xả thải nhƣng không xử lý.

hỏi trả lời cần tăng cƣờng thu gom và xử lý chất thải rắn, nƣớc thải hiệu quả và cần tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ sự quản lý, xử phạt của cơ quan nhà nƣớc.

4.2. Tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hƣơng

4.2.1. Tiềm năng từ tài nguyên thực vật

Mặc dù diện tích rừng ở Hƣơng Sơn không lớn, nhƣng ở đây vẫn còn tồn tại kiểu rừng rậm nhiệt đới mƣa mùa nửa thƣờng xanh cây lá rộng, cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó tầng cây gỗ lớn là những loài cây thƣờng gặp trong các rừng nguyên sinh nhƣ Sâng (Pometia pinnata), Lát xoan (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Dâu gia xoan (Allospondias lakionensis), Bồ hòn (Sapindus mukorossi).

Theo thống kê thì thực vật khu vực Hƣơng Sơn có 840 loài, 540 chi thuộc 185 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch và 6 kiểu trạng thái thảm thực vật trên cạn, 1 kiểu trạng thái thủy sinh ngập nƣớc.

+ Rừng nhiệt đới mƣa mùa thƣờng xanh cây lá rộng phát triển ở thung lũng và chân núi đá vôi.

+ Rừng nhiệt đới mƣa mùa thƣờng xanh cây lá rộng phát triển ở trên sƣờn núi đá vôi.

+ Rừng thƣa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ phát triển trên các đỉnh núi đá vôi hoặc sƣờn vách núi có độ dốc lớn.

+ Trảng cỏ phát triển trên sƣờn, vách núi đá vôi. + Rừng thƣa, trảng cây bụi trên núi đất.

+ Rừng trồng.

+ Thảm thực vật thủy sinh và ngập nƣớc.

Cây làm dƣợc liệu khá phong phú, tới 423 loài chiếm tỉ lệ cao 48,48% so với tổng số loài trong khu vực cho thấy tiềm năng cây thuốc rất lớn ở rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, song số loài đƣợc đƣa vào sử dụng còn hạn chế.

Số lƣợng cá thể các loài thực vật quý hiếm ở Hƣơng Sơn có phân bố và số lƣợng rất khác nhau, các loài nhƣ: Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei J. Sm), rau Sắng (Meliantha suavis Pierre), Bình vôi (Stephania cepharantha Hayata) là những loài khá phổ biến và phân bố tƣơng đối rộng, đều trong khu vực. Chúng có mặt trong tất cả các trạng thái rừng, nhiều nhất ở trạng thái IIA, IIB trên núi đá vôi.

Nhiều loài khác có giá trị kinh tế và khoa học đang bị đe dọa nguy cấp và rất nguy cấp ở mức độ toàn cầu nhƣ Lan kim tuyến (Anoectochinus setaceus

Blume), Cát sâm (Callerya speciosa Schot), Bách bộ (Stemona saroum

Gagnep) tuy không nhiều nhƣng còn gặp trên sƣờn núi đá, những nơi hiểm trở. Cùng với sự đa dạng, đặc sắc và có giá trị sinh thái cao của nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực rừng đặc dụng chùa Hƣơng, đây là tiềm năng tài nguyên to lớn, góp phần tạo lợi thế để phát triển DLST ở rừng đặc dụng chùa Hƣơng. Nguồn tài nguyên thực vật tại đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mục đích chính của khách DLST là đƣợc trải nghiệm về sinh cảnh và các giá trị ĐDSH tại điểm đến. Sự phong phú, đa dạng của các loài sinh vật, đặc biệt là sự hiện diện của sinh vật quý hiếm, đặc hữu trong những sinh cảnh đặc thù sẽ tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

Sản phẩm từ nguồn tài nguyên thực vật có vai trò quan trọng. Ngành y tế nhất là y dƣợc học cổ truyền đang sử dụng nhiều loài thực vật theo cách thức và quy mô khác nhau, để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy hệ sinh thái rừng đặc dụng khu vực chùa Hƣơng có một tập đoàn các loài thực vật cho các sản phẩm là thực phẩm và dƣợc liệu khá phong phú. Một số loài rau có thể khai thác đƣợc ở tất cả các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng nhƣ rau đắng cẩy, rau dớn, rau má, rau tòm bóp, rau sam, rau dền cơm v.v.... nhƣng có một số loài chỉ phát triển tốt trong rừng tự nhiên nhƣ các loại quả, củ v.v... Những loài phổ biến đang đƣợc khai

thác làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh cho ngƣời dân địa phƣơng và du khách đƣợc thống kê trong bảng sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)