Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịc hở rừng đặc dụng khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 47 - 49)

Chùa Hương.

Khu vực Chùa Hƣơng là vùng sinh thái núi đá vôi tƣơng đối điển hình với những tài nguyên du lịch đa dạng độc đáo nổi tiếng. Ngƣời ta đã phát hiện tài nguyên đa dạng sinh học phong phú với hàng nghìn loài thực vật bậc cao có mạch, nhiều loài chim, thú, bò sát lƣỡng cƣ. Ở đây cũng có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đƣợc tạo nên bởi các dãy núi đá vôi, những cánh đồng lúa, những sông suối uốn lƣợn và hệ sinh thái rừng mƣa nhiệt đới.

Chùa Hƣơng còn có hàng loạt các di tích lịch sử và văn hóa tâm linh, điển hình nhất là động Hƣơng tích với quần thể đền chùa mang đậm nét văn hóa tâm linh của miền bắc Việt Nam.

Du lịch Chùa Hƣơng đƣợc xem là một trong những hoạt động truyền thống quan trọng nhất của phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch đƣợc thể hiện rõ trong Đề án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Hƣơng Sơn. Phân tích những nội dung liên quan đến phát triển du lịch của Đề án có thể thấy rõ những nguyên tắc chỉ đạo trong từng nội dung.

-Quan điểm phát triển du lịch Chùa Hƣơng:

+ Xây dựng các chƣơng trình hoạt động nhằm mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, các nguồn gen động thực vật quý hiếm, đa dạng sinh học, các giá trị cảnh quan, di tích văn hóa lịch sử và môi trƣờng sinh thái.

+ Phát triển dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa và các loại hình dịch vụ khác để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của du khách trong nƣớc và quốc tế.

+ Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Hƣơng Sơn phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội, Thông tƣ số 78/2011/TT- BNN&PTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ NN&PTNT về Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan.

+ Bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Hƣơng Sơn phải gắn với công tác an ninh quốc phòng, đảm bảo an toàn và trật tự xã hội. Các hoạt động của khu rừng đều phải tăng cƣờng tính chủ động, sáng tạo, thực hiện yêu cầu xã hội hóa với khả năng cao nhất.

+ Quản lý bảo tồn, phát triển, sử dụng bền vững tài nguyên rừng nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tạo cảnh quan, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu quản lý bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội khu vực Hƣơng Sơn, phục vụ nghiên cứu khoa học, lễ hội tâm linh và du lịch sinh thái.

+ Phối hợp với chính quyền địa phƣơng và ngành du lịch bảo tồn các công trình kiến trúc có trong khu vực, trên cơ sở đảm bảo tính nguyên gốc, trung thực của lịch sử hình thành các di tích, không làm biến đổi các yếu tố cấu thành di tích.

+ Tập huấn, giáo dục, truyên truyền cho ngƣời dân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, lễ hội về kiến thức, chuyên môn, giáo dục môi trƣờng để mọi ngƣời dân tham gia các hoạt động dịch vụ giảm thiểu tối đa nhất đến môi trƣờng sinh thái.

+ Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể, với sự phát triển KT-XH của địa phƣơng và phù hợp với sự phát triển của các ngành liên quan.

+ Bảo tồn nguyên trạng hệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan tự nhiên bao gồm dáng vẻ, cấu trúc địa chất, hệ động thực vật trên núi, trong các vùng ngập nƣớc. Việc bảo tồn phải dựa trên quan điểm phát triển kinh tế theo xu hƣớng bền vững.

- Mục tiêu phát triển du lịch khu vực Chùa Hƣơng.

Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch cũng thể hiện rõ trong mục tiêu phát triển du lịch ở Chùa Hƣơng :

+ Bảo vệ rừng, bảo tồn các nguồn gen có giá trị, quý hiếm, các giá trị di tích lịch sử và các danh thắng khác hiện có trong khu vực..

+ Đề xuất việc tham gia công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng với các ngành kinh tế, đồng thời phát huy và làm giàu thêm các giá trị di tích.

+ Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về di tích và danh lam thắng cảnh theo hƣớng mở rộng quá trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)