Đánh giá chung về tiềm năng khai thác sản phẩm từ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 70 - 73)

Do đặc điểm cấu tạo địa chất nên địa hình ở khu vực khá đa dạng, phong phú sinh động hấp dẫn du khách với những phong cảnh thiên nhiên đặc sắc. Các điều kiện khí hậu, thời tiết tại khu vực nghiên cứu tƣơng đối thuận lợi cho sức khỏe của con ngƣời và các hoạt động du lịch.

Môi trƣờng sinh thái của khu vực khá đa dạng, phong phú phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên đất của khu vực còn nhiều tiềm năng có thể mở rộng phát triển dịch vụ cho hoạt động du lịch sinh thái.

Bảng 4.5. Phân bố diện tích các hệ sinh thái chủ yếu ở rừng đặc dụng huyện Mỹ Đức (ha) Hệ sinh thái Mỹ Đức Rừng tự nhiên núi đất 327.3 Rừng tự nhiên núi đá 4,140.4 Rừng keo 93.0 Rừng trồng thông 0.4

Hầu hết các hệ sinh thái của rừng đặc dụng chùa Hƣơng đều mang lại những giá trị nhất định về du lịch. Không những tạo cảnh quan du lịch mà còn tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu về ẩm thực, dƣợc liệu cho du khách khi đến nơi này. Một số loài rau có thể khai thác đƣợc ở tất cả các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng nhƣ rau đắng cẩy, rau dớn, rau má, rau tòm bóp, rau sam, rau dền cơm v.v.... nhƣng có một số loài chỉ phát triển tốt trong rừng tự nhiên nhƣ rau sắng, các loại quả, củ v.v... Các loài động vật đƣợc khai thác chủ yếu cho du lịch gồm ốc núi, cá suối, cua suối, sóc và dúi. Các loài này chủ yếu gặp đƣợc ở rừng tự nhiên.

Trong tổng số 301 loài động vật có xƣơng sống trên cạn phát hiện đƣợc tại Hƣơng Sơn: Có nhiều loài có vai trò quan trọng góp phần bảo vệ rừng (tiêu diệt côn trùng có hại, thụ phấn và phát tán hạt cây rừng,…) đó là các loài thú trong Bộ ăn sâu bọ (Insectivora), họ cầy (Viverridae), cu li, dơi, đồi, các loài chim thuộc bộ sẻ (Passeriformes), bộ cu cu (Cuculiformes), bộ gõ kiến (Piciformes), bộ cú (Strigiformes),…và hầu hết các loài bò sát, ếch nhái. Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đó là những loài có kích thƣớc lớn có giá trị thực phẩm, dƣợc liệu, da lông làm cảnh và thƣơng mại (cầy giông, cầy hƣơng, sóc đen, sóc bụng đỏ, yểng, sáo đen, gà lôi trắng, các loài khƣớu, họa mi, chích chòe lửa, ba ba gai, rắn hổ chúa, rắn hổ mang, rắn ráo, trăn đất, kỳ đà, ếch trơn, ếch gai,….). Đặc biệt, có 41 loài có giá trị khoa học, bảo tồn nguồn gen, là những loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 2007; Danh lục đỏ thế giới IUCN, 2009

và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Những loài quý hiếm có giá trị đặc biệt đang bị đe dọa tuyệt chủng cần thiết phải bảo tồn nguồn gen của chúng. Các loài động vật nói chung đều có giá trị nhất định về mặt kinh tế, khoa học, môi trƣờng và đặc biệt là đa dạng sinh học.

Với các loài động vật mang hình dáng, màu sắc đẹp, tiếng hót hay sẽ làm tăng sự sinh động của sinh cảnh Hƣơng Sơn và tăng hấp dẫn đối với du khách. Nếu đƣợc bảo vệ tốt, số lƣợng cá thể các loài sẽ tăng cao tạo khả năng tổ chức các loại hình sinh thái mới cho khu vực: Du lịch xem chim, thú (ban đêm, ban ngày); Du lịch khảo sát hang dơi,…

Nhìn chung, khu vực nghiên cứu là khu vực có tiềm năng tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú. Nếu đƣợc quản lý khai thác hợp lý hơn thì chắc chắn nơi đây sẽ là điểm DLST hấp dẫn của cả nƣớc và nối tiếng trên Thế giới. Rừng đặc dụng khu vực nghiên cứu, ngoài chức năng bảo vệ môi trƣờng sinh thái và bảo tồn nguồn gen, còn nhiều chức năng chức năng phục vụ du lịch, tham quan giải trí. Các loài động vật, thực vật có hình dạng, màu sắc đẹp sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách. Nếu đƣợc bảo vệ tốt, số lƣợng cá thể loài sẽ tăng cao tạo khả năng tổ chức các loại hình DLST cho khu vực nhƣ du lịch xem chim, thú, tham quan hang động, tìm hiểu về côn trùng…

Nhƣ vậy, rừng đặc dụng chùa Hƣơng có rất nhiều tiềm năng về du lịch: Tiềm năng cung cấp bãi cắm trại phục vụ du lịch ; Tiềm năng cung cấp các thực phẩm sạch phục vụ du lịch ;Tiềm năng cung cấp dịch vụ thăm ngắm phục vụ du lịch ; Tiềm năng cung cấp dịch vụ thƣởng ngoạn; Tiềm năng cung cấp dƣợc liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ và du lịch tâm linh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 70 - 73)