Tiềm năng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 66 - 70)

4.2.3.1. Tiềm năng du lịch cảnh quan từ rừng

Thƣởng ngoạn trong các hệ sinh thái rừng đƣợc hiểu là việc xem ngắm thƣởng thức phong cảnh kỳ thú của tự nhiên trong các hệ sinh thái rừng. Tƣơng

tự nhƣ đi dạo ngắm cảnh công viên, ngắm cảnh sông núi, ngắm cảnh sinh sống của ngƣời dân, thƣởng ngoạn trong các hệ sinh thái rừng là việc đi dạo thăm ngắm, tìm hiểu, khám phá những điều kỳ thú của thiên nhiên.

Bao quanh chùa Hƣơng là cảnh non nƣớc hùng vĩ, vẻ đẹp hoang sơ bình yên, thanh tịnh càng tô điểm cho một bức tranh non nƣớc hữu tình. Và ngay cả hành trình đi đò trên sông nƣớc đến chùa Hƣơng cũng làm nao lòng du khách, một hành trình kéo dài từ bến Đục trên con suối Yến đến bến Trò khiến bao du khách thổn thức, ngắm nhìn khung cảnh núi rừng kỳ vĩ, đẹp thơ mộng. Đây chính là một nét riêng độc đáo và nổi bật mà du khách có thể tận hƣởng, khám phá và cảm nhận khi đến chùa Hƣơng.

Hình 4.5: Khách du lịch đi đò tham quan trên suối Yến

Du lịch cảnh quan thiên nhiên của rừng đặc dụng chùa Hƣơng không chỉ có núi rừng, hệ sinh thái đa dạng mà còn có những hang động đá vôi với nhiều nhũ đá hình thù kì thú,…tất cả tạo nên một vẻ đẹp trữ tình, đầy quyến rũ, xiêu lòng

du khách phƣơng xa.Với độ cao 390m, động Hƣơng Tích đƣợc ví nhƣ trung tâm danh lam thắng cảnh của chùa Hƣơng.

Trƣớc đây du khách muốn leo lên nơi này cần phải đi bộ qua rất nhiều bậc thang với dộ dốc lớn, nhƣng giờ đây, với công trình cáp treo hiện đại, bạn đã có thể dễ dàng đi lại, đồng thời lại đƣợc ngồi trong cáp treo nhìn xuống, thƣởng thức vẻ đẹp nên thơ của núi rừng sông nƣớc và những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp tuyệt, chắc chắn đó sẽ là một trải nghiệm khó quên.

Hình 4.6: Động Hƣơng Tích

4.2.3.2. Du lịch tâm linh

Trong xu hƣớng phát triển của du lịch thế giới, du lịch tâm linh tiếp tục đƣợc nhấn mạnh. Những năm qua, lƣợng khách đi du lịch tâm linh không ngừng tăng cao, trong đó Việt Nam nổi lên là một đất nƣớc có nhiều tiềm năng về du lịch tâm linh.

khá lớn trong tổng số lƣợng khách du lịch. Những hoạt động tâm linh chủ yếu là: Hành hƣơng đến những điểm tâm linh; tham quan vãn cảnh, thƣởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tham gia lễ hội tín ngƣỡng dân gian…

Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân; hoạt động kinh doanh, đầu tƣ vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện ở quy mô, tính chất các hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh.

Du lịch tâm linh ngày càng đƣợc xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nƣớc ngày càng quan tâm hơn đối với sự phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.

Sử dụng có trách nhiệm và bền vững các giá trị văn hóa và tự nhiên trong phát triển du lịch tâm linh sẽ mang lại cơ hội việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy giao lƣu văn hóa, tăng cƣờng tình đoàn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, tôn giáo, góp phần gìn giữ hòa bình, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, hỗ trợ hiệu quả cho việc tôn vinh, khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản vật thể và phi vật thể của mỗi quốc gia cũng nhƣ của toàn nhân loại.

Với khu vực Chùa Hƣơng có quần thể nhũng di tích nổi tiếng và hết sức giá trị, đó là những ngôi đền, chùa và chùa trong động. Đây là yếu tố rất quan trọng để tạo nên sự hấp dẫn của Chùa Hƣơng, hình thành loại hình du lịch tâm linh. Từ đầu thế kỷ XX toàn khu Hƣơng Sơn đã có hơn 100 chùa, trong đó có những ngôi chùa có quy mô lớn với nghệ thuật kiến trúc tinh xảo nhƣ chùa Tam Bảo và nhà thờ Thiên Trù.

khi đến đây đó là: Đền Trình, Chùa Thiên Trù, Chùa Hƣơng Tích, Chùa Giải Oan, Đền Trần Song, Chùa Hinh Bồng, Chùa Bảo Đài, Chùa Thanh Sơn, Chùa Long Vân…

* Lễ hội văn hóa, tín ngƣỡng tại chùa Hƣơng.

Lễ hội chùa Hƣơng diễn ra trên địa bàn xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức TP. Hà Nội. Ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày khai hội, lễ hội thƣờng kéo dài đến hạ tuần tháng 3. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày lễ Khai Sơn Lễ “Mở cửa rừng” của địa phƣơng. Đến nay Lễ “Mở cửa rừng” đồng nghĩa với mở cửa chùa - Khai hội chùa Hƣơng.

Chùa Hƣơng là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là nét đẹp văn hóa tín ngƣỡng đạo Phật của ngƣời dân Việt Nam. Đây có thể coi là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với nhiều du khách. Lễ hội chùa Hƣơng là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa độc đáo nhƣ bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 66 - 70)