Giải pháp về nâng cao nhận thức về tài nguyên DLST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 77 - 78)

Nâng cao nhận thức của các đối tƣợng quản lý: Thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ các nhà quản lý du lịch và các ngành có liên quan chƣa thực sự hiểu rõ về giá trị của tài nguyên đối với phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các chƣa phát triển đƣợc loại hình du lịch sinh thái trong khu vực, chƣa khai thác hiệu nguồn tài nguyên sẵn có.

Tổ chức một số chuyến tham quan đến các khu du lịch, đặc biệt các khu du lịch ở các khu DTTC, VQG, khu BTTN trong nƣớc và khu vực đã phát triển loại hình DLST để nhận biết và trao đổi kinh nghiệm.

Tổ chức các buổi hội thảo/tọa đàm về tài nguyên du lịch, với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý các địa phƣơng nơi có hoạt động du lịch phát triển, tăng cƣờng thông tin về du lịch cho các nhà quản lý.

Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp du lịch nhận thức về du lịch bền vững của các nhà đầu tƣ du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch đôi lúc vẫn còn hạn chế.

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về mối quan hệ giữa phát triển bền vững với lợi ích của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Diễn giả tại các buổi thuyết trình này, ngoài các nhà khoa học là chính các

nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp đã thành công trong hoạt động đầu tƣ, kinh doanh du lịch gắn với các nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững.

Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các quy định hiện hành liên quan đến đầu tƣ và quản lý tác động của hoạt động du lịch tại các khu DSTG, các VQG, khu BTTN.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch. Ở đây cần cung cấp thông tin 2 chiều một cách đầy đủ để cộng đồng hiểu đƣợc những lợi ích mà tài nguyên du lịch đem lại, đồng thời cũng cảnh báo những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần:

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tuyên truyền về tài nguyên du lịch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng địa phƣơng để nâng cao nhận thức về tài nguyên du lịch trong cộng đồng.

- Công khai hoá các dự án phát triển du lịch trong cộng đồng và khuyến khích sự đóng góp ý kiến của cộng đồng đối với các phƣơng án khai thác tài nguyên du lịch dƣới mọi hình thức.

- Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 77 - 78)