Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 43 - 45)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1.4. Các nguồn tài nguyên

Theo thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Hƣơng Sơn năm 2017. Tổng diện tích đất tự nhiên 4089.43 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 3379.33 ha chiếm 82.63%; Đất phi nông nghiệp là 693.67 ha, chiếm 16.96%; Đất chƣa sử dụng và núi đá: 16.43 ha chiếm 0.41%. (Theo nguồn: Phòng TN&MT huyện Mỹ Đức (2017), Báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Đức).

* Tài nguyên nƣớc:

- Nguồn nƣớc mặt chính của xã Hƣơng Sơn là từ sông Đáy ở phía Đông Bắc, các hồ, suối Long Vân, suối Tuyết Sơn ven núi. Suối Yến nằm giữa thung lũng, hai bên là đồi núi và vách đá dựng đứng. Suối Yến là trục tiêu chính cho khu di tích danh thắng Hƣơng Sơn, thoát nƣớc theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam Hệ thống kênh mƣơng và các trạm bơm góp phần giúp xã có nguồn nƣớc mặt phong phú quanh năm phục vụ sản xuất, sinh hoạt và du lịch.

- Nguồn nƣớc ngầm chƣa có số liệu cụ thể nhƣng qua khảo sát một số vùng trong xã cho thấy tầng nƣớc ngầm nông, khá dồi dào có thể khai thác đƣợc.

- Nƣớc sạch: Trên địa bàn xã Hƣơng Sơn có 3 trạm cấp nƣớc sạch tập trung, cung cấp gần 6000m3 nƣớc sạch cho nhân dân địa phƣơng. Trong đó Trạm cấp nƣớc sạch Thiên Trù - Hƣơng Tích với công suất 750m3/ngày đêm, nguồn nƣớc cấp là nƣớc mặt thu đƣợc từ hang nƣớc cách khu Thiên Trù 1.2km. Hệ thống đƣờng ống truyền tải, phân phối dọc đƣờng mòn từ Bến Trò lên Động Hƣơng Tích nhằm khắc phục tình trạng thiếu nƣớc sạch sinh hoạt trong khu du lịch của Hƣơng.

* Tài nguyên rừng:

Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn Hà Nội có tổng diện tích là 3.320,41ha, là một khu cảnh quan du lịch môi trƣờng nổi tiếng quốc gia và quốc tế có cảnh quan sinh thái tự nhiên hữu tình, kỳ thú, sầm uất. Nơi đây còn lƣu giữ nhiều nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Độ tàn che phủ của rừng hiện nay là 48.3%.

Khu rừng đặc dụng Hƣơng Sơn có 1 kiểu thảm thực vật, 3 kiểu phụ thảm thực vật, 6 kiểu trạng thái thảm thực vật trên cạn, 1 kiểm trạng thái thủy sinh, ngập nƣớc. Nhiều ƣu hợp thực vật đặc trƣng, rừng có kết cấu tổ thành đặc trƣng của vùng núi đá vôi đất kiệt nƣớc xƣơng xẩu vùng thấp ở Bắc Việt Nam nên có giá trị cao cho công tác nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và sự phát triển của thảm thực vật trên núi đá vôi. Thực vật trong rừng đặc dụng Hƣơng Sơn phân bố trong 8 hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; Hệ sinh thái rừng trên núi đất; Hệ sinh thái trảng cây bụi, tre nứa; Hệ sinh thái thủy sinh, Hệ sinh thái thủy sinh…

Khu hệ thực vật rừng có 873 loài, 577 chi thuộc 185 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong só đó có 24 loài thực vật quý hiếm nhƣ: Trầm, sƣa, chò chỉ, nghiến, lan kim tuyến, song mật, rau sắng…

Khu hệ động vật rừng đặc dụng Hƣơng Sơn khá đa dạng về thành phần loài và mang tính đặc trƣng cho hệ sinh thái vùng núi Đông bắc Việt Nam. Tại rừng đặc dụng Hƣơng Sơn đã ghi nhận 288 loài thuộc 84 họ, 26 bộ thuộc các lớp động vật có xƣơng sống ở cạn và 374 loài côn trùng.

Trong tổng số 288 loài động vật có 208 loài có vai trò bảo vệ rừng, 163 loài có giá trị kinh tế cao, 40 loài quý hiếm, có giá trị khoa học, bảo tồn gen.

[Theo nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Hƣơng Sơn (2014), Báo cáo ĐDSH và công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Hương Sơn].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)