Nhân tố trở ngại cho khả năng khai thác bền vững sản phẩm từ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 74)

đã ban hành Quyết định số 690/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Hƣơng Sơn đến năm 2020. Đây là biện pháp cấp thiết nhằm bảo tồn tính ĐDSH, tăng khả năng phòng hộ, hƣớng tới gìn giữ những giá trị lâu bền của rừng đặc dụng. Bên cạnh đó, UBND TP cũng ban hành Quyết định số 5181/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Hƣơng Sơn đến năm 2020, với mục đích quản lý, bảo tồn và phát triển, sử dụng rừng bền vững nhằm nâng cao tính ĐDSH, cũng nhƣ khả năng phòng hộ môi trƣờng cảnh quan, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế của khu rừng đặc dụng Hƣơng Sơn. Để đảm bảo các sản phẩm phục vụ cho du lịch của vùng luôn phong phú và có tiềm năng lâu dài từ những sản phẩm từ tự nhiên nhƣ hệ động thực vật, cảnh quan tự nhiên đến các sản phẩm du lịch tâm linh.

4.3.2. Nhân tố trở ngại cho khả năng khai thác bền vững sản phẩm từ rừng đặc dụng đặc dụng

Do tác động tiêu cực của con ngƣời lâu nay đã dẫn đến sự suy thoái đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu tại khu vực. Đặc biệt nổi lên tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã làm suy thoái tài nguyên vốn có. Cùng với tình trạng khai thác gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ làm suy thoái chất lƣợng sinh cảnh của các loài động vật rừng, giảm nguồn thức ăn của nhiều động vật ăn quả và lá cây, đe dọa đến đời sống của các loài động vật hoang dã. Ngoài ra, tình trạng chiếm dụng các thung lũng để canh tác nông nghiệp làm mất diện tích rừng quan trọng, mất đi cơ hội phục hồi rừng, thu hẹp vùng hoạt động, nguồn

thức ăn, nơi cƣ trú của nhiều loài động vật rừng; nhiều du khách đến chùa Hƣơng thiếu ý thức xả rác thải xuống suối làm mất chức năng nuôi dƣỡng đa dạng sinh học của suối Yến... Bản thân ngƣời dân, chính quyền huyện, xã chỉ hiểu đơn giản “Biến đổi khí hậu là thiên tai”, họ chƣa nắm bắt đƣợc thực trạng nhận thức của cộng đồng và nhu cầu thông tin thật sự của họ, chƣa xác định cách để phổ biến có hệ thống về các giải pháp giúp cộng đồng hiểu rõ lợi ích của việc bảo tồn đa dang sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu, trừ một số kinh nghiệm phòng chống thiên tai truyền thống…

Rừng đặc dụng chùa Hƣơng có địa thế hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc phục vụ nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng còn thiếu thốn. Hơn nữa, rừng còn gắn liền với quần thể di tích lịch sử chùa Hƣơng, hang năm có rất nhiều khách du lịch vào rừng tham quan thắng cảnh, du lịch lễ hội… Do vậy, áp lực xâm hại đến tài nguyên rừng là rất lớn, nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cũng rất cao. Không những thế môi trƣờng tự nhiên, các hệ sinh thái rừng cũng bị tác động tiêu cực làm giảm đi diện tích rừng tự nhiên và các sinh vật có trong rừng đặc biệt là các loài đặc hữu.

Công tác quản lý còn chƣa đồng bộ giữa các cấp, các ngành và địa phƣơng. Nhiều nhà quản lý chƣa thấy hết đƣợc giá trị tài nguyên trong rừng đối với du lịch sinh thái nên chƣa phát triển đƣợc du lịch sinh thái trong khu vực và chƣa khai thác đƣợc hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch.

Để khai thác bền vững thì vốn đầu tƣ là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển. Tuy nhiên, vốn đầu tƣ vào rừng đặc dụng chùa Hƣơng là chƣa cao. Chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp lớn để phát triển du lịch sinh thái trong vùng. Điều này làm hạn chế sức chứa của khách du lịch, nhiều khi bị quá tải đặc biệt trong các ngày lễ hội, lƣợng khách du lịch đổ về khu di tích lớn.

Chƣa quảng bá, tuyên truyền đƣợc hết các sản phẩm du lịch của vùng. Những thông tin về địa điểm tham quan, tài nguyên du lịch, khách sạn, bến

bãi … chƣa đƣợc khách du lịch biết đến nhiều. Điều này làm hạn chế lƣợng khách du lịch đến với rừng đặc dụng chùa Hƣơng. Bên cạnh đó vấn đề trình độ quản lý của các nhà quản lý, sự chuyên nghiệp của các hƣớng dẫn viên du lịch còn chƣa cao. Làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sự hài lòng của khách du lịch khi đến du lịch.

4.4. Đề xuất giải pháp khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng

4.4.1. Giải pháp về tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước về tài nguyên du lịch

Nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc về Du lịch đẩy mạnh cải cách hành chính, gắn liền với việc mở rộng đòn bẩy kinh tế của tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh. Làm rõ chức năng quản lý giữa các ngành các cấp, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp có liên quan và các địa phƣơng từ tỉnh đến cơ sở.

Tổ chức thực hiện tốt trên phạm vi khu di tích “Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch” căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, thừa uỷ quyền Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.

Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng vào các hoạt động đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn VQG, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển các điểm du lịch, dịch vụ cụ thể với việc thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng.

4.4.2. Giải pháp về quản lý tài nguyên du lịch

Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lí nhà nƣớc về du lịch cần đƣợc thực hiện với việc thành lập các bộ phận chuyên trách quản lý tài nguyên du lịch tại khu di tích.

Tăng cƣờng các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị di sản, đặc biệt là các giá trị về cảnh quan, về văn hóa tôn giáo, về đa dạng sinh học, về văn hoá truyền thống bản địa và các di tích khảo cổ trong khu vực.

Liên quan đến bảo vệ các giá trị tài nguyên tự nhiên cần có điều tra đánh giá “sức chứa” đối với các điểm tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch cần đƣợc quản lý không chỉ bằng các quy định chung mà còn bằng quy định về quản lý “sức chứa” của khu di tích.

Quy định riêng này cần tham khảo kinh nghiệm của một số nƣớc khác trên thế giới và trong khu vực về các chỉ tiêu “sức chứa”. Việc xác định giới hạn và ban hành quy định quản lý “sức chứa” sẽ giúp hoạt động quản lý du lịch có hiệu quả hơn, góp phần tích cực giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến các giá trị di sản của DTTC Chùa Hƣơng.

4.4.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức về tài nguyên DLST

Nâng cao nhận thức của các đối tƣợng quản lý: Thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ các nhà quản lý du lịch và các ngành có liên quan chƣa thực sự hiểu rõ về giá trị của tài nguyên đối với phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các chƣa phát triển đƣợc loại hình du lịch sinh thái trong khu vực, chƣa khai thác hiệu nguồn tài nguyên sẵn có.

Tổ chức một số chuyến tham quan đến các khu du lịch, đặc biệt các khu du lịch ở các khu DTTC, VQG, khu BTTN trong nƣớc và khu vực đã phát triển loại hình DLST để nhận biết và trao đổi kinh nghiệm.

Tổ chức các buổi hội thảo/tọa đàm về tài nguyên du lịch, với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý các địa phƣơng nơi có hoạt động du lịch phát triển, tăng cƣờng thông tin về du lịch cho các nhà quản lý.

Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp du lịch nhận thức về du lịch bền vững của các nhà đầu tƣ du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch đôi lúc vẫn còn hạn chế.

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về mối quan hệ giữa phát triển bền vững với lợi ích của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Diễn giả tại các buổi thuyết trình này, ngoài các nhà khoa học là chính các

nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp đã thành công trong hoạt động đầu tƣ, kinh doanh du lịch gắn với các nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững.

Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các quy định hiện hành liên quan đến đầu tƣ và quản lý tác động của hoạt động du lịch tại các khu DSTG, các VQG, khu BTTN.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch. Ở đây cần cung cấp thông tin 2 chiều một cách đầy đủ để cộng đồng hiểu đƣợc những lợi ích mà tài nguyên du lịch đem lại, đồng thời cũng cảnh báo những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần:

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tuyên truyền về tài nguyên du lịch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng địa phƣơng để nâng cao nhận thức về tài nguyên du lịch trong cộng đồng.

- Công khai hoá các dự án phát triển du lịch trong cộng đồng và khuyến khích sự đóng góp ý kiến của cộng đồng đối với các phƣơng án khai thác tài nguyên du lịch dƣới mọi hình thức.

- Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch.

4.4.4. Giải pháp về quảng bá hình ảnh và tiếp thị với khách du lịch

Biên soạn và phát hành các ấn phẩm và thông tin chính thức về Chùa Hƣơng để giới thiệu với mọi ngƣời về con ngƣời và cảnh quan, tài nguyên du lịch khu du lịch Chùa Hƣơng; những thông tin cần thiết cho khách nhƣ các điểm lƣu trú, hệ thống các điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn, điều kiện sinh hoạt, đi lại, ăn uống… và địa chỉ các điểm tƣ vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Những thông tin này cần đặt ở các đầu mối giao thông nhƣ: bến xe, bến tàu... Đối với các

tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lƣợc, có thể kết hợp với ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình qua khu vực nghiên cứu.

+ Xúc tiến xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tƣ liệu về lịch sử văn hoá và các công trình kiến trúc, di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội… và cả những cơ hội và khả năng phát triển khu du lịch Chùa Hƣơng để giới thiệu với khách trong và ngoài nƣớc. Những thông tin này rất bổ ích không chỉ đối với du khách có mục đích tham quan, đi lễ hội chùa Hƣơng mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tƣ, kinh doanh muốn đến để hợp tác với địa phƣơng.

+ Cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm du lịch đặc trƣng của khu vực nghiên cứu.

4.4.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ phục vụ, phong cách, thái độ giao tiếp của cán bộ nhân viên trong ngành đặc biệt là hƣớng dẫn viên và lễ tân. Để đáp ứng yêu cầu trên cần có một chƣơng trình đào tạo toàn diện với kế hoạch cụ thể về đào tạo lại, đào tạo mới, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đang hoạt động trong ngành. Cụ thể:

+ Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ hiện đang công tác và tham gia kinh doanh trong khu vực để có kế hoạch đào tạo cụ thể

+ Cử cán bộ có trình độ tham gia các cuộc trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua công tác, khảo sát và tham gia hội nghị hội thảo khoa học ở trong và ngoài nƣớc.

+ Xây dựng một chƣơng trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, cách ứng xử đối với nhân dân trong vùng.

4.4.6. Giải pháp về tài chính

tài chính cho việc thực hiện thành công các chiến lƣợc đã xác định trong quy hoạch phát triển du lịch bền vững và phát triển loại hình DLST tại khu DTTC chùa Hƣơng, những nguồn vốn chủ yếu bao gồm:

- Huy động vốn từ nguồn tích luỹ phát triển du lịch.

- Vay ngân hàng trong nƣớc, nƣớc ngoài và vốn trong dân.

- Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hoặc liên doanh với nƣớc ngoài. - Tạo nguồn vốn:

+ Cổ phần hoá một số khách sạn cơ sở dịch vụ du lịch không hiệu quả. + Dùng quỹ đất tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuế đất trả tiền trƣớc đổi lấy cơ sở hạ tầng, có giới hạn thời gian sử dụng.

+ Vốn ngân sách nhà nƣớc dùng trong công tác bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, đền chùa, hạng mục công trình quan trọng nhƣ động Hƣơng tích, đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, chùa Tuyết Sơn… tuyên truyền quảng cáo hệ thống cơ sở hạ tầng.

4.4.7. Giải pháp về bảo tồn đa dạng sinh học

Với toàn bộ diện tích đƣợc rừng bao phủ trƣớc đây, do bị nhân dân chặt phá nay chỉ còn khoảng 10% diện tích đất tự nhiên, nhiều cây cùng với chim, thú đã biến mất khỏi khu vực này. Các đặc sản nổi tiếng xƣa nay của khu vực chùa Hƣơng nhƣ Mơ, sau Sắng đã vắng bóng dần.

Vì vậy, cần tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đặc biệt là khu vực phân bố tập trung các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm, kinh tế, các loài có giá trị khai thác phục vụ du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học trên các tuyến du lịch, điểm du lịch, hạn chế mọi tác động đến cảnh quan sinh thái dƣới mọi hình thức.

Để bảo vệ hệ thực vật nơi đây cần phải thực hiện các biện pháp nhƣ sau: + Khoanh khu bảo vệ các diện tích rừng hiện có. Song song với việc đó là tiến hành trồng rừng phủ kín các diện tích còn trống, cải tạo các quang cảnh cây

xanh trong khu vực, vừa làm tăng thêm mức độ hấp dẫn đối với du khách phát triển du lịch theo hƣớng du lịch sinh thái đồng thời bảo vệ và phát triển nguồn gen cây gỗ tại đây, bảo toàn và phục hồi đa dạng sinh học khu vực.

+ Hệ thực vật thủy sinh trên suối Yến và các mặt nƣớc trong vùng là bức tranh phong phú gây ấn tƣợng mạnh đối với du khách trên đƣờng hành hƣơng vào cõi tâm linh, do vậy cần thiết phải có biện pháp bảo vệ và phát triển hệ thực vật thủy sinh tốt hơn để du khách lúc ra về luôn ghi nhớ về bức tranh sơn thủy hữu tình nơi đây.

Về nguồn tài nguyên động vật, nơi đây trƣớc kia đã có nhiều loài chim, thú, nay vì không có phƣơng án bảo vệ các loài động vật ở đây trƣớc nạn săn bắn của nhân dân địa phƣơng nên đến nay đã có nhiều loài không còn thấy ở đây nữa. Do vậy, cần thiết phải có các quy định cũng nhƣ việc theo dõi, các biện pháp hành chính xử lý các vi phạm bảo vệ động vật ở đây. Đồng thời, phải có kế hoạch nuôi dƣỡng và chăm sóc một số loài phù hợp vừa góp phần bảo tồn đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 74)