Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Một số nghiên cứu tại chùa Hƣơng
Khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn không chỉ thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch lên tới hàng triệu lƣợt ngƣời mỗi năm mà còn nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh tế và nhà quản lý. Nhiều bài viết, bài nghiên cứu, luận văn, luận án đã nghiên cứu khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong đó có thể đƣa ra một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ sau:
Trần Thị Thùy Dung (2010) “Du lịch lễ hội chùa Hƣơng”, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Đại học Văn hóa - Hà Nội. Đề tài đã nêu bật đƣợc những giá trị của thắng cảnh chùa Hƣơng, vị thế của nó trong sự phát triển của du lịch Hà Nội. Đồng thời, chỉ ra đƣợc những thực trạng của lễ hội chùa Hƣơng tại thời điểm nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả du lịch lễ hội chùa Hƣơng nhằm góp phần quảng bá hình ảnh chùa Hƣơng tới đông đảo du khách khắp nơi.
Bùi Thị Thanh Huyền (2011). “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội ”, luận văn Thạc sĩ du lịch, Trƣờng ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
công tác quản lý du lịch làm cơ sở đƣa ra các giải pháp trong công tác quản lý điểm đến du lịch Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch đến với Hƣơng Sơn và công tác tác quản lý điểm đến du lịch Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
Phạm Thị Hƣơng Mai (2011). “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở chùa Hƣơng”. Nội dung đề tài xoay quanh việc bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch ở khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở chùa Hƣơng.
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2011). “Công tác quản lý lễ hội - du lịch chùa Hƣơng của Ban quản lỷ di tích thẳng cảnh Hƣơng Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội ”, khóa luận tốt nghiệp, khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Đại học Văn hóa - Hà Nội. Tác giả đã khái quát quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống hiện nay. Đồng thời, đánh giá thực trạng công tác quản lý lễ hội du lịch chùa Hƣơng của Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội. Qua đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tại nơi này.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, (năm 2014), “Giải pháp bảo vệ môi trƣờng khu di tích và thắng cảnh chùa Hƣơng”. Báo cáo làm rõ thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội tại chùa Hƣơng. Đồng thời cũng đề xuất giải pháp nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng, hạn chế các hiện tƣợng tiêu cực còn tồn tại trong mùa lễ hội, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng cho du khách và cộng đồng địa phƣơng hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội...
Vũ Thị Hoài Châu (2014), “Nghiên cứu du lịch lễ hội Chùa Hƣơng ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội ”, Luận văn thạc sỹ du lịch, Trƣờng ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tác phẩm hệ thống hoá đƣợc những nền
tảng lý luận về lễ hội, du lịch lễ hội, những yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch lễ hội, những nguyên tắc để phát triển lễ hội, phân tích những bài học kinh nghiệm phát triển lễ hội của các lễ hội nổi tiếng trong và ngoài nƣớc. Tác phẩm đã phân tích điều kiện, tình trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hƣơng, nghiên cứu sản phẩm du lịch lễ hội, quảng bá tuyên truyền lễ hội chùa Hƣơng, mở rộng thị trƣờng du khách đến lễ hội chùa Hƣơng, phân tích cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, mức độ quan tâm và đánh giá của khách hàng về du lịch lễ hội cũng nhƣ những dịch vụ lễ hội chùa Hƣơng. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những tồn tại, những điểm hạn chế của lễ hội chùa Hƣơng từ công tác quản lý, điều hành lễ hội đến công tác bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể để từ đó vận dụng và xây dựng những phƣơng án, hƣớng đi phù hợp xứng với tiềm năng du lịch của lễ hội chùa Hƣơng.
Các nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều nội dung khác nhau về khu di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn, Hà Nội và sự phát triển của du lịch lễ hội chùa Hƣơng. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về khai thác các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng tại khu vực này. Từ đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hƣơng huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU