Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 27 - 29)

1.4.1. Nghiên cứu về du lịch sinh thái

Ở Việt Nam DLST cũng đƣợc sự quan tâm, chú ý từ những năm 1990 của thế kỷ XX. Các công trình nghiên cứu về DLST cũng từ đó đƣợc thực hiện, cụ thể nhƣ:

Nguyễn Thị Tú (2006) khi nghiên cứu ‶Những giải pháp phát triển DLST Việt Nam trong xu thế hội nhập″ đã phân tích khá chi tiết điều kiện phát triển DLST và xu thế phát triển DLST Việt Nam trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên, tác giả chƣa làm rõ đƣợc tiềm năng DLST tại các VQG, khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ việc quản lý và khai thác tiềm năng du lịch này.

Nguyễn Đình Hòa (2006) trong nghiên cứu ‶DLST - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam″ đã phân tích điều kiện và giải pháp phát triển DLST của Việt Nam nhƣng chƣa làm nổi bật đƣợc hoạt động này của Việt Nam.

Nghiên cứu của Hoàng Hoa Quân và Ngô Hải Dƣơng (2005) về ‶Thực trạng hoạt động DLST tại Việt Nam và định hƣớng phát triển″ đã làm rõ thực trạng hoạt động DLST của Việt Nam, tuy nhiên vẫn chƣa đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển bền vững.

Tại Hội nghị Quốc tế về Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam″ diễn ra tháng 9/1999 đƣợc tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam với tổ chức UICN, ESCAP và sự tài trợ của tổ chức SIDA, tại hội nghị này đã có rất nhiều tham luận đƣợc đƣa ra về những kinh nghiệm và thực tế phát triển DLST ở nhiều nơi nhƣ:

- Một giải pháp phát triển DLST và bảo tồn VQG Ba Vì và vùng phụ cận của tác giả Vũ Đăng Khôi (2004). Tác giả đã đƣa ra đƣợc các giải pháp cho phát triển DLST ở VQG Ba Vì và phƣơng pháp mà tác giả sử dụng là phƣơng pháp định tính.

- Tƣơng tự, công trình nghiên cứu về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh sản phẩm DLST tại VQG Ba Vì của tác giả Nguyễn Văn Hợp (2007) đã phân tích đƣợc thực trạng kinh doanh sản phẩm DLST ở VQG Ba Vì từ đó đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh cho sản phẩm DLST ở đây. Tuy nhiên, phƣơng pháp trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hợp cũng mới sử dụng phƣơng pháp định tính.

- Bảo tồn ĐDSH và phát triển DLST bền vững ở VQG Ba Vì và vùng đệm nền kinh tế thị trƣờng của tác giả Nguyễn Đức Hậu (2006). Ở công trình nghiên cứu này tác giả chủ yếu đề cập đến việc bảo tồn ĐDSH và mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH với phát triển DLST.

- Đặc điểm DLST và khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2000). Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích khía cạnh khai thác tiềm năng du lịch tại VQG để phát triển DLST, tác giả đã làm rõ đƣợc tiềm năng du lịch tại VQG phù hợp với tính chất và đặc điểm du lịch sinh thái, tuy nhiên còn chƣa cụ thể hóa cần khai thác tiềm năng du lịch này nhƣ thế nào.

Các kết quả nghiên cứu tại hội nghị đã làm rõ đƣợc các nội dung cơ bản của DLST ở Việt Nam, là những cơ sở bổ ích cho phát triển DLST ở Việt Nam. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu về DLST ở Việt Nam có rất ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)