Nghiêm cứu các giải pháp giảm thiểu tác động của du lịch đến các hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Nghiên cứu trên Thế giới

1.3.3. Nghiêm cứu các giải pháp giảm thiểu tác động của du lịch đến các hệ

sinh thái rừng

Những con đƣờng thƣờng đƣợc sử dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến các hệ sinh thái rừng và môi trƣờng nói chung là giáo dục môi trƣờng cho du khách, thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo, thiết lập cơ chế giám sát môi trƣờng, quy hoạch du lịch sinh thái và mở rộng sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng và tăng cƣờng vai trò của cơ quan quyền lực với quản lý du lịch sinh thái.

Con đƣờng thứ hai để giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trƣờng VQG là xây dựng và thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo du lịch (luật du lịch, hƣớng dẫn cho hoạt động du lịch). Đó chính là những luật lệ, hay những hƣớng dẫn cho du lịch, nó có thể chiếu cố cùng lúc đến nhiều nhóm khác tham quan, cũng có thể hƣớng vào một nhóm có đặc điểm hoạt động riêng.

Hiện có hàng loạt các hệ thống nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở khắp các KBTTN và đƣợc lƣu giữ ở Hiệp hội Du lịch sinh thái. Chúng đƣợc chia ra thành các nhóm: (I) nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch, doanh nghiệp, nhà trọ; (II) nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà lữ hành môi trƣờng và văn hoá; (III) nguyên tắc chỉ đạo cho các địa điểm khung cảnh cụ thể; (IV) nguyên tắc chỉ đạo cho khách cắm trại, dã ngoại, và du lịch ba lô; (V) nguyên tắc chỉ đạo cho việc lập kế hoạch và chọn hƣớng đi; (VI) nguyên tắc chỉ đạo cho dân bản địa; (VII) nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà phát triển và kiến trúc sƣ...

Mục tiêu của du lịch sinh thái là sử dụng các nguồn lực địa phƣơng. Qua đó, dân cƣ địa phƣơng phát huy vai trò làm chủ trong việc quản lý tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Vì vậy, các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bƣớc

và lâu dài; từ thu thập thông tin, tƣ vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã lên tiếng bày tỏ sự lo lắng rằng DLST vẫn chƣa đạt đƣợc tiềm năng nhƣ một công cụ cho bảo tồn và phát triển kinh tế, một phần bởi vì nhiều dự án đang cố công tìm kiếm đƣợc nguồn tài trợ, một phần vì các nƣớc chủ nhà chƣa nhận đƣợc đầy đủ các lợi nhuận tiềm năng từ du lịch và một phần khác vì chỉ một số ít lợi nhuận đƣợc đƣa trực tiếp trở lại để hỗ trợ bảo tồn và phát triển kinh tế (Kreg Lindberg và Richard M. Huber, 1999).

Du lịch sinh thái đƣợc nhiều ngƣời coi là một cơ hội để sản sinh thu nhập và việc làm trong những khu thiên nhiên còn tƣơng đối nguyên vẹn chƣa bị phát triển truyền thống khai thác. Mục đích này phần nào đã đƣợc thực hiện nhƣng có một nhận thức rằng rất ít trong tổng số tiền du khách trả cho chuyến đi du lịch đƣợc tiêu ở gần hoặc trong bản thân các địa điểm du lịch. Ngƣời ta đã nhận thấy một ƣớc lƣợng chung là không đến 10% số tiền tiêu của du khách đƣợc nằm lại ở cộng đồng gần địa điểm du lịch sinh thái.

Năm 1998 tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN đã đƣa ra 10 nguyên tắc về Phát triển du lịch bền vững nhƣ sau:

1. Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa.

2. Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục suy thoái môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng du lịch.

3. Duy trì tính đa dạng. Duy trì và phát triển tính da dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa để tạo ra sức bật của du lịch.

4. Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển của địa phƣơng và quốc gia. 5. Hỗ trợ nền kinh tế địa phƣơng, vừa phải tính toán chi phí môi trƣờng vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa.

cho cộng đồng mà còn tăng tính hấp dẫn của du lịch với du khách.

7. Tƣ vấn của các nhóm quyền lợi và cộng đồng địa phƣơng, đảm bảo hợp tác lâu dài giảm xung đột về quyền lợi của các bên liên quan.

8. Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến về phát triển du lịch bền vững, cải thiện chất lƣợng du lịch.

9. Marketing du lịch một cách có trách nhiệm, phải cung cấp thông tin đầy đủ cho du khách, nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trƣờng tự nhiên, xã hội và văn hóa, góp phần thoải mãn nhu cầu của du khách.

10. Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho du lịch, cho nhà kinh doanh và du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 25 - 27)