Nghiên cứu tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 38)

rừng đặc dụng khu vực chùa Hương tại Mỹ Đức – Hà Nội

Đánh giá các sản phẩm tiềm năng khai thác bền vững từ rừng đặc dụng: sản phẩm từ thực vật, động vật, giá trị tâm linh, sản phẩm khác.

2.3.3. Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng

- Nhân tố thuận lợi cho việc khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng. - Nhân tố khó khăn cho việc khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng.

2.3.4. Đề xuất giải pháp khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa Hương tại Mỹ Đức, thành phố Hà Nội dụng khu vực chùa Hương tại Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Thực trạng của hoạt động du lịch ở rừng đặc dụng

* Đánh giá thực trạng về chính sách và các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở hệ sinh thái rừng đặc dụng:

Chính sách và nguyên tắc chỉ đạo du lịch ở các hệ sinh thái rừng đƣợc thu thập bằng kế thừa tƣ liệu ở các Ban quản lý rừng huyện, điểm du lịch, công ty du lịch. Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch cũng đƣợc thu thập qua khảo sát trực tiếp ở các biển quảng cáo, các biển chỉ dẫn, các tờ rơi hƣớng dẫn hoạt động du lịch.

Chúng đƣợc tập hợp theo các nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch gồm: Hoạt động vận chuyển du khách và hàng hóa, hoạt động dịch vụ lƣu trú và ăn uống, hoạt động dịch vụ tham quan và giải trí, hoạt động dịch vụ cung cấp hàng hóa tiêu dùng v.v...

* Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng lao động du lịch:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch gồm các cơ sở lƣu trú nhƣ khách sạn, nhà hàng, đƣờng xá, bãi thƣởng ngoạn cảnh quan, khu sinh thái v.v... các thông

tin này đƣợc thu thập ở các ban quản lý rừng huyện, đặc dụng, điểm du lịch, công ty du lịch.

* Thực trạng về lượng khách và doanh thu của các loại hình du lịch:

Lƣợng khách và doanh thu của các loại hình du lịch đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp kế thừa tƣ liệu theo báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý du lịch và đối tƣợng kinh doanh du lịch.

Sản phẩm của hoạt động này là báo cáo về diễn biến của số lƣợng khách du lịch và doanh thu du lịch ở các loại hình du lịch, theo thời gian trong năm của các tổ chức kinh doanh du lịch.

Điều tra phỏng vấn với đối tƣợng là 50 khách du lịch, 20 ngƣời dân kinh doanh, 20 cán bộ quản lý . Với nội dung câu hỏi gồm những câu hỏi mang tính bán định hƣớng, ngƣời đƣợc hỏi có thể đƣa ra nhiều câu trả lời với những đáp áp riêng(nội dung phỏng vấn xem chi tiết tại phần Phụ lục) từ đó tổng hợp đánh giá.

2.4.2. Tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng

Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thu thập các nguồn tài liệu tham khảo chuyên ngành, các số liệu đã có ở các cơ quan liên quan. Các tài liệu bao gồm thông tin về: Bản đồ khu vực nghiên cứu; các loại, nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu du lịch; các loại hình hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch chính; các dự án hiện tại và tƣơng lai; các tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực; các loại phƣơng tiện vận chuyển khách; tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu.

Nghiên cứu thiết kế hệ thống bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn với đối tƣợng là 50 khách du lịch, 20 ngƣời dân kinh doanh, 20 cán bộ quản lý . Với nội dung câu hỏi gồm những câu hỏi mang tính bán định hƣớng, ngƣời đƣợc hỏi có thể đƣa ra nhiều câu trả lời với những đáp áp riêng(nội dung phỏng vấn xem chi tiết tại phần Phụ lục).

* Điều tra bằng bảng hỏi khách du lịch

+ Đối tƣợng phỏng vấn: khách du lịch trong nƣớc. + Phƣơng pháp phỏng vấn: thông qua phiếu điều tra + Thời gian phỏng vấn: Tháng 9/2018-2/2019. + Số lƣợng: 50 ngƣời

+ Nội dung phỏng vấn: (Nội dung cụ thể tại Phụ lục 01) * Phỏng vấn các cán bộ BQL

+ Đối tƣợng phỏng vấn: Cán bộ BQL + Số lƣợng: 20 ngƣời.

+ Phƣơng pháp phỏng vấn: phỏng vấn thông qua phiếu điều tra. + Thời gian phỏng vấn: Tháng 9/2018-2/2019.

+ Nội dung phỏng vấn: (Nội dung cụ thể tại Phụ lục 02) * Phỏng vấn các hộ kinh doanh trong khu vực lễ hội + Đối tƣợng phỏng vấn: hộ kinh doanh dịch vụ du lịch. + Số lƣợng: 20 ngƣời.

+ Phƣơng pháp phỏng vấn: phỏng vấn thông qua phiếu điều tra.

+ Thời gian phỏng vấn: Tháng 9/2018-2/2019. Đối với hộ kinh doanh dịch vụ phỏng vấn vào lúc vắng khách.

+ Nội dung phỏng vấn: (Nội dung cụ thể tại Phụ lục 03)

Kiểm tra qua kết quả khảo sát thực tế về ảnh hƣởng của du lịch đến thành phần và tính chất của hệ sinh thái rừng. Đề tài tổ chức khảo sát ở địa điểm tập trung nhiều hoạt động du lịch ở hệ sinh thái rừng huyện Mỹ Đức.

2.4.3. Xác định các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến khả năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng

Tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ chế hoạt động du lịch khu vực Chùa Hƣơng, các chính sách của Nhà nƣớc về phát triển du lịch. Nghiên cứu tổng hợp kết quả khai thác các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng của khu

vực Chùa Hƣơng.

Xác định các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến khả năng khai thác sản phẩm bền vững từ rừng đặc dụng khu vực nghiên cứu. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch bền vững cho khu vực nghiên cứu.

2.4.4. Đề xuất giải pháp khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng đặc dụng

+ Tổng hợp các văn bản của Nhà nƣớc về chính sách phát triển du lịch, các chính sách về khai thác các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng và căn cứ đặc điểm thực tế của khu vực Chùa Hƣơng.

+ Lấy ý kiến của các bên có liên quan: Tham khảo ý kiến của du khách, ngƣời dân địa phƣơng, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chuyên môn trực tiếp quản lý khu di tích bao gồm UBND xã Hƣơng Sơn, ban Quản lý khu di tích và Thắng cảnh Hƣơng Sơn, …

Điều tra phỏng vấn với đối tƣợng là 50 khách du lịch, 20 ngƣời dân kinh doanh, 20 cán bộ quản lý . Với nội dung câu hỏi gồm những câu hỏi mang tính bán định hƣớng, ngƣời đƣợc hỏi có thể đƣa ra nhiều câu trả lời với những đáp áp riêng từ đó tổng hợp đánh giá. Với các câu hỏi:

- Theo bạn để duy trì hoạt động du lịch tại Chùa Hƣơng bền vững thì cần có những giải pháp nào trƣớc mắt và lâu dài?

- Các giải pháp để quản lý tài nguyên thực vật, động vật trong việc ngăn chặn ngƣời dân khai thác trái phép?

Căn cứ vào kết quả điều tra và số liệu tính toán, phân tích đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực nghiên cứu đề tài.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu di tích và thắng cảnh chùa Hƣơng nằm trên địa bàn xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Xã Hƣơng Sơn có ranh giới hành chính nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp xã Hùng Tiến và xã An Tiến huyện Mỹ Đức. + Phía Đông giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

+ Phía Đông Bắc giáp suối Đáy.

+ Phía Tây giáp xã An Phú huyện Mỹ Đức.

Xã Hƣơng Sơn có trục đƣờng huyện 419 và 425 chạy qua nối với tỉnh lộ 431 ở phía Bắc. Xã có tuyến đƣờng liên thôn, xóm, các trục chính đã đƣợc nhựa hóa, bê tông hóa khá thuận lợi cho đi lại và giao lƣu hàng hóa. Xã có 3 bến xã ô tô trong đó có 03 bến xe trực tiếp phục vụ nhu cầu gửi xe của du khách.

Với vị trí này, xã Hƣơng Sơn có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo định hƣớng dịch vụ du lịch, thƣơng mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa.

3.1.2. Địa hình, địa chất

Khu di tích Hƣơng Sơn là một phần của hệ thống núi đá vôi. Độ cao của khu vực này giao động từ 20 – 381m so với mực nƣớc biển. Do phần lớn núi đá bị nƣớc xâm thực qua quá trình kiến tạo lâu dài nên khu vực này hình thành nên nhiều hang động tự nhiên rất đẹp, có giá trị du lịch và lịch sử lớn với chiều dài 20 - 25m đó là động Hƣơng Tích, Hinh Bồng, Long Vân, Tuyết Sơn… Bên cạnh đó còn các khối núi nhỏ, viền quanh dãy núi là đồng bằng trũng.

Phía Bắc tƣơng đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 4 - 6 m. Đây là nơi tập trung dân cƣ đông và các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng núi là vùng trũng, khả năng ngập

úng cao, có nhiều tiềm năng về du lịch và nuôi trồng thủy sản.

3.1.3. Thuỷ văn, khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt với các đặc trƣng khí hậu chính nhƣ sau:

- Nhiệt độ không khí: bình quân năm là 23,1ºC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,6ºC (thƣờng vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 33,2ºC (thƣờng vào tháng 7). Mùa lạnh thƣờng kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1630,6 h dao động: từ 1460h đến 1700h. Lƣợng mƣa và bốc hơi:

+ Lƣợng mƣa bình quân năm 1520.7mm phân bố trong năm không đều, mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lƣợng mƣa cả năm, lƣợng mƣa ngày lớn nhất lên tới 33,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mƣa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 chỉ có từ 17,5 - 23,2mm.

+ Lƣợng bốc hơi bình quân năm là 859mm, chiếm 56,5% so với lƣợng mƣa trung bình năm. Do đó mùa khô thƣờng thiếu nƣớc nhƣng do hệ thống thủy lợi tƣơng đối tốt nên mức ảnh hƣởng không nhiều.

- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12. Tuy nhiên, chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

- Gió: Hƣớng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.

3.1.4. Các nguồn tài nguyên

Theo thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Hƣơng Sơn năm 2017. Tổng diện tích đất tự nhiên 4089.43 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 3379.33 ha chiếm 82.63%; Đất phi nông nghiệp là 693.67 ha, chiếm 16.96%; Đất chƣa sử dụng và núi đá: 16.43 ha chiếm 0.41%. (Theo nguồn: Phòng TN&MT huyện Mỹ Đức (2017), Báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Đức).

* Tài nguyên nƣớc:

- Nguồn nƣớc mặt chính của xã Hƣơng Sơn là từ sông Đáy ở phía Đông Bắc, các hồ, suối Long Vân, suối Tuyết Sơn ven núi. Suối Yến nằm giữa thung lũng, hai bên là đồi núi và vách đá dựng đứng. Suối Yến là trục tiêu chính cho khu di tích danh thắng Hƣơng Sơn, thoát nƣớc theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam Hệ thống kênh mƣơng và các trạm bơm góp phần giúp xã có nguồn nƣớc mặt phong phú quanh năm phục vụ sản xuất, sinh hoạt và du lịch.

- Nguồn nƣớc ngầm chƣa có số liệu cụ thể nhƣng qua khảo sát một số vùng trong xã cho thấy tầng nƣớc ngầm nông, khá dồi dào có thể khai thác đƣợc.

- Nƣớc sạch: Trên địa bàn xã Hƣơng Sơn có 3 trạm cấp nƣớc sạch tập trung, cung cấp gần 6000m3 nƣớc sạch cho nhân dân địa phƣơng. Trong đó Trạm cấp nƣớc sạch Thiên Trù - Hƣơng Tích với công suất 750m3/ngày đêm, nguồn nƣớc cấp là nƣớc mặt thu đƣợc từ hang nƣớc cách khu Thiên Trù 1.2km. Hệ thống đƣờng ống truyền tải, phân phối dọc đƣờng mòn từ Bến Trò lên Động Hƣơng Tích nhằm khắc phục tình trạng thiếu nƣớc sạch sinh hoạt trong khu du lịch của Hƣơng.

* Tài nguyên rừng:

Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn Hà Nội có tổng diện tích là 3.320,41ha, là một khu cảnh quan du lịch môi trƣờng nổi tiếng quốc gia và quốc tế có cảnh quan sinh thái tự nhiên hữu tình, kỳ thú, sầm uất. Nơi đây còn lƣu giữ nhiều nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Độ tàn che phủ của rừng hiện nay là 48.3%.

Khu rừng đặc dụng Hƣơng Sơn có 1 kiểu thảm thực vật, 3 kiểu phụ thảm thực vật, 6 kiểu trạng thái thảm thực vật trên cạn, 1 kiểm trạng thái thủy sinh, ngập nƣớc. Nhiều ƣu hợp thực vật đặc trƣng, rừng có kết cấu tổ thành đặc trƣng của vùng núi đá vôi đất kiệt nƣớc xƣơng xẩu vùng thấp ở Bắc Việt Nam nên có giá trị cao cho công tác nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và sự phát triển của thảm thực vật trên núi đá vôi. Thực vật trong rừng đặc dụng Hƣơng Sơn phân bố trong 8 hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; Hệ sinh thái rừng trên núi đất; Hệ sinh thái trảng cây bụi, tre nứa; Hệ sinh thái thủy sinh, Hệ sinh thái thủy sinh…

Khu hệ thực vật rừng có 873 loài, 577 chi thuộc 185 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong só đó có 24 loài thực vật quý hiếm nhƣ: Trầm, sƣa, chò chỉ, nghiến, lan kim tuyến, song mật, rau sắng…

Khu hệ động vật rừng đặc dụng Hƣơng Sơn khá đa dạng về thành phần loài và mang tính đặc trƣng cho hệ sinh thái vùng núi Đông bắc Việt Nam. Tại rừng đặc dụng Hƣơng Sơn đã ghi nhận 288 loài thuộc 84 họ, 26 bộ thuộc các lớp động vật có xƣơng sống ở cạn và 374 loài côn trùng.

Trong tổng số 288 loài động vật có 208 loài có vai trò bảo vệ rừng, 163 loài có giá trị kinh tế cao, 40 loài quý hiếm, có giá trị khoa học, bảo tồn gen.

[Theo nguồn: Ban quản lý rừng đặc dụng Hƣơng Sơn (2014), Báo cáo ĐDSH và công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Hương Sơn].

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

3.2.1. Dân số và lao động

Dân số 22.959 khẩu, 6.282 hộ. Đƣợc phân bố 06 thôn (Hội Xá, Đục Khê, Yến Vỹ, Hà Đoạn, Phú Yên, Tiên Mai) và chia thành 19 xóm để quản lý, điều hành các mặt xã hội và sản xuất nông nghiệp.

3.2.2. Tình hình kinh tế

* Đánh giá cơ cấu năm 2017:

- Công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng là 15,10%.

- Du lịch - Thƣơng Mại - Vận tải và thu nhập khác chiếm tỷ trọng là 69,13%. - Tốc độ tăng trƣởng là: 11,42%.

- Tổng giá trị thu nhập cả năm: 728.046.000.000 đồng.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời 31.710.000 đồng/ngƣời/năm.

[Theo nguồn: UBND xã Hƣơng Sơn (2017), Báo cáo KT-XH xã Hương Sơn].

Với những điều kiện tự nhiên và xã hội cùa xã Hƣơng Sơn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh.Trong những năm qua khu du lịch chùa Hƣơng đã không ngừng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, tu tạo hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nƣớc. Mặc dù mùa lễ hội chỉ diễn ra trong ba tháng đầu năm, song những hoạt động liên quan đến lễ hội (du lịch, thƣơng mại, dịch vụ) đã chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng (69,13 %.). Đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thêm công ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng khai thác bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực chùa hương huyện mỹ đức, thành phố hà nội​ (Trang 38)