Phân tích tình hình công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp sử dụng một số chỉ tiêu phân tích sau:
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu khách hàng so với các khoản phải trả nhà cung cấp
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu khách hàng so với các khoản
phải trả nhà cung cấp
=
Tổng số nợ phải thu khách hàng
Tổng nợ phải trả nhà cung cấp
Nội dung: Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản phải trả phản ánh các khoản công ty bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng.
Tỷ lệ này <1 số vốn công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.
TK 3334 TK 821 TK111 TK 911 Nộp thuế TNDN Tạm tính thuế TNDN phải nộp và điều chỉnh
bổ sung tăng thuế TNDN phải nộp Kết chuyển chi phí thuế TNDN Điều chỉnh giảm số thuế TNDN ( Khi số tạm nộp > số phải nộp )
29
Tỷ lệ này >1 số vốn công ty bị chiếm dụng lớn hơn số vốn công ty đi chiếm dụng.
Tỷ lệ nợ phải trả nhà cung cấp trong tổng công nợ phải trả
Tỷ lệ nợ phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ phải trả (%) =
Tổng nợ phải trả nhà cung cấp
x 100 Tổng nợ phải trả
Nội dung: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ ảnh hưởng công nợ phải trả nhà cung cấp đối với tổng nợ phải trả trong doanh nghiệp. Do đây là nguồn vốn tín dụng giá rẻ nên doanh nghiệp cần tận dụng. Khi tỷ lệ công nợ này còn nhỏ, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tăng cường huy động nguồn vốn từ các đối tượng này.
Tỷ lệ khoản nợ phải thu khách hàng trong tổng nợ phải thu:
Tỷ lệ nợ phải thu của khách hàng trong tổng nợ phải thu (%) =
Nợ phải thu của khách hàng x x 100 Tổng nợ phải thu
Nội dung: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá vị trí của nợ phải thu khách hàng trong tổng nợ khách hàng trong tổng nợ phải thu của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng lớn chứng tỏ đối tượng nợ phải thu chính của doanh nghiệp là khách hàng và trọng tâm của công tác thu nợ cần phải được đặt vào các đối tượng này.
Số vòng luân chuyển các khoản nợ phải thu
Số vòng luân chuyển các
khoản nợ phải thu (vòng) =
Doanh thu thuần
Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng Trong đó:
Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng =
Tổng số dư nợ phải thu khách hàng đầu kỳ + cuối kỳ
2
Nội dung: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu quay được mấy vòng. Các doanh nghiệp thường kỳ vọng số vòng luân chuyển
30
lớn, vì điều này thể hiện các khoản phải thu khách hàng thu hồi càng nhanh, vốn càng ít bị chiếm dụng và đây là một kết quả tốt đem lại từ công tác quản lý nợ phải thu. Ngoài ra, để đánh giá mức độ vốn bị chiếm dụng người ta còn sử dụng chỉ tiêu về kỳ thu tiền bình quân.
Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) =
360 ngày
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng Nội dung: Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu cho biết phải mất bao nhiêu ngày thì một đơn vị tiền bán hàng đã bán mới được thu hồi. Do đó, nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp trong trường hợp khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu lợi nhuận không tăng vì vốn bị chiếm dụng nhiều.