B. NỘI DUNG
1.1. Một số vấn đề chung về nguyên vật liệu
1.1.5.2. Xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho
Việc tính giá nguyên vật liệu trong kỳ là cơ sở để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, một bộ phận của chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ đó.
Do đó, nó cũng là cơ sở để kế toán tính giá thành sản phẩm và ghi nhận giá vốn hàng bán. Với mọi doanh nghiệp việc tính giá NVL đều phải đảm bảo sự cân bằng sau:
NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ = NVL tồn cuối kỳ + NVL xuất trong kỳ
Nguyên vật liệu được thu mua và nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy giá vốn thực tế của từng lần, từng đợt nhập kho là khác nhau. Vì vậy, khi xuất kho vật tư tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương pháp thích hợp để xác định trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho.
Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho gồm:
* Phương pháp thực tế đích danh
Theo phương pháp này NVL được xác định theo từng loại hay từng lô hàng và được giữ nguyên từ lúc mua vào cho tới lúc xuất kho. Vật tư thuộc lô nào, theo giá nào thì xuất sẽ tính theo giá đó.
Phương pháp này đòi hỏi những điều kiện rất khắt khe trong việc quản lý và phân lô sản phẩm. Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp rất khó có thể áp dụng phương pháp này nếu như không có một bộ máy quản lý tốt.
Ưu điểm: Xác định được chính xã giá NVL xuất làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại.
Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều danh điểm, nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ rất phức tạp.
* Phương pháp bình quân gia quyền (liên hoàn, cuối kỳ)
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
Giá thực tế của NVl xuất dùng trong kỳ = Số lượng NVL xuất dùng x Đơn giá bình quân
- Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Đơn giá bình
quân cả kỳ dự trữ
=
Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + nhập kho trong kỳ Số lượng NVL đầu kỳ + Tổng số lượng NVL nhập trong
kỳ
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư nhưng số làn nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư.
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của cá khâu kế toán khác.
- Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập (liên hoàn) Đơn giá bình
quân sau mỗi lần nhập
= Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều.
Ưu điểm: Phương pháp này cho giá NVL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn.
Nhược điểm: Công việc tín toán nhiều và phức tạp, chỉ thíc hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy.
Việc áp dụng phương pháp nào để tính trị giá vật tư xuất kho là do doanh nghiệp tự quyết định. Song cần cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế toán và phải thuyết minh trong báo cáo tài chính.
* Phương pháp nhập trước – xuất trước
Theo phương pháp này NVL được tính giá thực tế trên cơ sở giả định NVL nhập vào kho trước sẽ được xuất ra trước, xuất hết số lần nhập trước rồi đến số nhập sau theo giá thực tế của lô hàng xuất ra đó. Như vậy, nếu giá có xu hướng tăng lên thì giá trị hàng tồn kho cao và giá trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng và ngược lại.
Phương pháp này thích hợp trong kỳ lạm phát và áp dụng đối với những doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ.
Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước. Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL.