TK 151, 152
Kết chuyển giá trị NVL tồn kho và
đang đi đường đầu kỳ TK 111,112,331 Giá trị NVL mua vào trong kỳ TK 133 Thuế GTGT đầu vào TK 611 TK 151, 152 Kết chuyển giá trị NVL tồn kho và đang đi đường cuối kỳ
TK 111,112,331
CKTM, giảm giá hàng bán và
giá trị hàng mua trả lại
TK 133 Thuế GTGT đầu vào TK 621,627,641,642 Xuất NVL cho sản xuất, phục vụ quản lý,bán hàng
1.2.4. Kiểm kê nguyên vật liệu
Kiêm kê là một trong những biện pháp để quản lý vật tư, tài sản. Thông qua kiểm kê, doanh nghiệp nắm được hiện trạng của vật tư cả về số lượng và chất lượng, ngăn ngừa và phát hiện những hiện tượng tham ô, lãng phí và có biện pháp quản lý tốt hơn đảm bảo an toàn vật tư tài sản của doanh nghiệp. Tùy theo yêu cầu quản lý, kiểm kê có thể thực hiện theo phạm vi toàn doanh nghiệp hay từng bộ phận, đơn vị: Kiểm kê định kỳ hay kiểm kê bất thường.
Khi kiểm kê doanh nghiệp phải lập hội đồng hoặc ban kiểm kê với đầy đủ các thành phần theo quy định. Hội đồng hay ban kiểm kê, khi kiểm kê phải cân, đo, đong, đếm thể đối với từng loại vật tư và phải lập biên bản kiểm kê theo quy định (mẫu số 05 – VT), xác định chênh lệch giữa số ghi trên sổ kế toán với số thực kê, trình bày ý kiến xử lý các chênh lệch.
- Căn cứ vào biên bản kiểm kê kế toán ghi:
+ Nếu thừa vật tư chưa rõ nguyên nhân thì ghi vào bên có của TK 338 (3381)
+ Nếu thiếu vật tư chưa rõ nguyên nhân thì ghi vào bên nợ của TK 138 (1381)
+ Nếu phát hiện thiếu vật tư, người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường, kế toán ghi vào bên nợ của TK 138 (1388)
- Xử lý kết quả kiểm kê: Căn cứ quyết định của hội đồng xử lý tài sản để ghi giảm giá vốn hàng bán.
1.2.5. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1.2.5.1. Quy định trong quản lý và hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014/TT của Bộ tài Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014/TT của Bộ tài chính:
* Điều kiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Đối tượng lập dự phòng bao gồm hàng tồn kho, dụng cụ dung cho sản xuất, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản
phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
+ Là những hàng tồn kho hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp hàng tồn kho có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ hàng tồn kho này không bị giảm thì không được trích lập dựn phòng giảm giá hàng tồn kho đó.
* Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho hàng hóa = Lượng hàng tồn kho hàng hóa thực tế tại thời điểm
lập báo cáo tài chình x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được nguyên vật liệu ở địa điểm và trạng thái hiện .
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
* Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bắng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ.
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.
* Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
1.2.5.2. Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình trích lập dự phòng giảm giá HTK, kế toán sử dụng TK 229 dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ:
Hoàn nhập giá trị dự phòng giảm giá NVL Xử lý tổn thất thực tế xảy ra
Bên có:
Số trích lập dự phòng giảm giá HTK
1.2.5.3. Phương pháp kế toán
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho, thì phải trích lập dự phòng giảm giá HTK: - Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 2294: Dự phòng tổn thất tài sản
- Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với hàng tồn kho, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng) Có TK 152, 153, 155, 156
Qua phần cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu, chúng ta có thể nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. Những lý luận về kế toán nguyên vật liệu giúp chúng ta hiểu được các đặc điểm, nhiệm vụ, vai trò về nguyên vật liệu cũng như các phương pháp kế toán được sử dụng trong công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp.
Chương 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DỆT PHÚ THỌ
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Dệt Phú Thọ
2.1.1. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của công ty
* Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Dệt Phú Thọ. Tên giao dịch quốc tế: Phutho Textile Company.
Số đăng ký kinh doanh của Công ty là 1802000116 ngày 25/02/2003 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.
- Người đại diện trước pháp luật: Ông Nguyễn Văn Hà.
- Trụ sở Công ty: Khu công nghiệp Thụy Vân – Việt Trì – Phú Thọ. - Mã số thuế: 2600251785.
- Vốn điều lệ hiện tại: 115 tỷ đồng
- Điện thoại: 0210.857.011 – Fax: 0210.952.442 - Email: phutho_textile@yahoo.com.vn
Ngân hàng giao dịch:
- Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ với tài khoản giao dịch: 102010000250838.
- Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Việt Trì với tài khoản giao dịch: 0361001588475.
- Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 1802000116 ngày 25/02/2003 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Dệt Phú Thọ thành lập ngày 01/10/2001 với số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 số vốn điều lệ được bổ sung là 35 tỷ đồng.
Thời gian đầu Công ty đi vào xây dựng nhà xưởng, mua và lắp đặt dây truyền sản xuất. Công ty được thành lập với mục đích là tạo nguồn sợi dệt trong nước cho các đơn vị sản xuất vải, đồ may mặc… sản phẩm chủ yếu là sợi dệt và sợi len các loại.
Tháng 2 năm 2002, công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời kỳ đầu đi vào hoạt động, công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài (bông, xơ polyete sản xuất từ dầu thô), do đó giá nguyên liệu luôn biến động theo giá dầu thô trên thế giới. Đồng thời do ảnh hưởng của sự chi phối tài chính chung của giá USD và lãi suất ngân hàng tăng giảm dẫn đến khâu thanh toán tiền nguyên vật liệu cũng như máy móc thiết bị gặp nhiều khó khăn. Vì thế có thời kỳ giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao nhưng giá bán sản phẩm trong nước không cập nhật kịp, hàng ế đọng không tiêu thụ được, quá trình sản xuất bị rút ngắn từ 3 ca xuống còn 2 ca, khiến công nhân thay nhau nghỉ luân phiên. Để khắc phục tình hình này ban lãnh đạo Công ty đã tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ và các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay tạo ra nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp, nhưng việc cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt và gay gắt hơn. Vì vậy, công ty luôn không ngừng tìm kiếm những giải pháp để giữ vững chỗ đứng trên thị trường, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và bền vững hơn nữa. Công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, không ngừng tạo ra những sản phẩm mới về mẫu mã, chủng loại để cạnh tranh với các đơn vị khác cùng ngành. Bên cạnh đó, Công ty còn rất chú trọng đẩy mạnh công tác lãnh đạo về nhiều mặt: đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân chuyên ngành, tăng cường tuyển chọn các kỹ sư có trình độ năng lực, xây dựng hệ thống máy móc với công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại tạo tiền đề cho sự phát triển cả về chất và lượng đối với sản phẩm. Cùng với đó công ty đã huy động được nguồn vốn vay của các nhà đầu tư để mua sắm trang thiết bị hiện đại
hơn. Hiện tại, công ty có 2 dây truyền sản xuất ổn định với tổng số lao động hơn 400 người.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1. Chức năng của công ty
Điều tra xác định nhu cầu sử dụng sản phẩm sợi của công ty trên thị trường trong và ngoài nước để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sao cho đáp ứng nhu cầu thị trường. Chuyển giao công nghệ sản xuất, đào tạo đội ngũ lao động để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là các loại sợi đa dạng về chủng loại (Mã nghành 13110: Sản xuất sợi). Cụ thể các loại sợi len, sợi PE cung cấp ra thị trường phục vụ cho các công ty sản xuất vải, may mặc. Thông thường sợi PE doanh thu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu của tất cả các mặt hàng trong toàn công ty.
Công ty TNHH Dệt Phú Thọ có 2 dây chuyền sản xuất các mặt hàng sợi, chủ yếu là sợi 20PE (100% polyester), sợi 20PC (87% polyester và 13% cotton) và sợi 100% cotton (CD30, CD32). Ngoài ra công ty có thể sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sợi sản xuất ra chủ yếu được cung cấp cho các nhà máy dệt vải trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty dùng nguyên liệu đầu vào để sản xuất chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Brazil, Mali và Camaroon để đảm bảo cho sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO.
Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước trong đó có chế độ chính sách về lao động, tiền lương, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế với khách hàng và nhà cung cấp, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo luật định. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH Dệt Phú Thọ là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và được tổ chức quản ký theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến, duy trì chế độ một thủ trưởng, phát huy quyền tự chủ của cán bộ công nhân viên.
Theo cơ cấu này thì lãnh đạo được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, tham khảo ý kiến và tìm ra giải pháp tối ưu trong công việc như ký kết hợp đồng kinh tê, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của những năm tới, tuy nhiên mọi quyết định là do giám đốc công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)