Phân hệ kho phần mềm kế toán Misa

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH dệt phú thọ (Trang 110 - 129)

Thứ ba: Về phương pháp hạch toán

- Hiện nay, công ty chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho làm cho công tác hạch toán gặp khó khăn. Do vậy, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho , giúp cho công ty bình ổn giá trị vật liệu cũng như hàng hóa trong kho, tránh được những rủi ro do sự biến động giá cả.

Ví dụ 12: Ngày 31/12/2019, công ty trích lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu xơ có số liệu như sau:

Tồn cuối kỳ: 435.605,23 kg

Trị giá gốc của xơ tồn kho: 13.058.466.137 đồng. Giả sử:

Giá trị thuần có thể thực hiện được của xơ tồn kho là: 10.200.255.137 đồng. Do công ty chưa trích lập dự phòng, nên giả sử số trích lập dự phòng của xơ ở cuối niên độ kế toán 2018 là 5.856.943.607 đồng.

Số cần trích lập dự phòng ở cuối niên độ kế toán 2019 là: = 13.058.466.137 – 10.200.255.137 = 2.858.211.000 đồng

Nên cuối năm 2019, kế toán phải hoàn thành phàn chênh lệch là: = 5.856.943.607 – 2.858.211.000 = 3.000.732.607 đồng

Theo Thông tư 200/2014/ TT – BTC, kế toán phản ánh tình hình trích lập dự phòng như sau:

Tại ngày 31/12/2018, ghi:

Nợ TK 632: 5.858.943.607 đồng Có TK 2294: 5.858.943.607 đồng Tại ngày 31/12/2019, ghi:

Nợ TK 2294: 3.000.732.607 đồng Có TK 632: 3.000.732.607 đồng

- Lập biên bản khiểm nghiệm nguyên vật liệu trước khi nhập kho để đảm bảo nguyên vật đúng quy cách phẩm chất.

Ví dụ 13: Ngày 08/01/2020, công ty mua 44.613 kg bông thiên nhiên của công

ty cổ phần thương mại Mai Hương với đơn giá 43.390 đồng/kg về nhập kho, chưa thanh toán.

Căn cứ vào Hợp đồng mua bán (phụ lục 2A), hóa đơn GTGT 00002137 (phụ

lục 2B), trước khi thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho (phụ lục 2C), thì công ty

nên lập biên bản kiểm nghiệm vật tư theo đúng Thông tư 200/2014/TT – BTC.

Bảng 3.2: Biên bản kiểm nghiệm vật tư,công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Thông tư 200/2014/TT- BTC.

Đơn vị: Công ty TNHH Dệt Phú Thọ Mẫu số 03 - VT

Bộ phận:... (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

Ngày 08 tháng 01 năm 2019

Số: 01

- Căn cứ HĐ số 002137 ngày 08 tháng 01 năm 2019 của công ty TM Mai Hương.

Ban kiểm nghiệm gồm:

+ Ông/Bà: Bùi Anh Quang Chức vụ: Thủ kho Đại diện: Trưởng ban + Ông/Bà:Bùi Như Trang Chức vụ: Kỹ thuật xưởng Đại diện: Ủy viên + Ông/ bà: Ngô Thị Đàm Chức vụ: TP kinh doanh Đại diện: Uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại:

STT

Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số Phương thức kiểm nghiệm Đơn vị tính Số lượng theo chứng từ

Kết quả kiểm nghiệm Số lượng đúng quy cách, phẩm chất Số lượng không đúng quy cách, phẩm chất Ghi chú A B C D E 1 2 3 F 1 Bông 001 kg 44.613 44.613 44.613

Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: Bông đạt yêu cầu, đủ điều kiện nhập kho

Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban

Thứ tư: Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu

Công tác kiểm kê nguyên vật liệu là để xác định lại số lượng, giá trị và chất lượng nguyên vật liệu, phát hiện chênh lệch giữa sổ sách và thực tế nhằm bảo vệ tài sản và chấn chỉnh công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty. Hiện nay, công ty đã tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu một lần trong năm tại thời điểm 31/12. Thời gian tổ chức kiểm kê như vậy sẽ không đánh giá kịp thời, chính xác số lượng, giá trị cũng như phẩm chất nguyên vật liệu, khó tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm cho đúng đối tượng, có thể gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Vì vậy, công ty nên tiến hành tổ chức công tác kiểm kê nguyên vật liệu vào cuối mỗi quý. Tiến hành kiểm kê như vậy, sẽ đánh giá được kịp thời, chính xác nếu xảy ra hỏng hóc, mất mát, chênh lệch giữa sổ sách và thực tế. Ngoài ra cũng kiểm tra đánh giá được phẩm chất, tình trạng nguyên vật liệu trong kho đúng với tiêu chuẩn, yêu cầu cho phục vụ sản xuất, nếu nguyên vật liệu bị biến dạng, kém chất lượng sẽ kịp thời có những giải pháp bổ sung, thay thế đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, chất lượng sản phẩm làm ra đúng tiêu chuẩn.

3.2.4. Giải pháp khác

- Về nâng cao hiệu quả sản xuất

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đầu tư thêm máy móc hiện đại như các thiết bị tự động hóa, tự động đồ sợi, vận chuyển ống sợi thô tự động sang máy sợi con,.. điều này sẽ làm giảm bớt số lượng công nhân đứng máy.

Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ công nhân viên.

Sử dụng các nguyên liệu mới như xơ Moldan, viloft, bắp, tre,…để tạo ra sản phẩm khác biệt có giá trị cao, mở ra thị trường mới hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng.

- Lập bộ phận kiểm soát nội bộ

Khối lượng công việc hạch toán tương đối nhiều nên việc sai sót trong quá trình hạch toán là việc không thể tránh khỏi. Công ty nên lập ra bộ phận kiểm soát nội bộ để có thể thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động kế toán nói chung

và hoạt động quản lý nói riêng giúp cho hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả.

- Về công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu

+ Về công tác thu mua nguyên vật liệu: Tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới trong thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài, để đảm bảo quá trình sản xuất không bị chậm so với kế hoạch đề ra. Việc thu mua nguyên vật liệu không nên giao cho một người cụ thể mà nên giao cho phòng kế hoạch kinh doanh hay thủ kho cùng với nhân viên kỹ thuật cùng làm để tiếp nhận chính xác về số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng nội dung đã ký kết giữa 2 bên trong hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu giao hàng…, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát và sẵn sàng đảm bảo cung cấp kịp thời khi cần.

Ngoài ra, thay vì chỉ chỉ sử dụng xơ là NVL chính để sản xuất ra sợi Polyester thì công ty có thể tìm thêm các nguyên liệu mới như sợi Filament, sợi thô, fiberfill,...

+ Về việc sử dụng nguyên vật liệu: Sau khi thực hiện xuất kho theo lệnh xuất có đầy đủ các chứng từ đi kèm thì thủ kho hay những người liên quan cần phải để các vật tư, nguyên liệu theo đúng ngăn, đúng mã số của nó theo vị trí ban đầu. Sử dụng nguyên vật liệu theo đúng định mức, các nguyên vật liệu thừa không dùng hết thì cần phải nhập lại kho để tránh gây lãng phí, mất mát.

+ Về việc bảo quản tại các kho: Nhiệt độ tại kho luôn phải dữ ổn định tránh tình trạng ẩm mốc. Cấm mang các đồ dùng dễ cháy nổ vào kho có chứa nhiên liệu dễ cháy.

+ Về công tác dự trữ nguyên vật liệu: Công ty đã lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu. Tuy nhiên nguyên vật liệu trong kho không nên dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn mà vẫn phải đảm báo không bị thụ động khi nguồn hàng nguyên vật liệu khan hiếm hoặc khi giá cả tăng cao. Để xác định được lượng nguyên vật liệu dự trữ thì bộ phận kế hoạch cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất, điều tra thị trường để biết được loại nguyên vật liệu nào có nguồn hàng không ổn định cũng cần dự trữ để chủ động phục vụ cho quá trình sản xuất liên tục.

C. KẾT LUẬN

Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên một sản phẩm. Nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng, nó vừa là đối tượng lao độg vừa là cơ sở vật chất trực tiếp tạo ra sản phẩm, chiếm một tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất. Trong thế chuyển mình của đất nước, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để đạt được chi phí thấp nhất thông qau việc giảm chi phí NVL. Để làm được điều đó thì ngay từ khâu mua, bảo quản, dự trữ đến sử dụng phải tiến hành một cách khoa học, chặt chẽ.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ, tôi đã được tiếp cận với thực tiễn của công tác kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty, hệ thống các chứng từ cũng như hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công ty. Từ đó, tôi hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức mình đã được học trong quá trình học tập và có được một số kinh nghiệm thự c tiễn. Giai đoạn thực tập tại công ty đã giúp tôi nhận thấy được vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong quản lý NVL nói riêng và quản lý sản xuât nói chung, đồng thời tối thấy được cần phải vận dụng lý thuyết vào thực tiễn như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ”được nghiên cứu với mục đích chủ yếu là góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ. Đề tài là kết quả của sự vận dụng lý luận vào thực tiễn, bám sát thực tế công tác nguyên vật liệu tại đơn vị. Đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất, phản ánh và đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH Dệt Phú Thọ như: trích lập dự phòng giảm giá HTK, lập bộ phận kiểm soát nội bộ, sử dụng đúng mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT – BTC,...

Do trình độ nhận thức và thời gian thực tập hạn chế nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, Vì vậy, tôi kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính.

2. ThS. Phạm Thị Nhị An (2017), Giáo trình Kế toán quản trị, Giáo trình nội bộ, Trường Đại học Hùng Vương.

3. Nguyễn Công Anh (2016),“Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH chè

Hoài Trung”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Hùng Vương.

4. Nguyễn Thị Mai Anh (2014),“Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH

Đông Linh”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thăng Long.

5. Vương Thị Kiều Anh (2014), “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Cáp quang Việt Nam VINA- OFC”, Trường Đại học Thăng Long.

6. GS.TS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Trương Thị Thủy (2013), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Hoàng Liên Chung (2015), “Kế toán nguyên vật liệu tạo Công ty cổ phần Hà Thạch” , Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Hùng Vương.

8. TS. Nguyễn Ngọc Hải (2017), Giáo trình thuế, NXB Đại học Thái Nguyên,

Thái Nguyên.

9. Nguyễn Thanh Nhàn (2016), “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần

xây dựng và cơ khí Hưng Thịnh”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học

Hùng Vương.

10.Trần Thị Hồng Nhung (2014), “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bồ Sao”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Hùng Vương.

11.Nguyễn Thị Phượng (2014), “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần nội thất Đức Khang”, Trường Đại học Thương Mại.

12.PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (2017), Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà

13.Trần Lệ Quyên (2012), “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Licogi 14”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Hùng Vương.

14.Công ty TNHH Dệt Phú Thọ (2017, 2018, 2019), Hệ thống chứng từ, tài

liệu, báo cáo của Công ty các năm 2017 đến 2019.

15.Các trang web

16.Http:/www.google.com.vn 17.Http:/www.webketoan.com.vn 18.Http:/www.vietnamnet. vn

PHỤ LỤC 5A

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH dệt phú thọ (Trang 110 - 129)