B. NỘI DUNG
1.2. Một số vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu
1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý vật liệu cũng như vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng thì kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của NVL về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn giá trị vốn (hoặc giá thành) thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán NVL. Đồng thời, hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán NVL.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng NVl từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý NVL thừa, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số lượng và giá trị NVL thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm. Phân bổ chính xác NVL đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính giá thành được chính xác.
- Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập xuất và quản lý NVL. Từ đó, đáp ứng được nhu càu quản lý thống nhất của nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhập kho. Đồng thời, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua về vật tư số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn cung cấp NVL một cách đầy đủ, kịp thời.
Tóm lại, nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý tài chính thì hạch toán kế toán NVL nói riêng là công cụ đắc lực của công tác nguyên vật liệu. Kế toán NVL có chính xác, kịp thời hay không nó ảnh hưởng đến tình hình hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý NVL phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán vật liệu. Hạch toán kế toán NVL giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thu mua, nhập xuất, dự trữ vật liệu một cách chính xác để từ đó có biện pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời và đồng bộ NVL cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng NVL. Mặt khác, do chi phí NVl chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành do đó chất lượng công tác kế toán NVL có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
1.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.2.2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Kế toán chi tiết NVL là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhập xuất tồn kho của từng loại vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư.
Công tác hạch toán chi tiết phải đảm bảo theo dõi được tình hình nhập xuất tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị của từng danh điểm vật tư, phải tổng hợp được tình hình luân chuyển và tồn của từng danh điểm theo từng kho, từng quầy, từng bãi,...