Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xi măng phú thọ, phú thọ (Trang 50 - 54)

1.1 .Khái niệm vốn bằng tiền

2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần xi măng Phú Thọ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1. Tên và địa chỉ của công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ

- Tên giao dịch quốc tế: PHU THO CEMENT JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: PTE

- Trụ sở chính: Khu 12, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba,tỉnh Phú Thọ - Điện thoại: 0210.3.885.310

- Fax: 0210 3884 023 - Mã số thuế: 2600116271

- Vốn điều lệ: 125.000.000.000 đồng (Một trăm hai mƣơi lăm tỷ đồng) - Website: www.ximangphutho.com.vn

- Email: xmpt@ximangphutho.com.vn

2.1.1.2. Thời điểm thành lập và mốc lịch sử quan trọng

* Ngày thành lập: 31-12-1967

* Các mốc lịch sử và quá trình phát triển của doanh nghiệp:

Công ty cổ phần xi măng Phú Thọ là tiền thân của nhà máy xi măng Đào Giã đƣợc thành lập theo quyết định số 144/QĐ-TC ngày 29/9/1967 của UB tỉnh Vĩnh Phú, đặt tại xã Đào Giã- huyện Thanh Hòa- Tỉnh Vĩnh Phú. Nhà máy đƣợc giao nhiệm vụ sản xuất xi măng, vôi, đá phục vụ xây dựng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và quốc phòng.

Nhà máy ra đời trong hòa cảnh miền Bắc vừa trải qua cuộc kháng chiến trƣờng kỳ gian khổ chống thực dân Pháp, phải huy động sức ngƣời sức của chống lại chiến tranh phá hoại. Đứng trƣớc nhiều thử thách, Giám đốc nhà máy đã động viên toàn bộ công nhân viên nhà máy bắt tay vào sản xuất xi măng.

Ngày 31-12-1967, nhà máy mới thí nghiệm thành công mẻ Clinker đầu tiên và ngày này trở thành ngày truyền thống của công ty . Từ thành công đó năm 1968 nhà máy đầu tƣ mở rộng sản xuất, lắp ráp thêm thiết bị , đƣa công xuất xi măng lên 5000 tấn /năm. Mở rộng sản xuất vôi lên tới 5000 tấn, hàng chục nghìn m3đá các loại.

1969: Nhà máy đầu tƣ thêm thiết bị đảm bảo công ăn việc làm cho 240 công nhân.

Năm 1976 UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định cho nhà máy xây dựng dây chuyền sản xuất xi măng là đứng công suất 1 vạn tấn/năm, với các thiết bị, công nghệ mang tính chất cơ khí hoá cao hơn. Trong 3 năm (1976-1979) nhà máy đã sử dụng song song hai dây chuyền , đƣa công suất xuất xi măng lên 15 000 tấn/năm.

Năm 1980: Xí nghiệp vôi Đào Giã sát nhập vào nhà máy xi măng Đào Giã thành đơn vị mới mang tên Xí nghiệp xi măng Thanh Ba. Ông Tạ Đức Diêm làm Giám đốc, ông Nguyên Văn Xuân là bí thƣ Đảng uỷ, bà Chử Thị Ninh là thƣ ký công đoàn. Tổng số cán bộ công nhân viên là 520 ngƣời.

Năm 1980, việc tiếp nhận thêm dây chuyền sản xuất xi măng với công suất 3.000 tấn/năm của Nhà máy M1 thuộc Bộ tƣ lệnh Thông tin, công suất toàn Nhà máy đƣợc nâng lên 18.000 tấn xi măng/năm.

Tới năm 1983, Công ty trở thành đơn vị đầu tiên của Việt Nam sản xuất thành công xi măng trắng.

Năm 1986: Là mốc quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam, chuyển hoạt động từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Năm 1988 là năm cơ chế kinh tế mới đƣợc áp dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất kinh doanh.

Trong khi doanh nghiệp còn đang bỡ ngỡ với cú sốc đổi mới kinh tế thì doanh nghiệp lại phải liên tục sát nhập với các đơn vị mới cụ thể là:

- Ngày 19/2/1986 : Sát nhập với xí nghiệp Đá Thanh Ba - Tháng 9/1986: Tiếp nhận xí nghiệp Đá Hƣơng Cần

- Ngày 13/4/1988: Doanh nghiệp sát nhập thêm Xí nghiệp Pozolan Tiên Kiên theo quyết định số 205/QĐUB của UBND tỉnh Vĩnh Phú. Nhƣ vậy tới lúc này cơ cấu doanh nghiệp bao gồm:

+ Xí nghiệp xi măng Thanh Ba: 2 phân xƣởng xi măng đen và 1 phân xƣởng sản xuất xi măng trắng.

+ Xí nghiệp vôi Đào Giã: sản xuất vôi xây dựng và nông nghiệp

+ Xí nghiệp Đá Đồn Hang, xí nghiệp đá Hƣơng Cần: sản xuất phục vụ đá cho nhà máy giấy Bãi Bằng và giao thông.

+ Xí nghiệp đá Thanh Ba, phân xƣởng đá Ninh Dân sản xuất phục vụ cho sản xuất vôi xi măng...

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan doanh nghiệp vẫn tiếp tục phát huy truyền thống của mình, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Doanh nghiệp đá vƣợt qua thách thức chuyển đổi cơ chế, tiếp tục giữ vững sự tăng trƣởng của mình.

Năm 1993: Công ty đầu tƣ một dây chuyền sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng của Trung Quốc với quy mô 6 vạn tấn/năm, vốn vay cho đầu tƣ chỉ đƣợc 17 tỷ đồng, đây là dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng cơ giới 1 phân tự động đầu tiên đƣợc lắp đặt tại Việt Nam.

Năm 1994: Công ty tiếp tục đầu tƣ dây chuyền II công xuất 8,2 vạn tấn/năm, lò đứng công nghệ thiết bị Trung Quốc, đƣa công xuất sản xuất xi măng của công ty đạt 14,2 vạn tấn/năm ngày 20/9/1994 theo quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phú công ty đổi tên thành Công ty xi măng-đa-vôi Vĩnh Phú

Năm 1997: Tỉnh Vĩnh Phú đƣợc tác làm 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú thọ, ngày 16/1/1997 Công ty xi măng-đá-vôi Vĩnh Phú đổi tên là Công ty xi măng-đá-vôi Phú Thọ.

Năm 2001: Công ty xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001-2000 đã đƣợc trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT đánh giá, chứng nhận hệ thống chất lƣợng sản xuất xi măng của công ty đã đạt chuẩn

Quốc gia liên tục từ năm 1998, sản phầm xi măng pooc-lăng hỗn hợp PCB 30 phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN6260:1997.

Năm 2002 và những năm sau đó, sản phẩm của Công ty liên tục đạt các giải thƣởng nhƣ: Cúp Sen vàng; Giải cầu vàng chất lƣợng cao phù hợp tiêu chuẩn; Siêu cúp Thƣơng hiệu mạnh và phát triển bền vững; Sản phẩm Việt uy tín chất lƣợng; Cúp vàng sản phẩm Việt chất lƣợng; Giải thƣởng Cúp Vàng chất lƣợng… và nằm trong số 50 tốp hàng đầu, sản phẩm Việt hợp chuẩn WTO về sở hữu trí tuệ.

Năm 2007, một lần nữa công ty lại “lột xác”, chuyển từ doanh nghiệp Nhà nƣớc sang Công ty Cổ phần, hoạt động dựa trên Luật Doanh nghiệp. Từ đây, Công ty đã thay đổi hẳn sang cung cách làm ăn mới, tự tin, vững bƣớc trên đƣờng hội nhập. Sự thay đổi ấy đã đƣợc thể hiện cả về chất và lƣợng, làm tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục đầu tƣ dây chuyền sản xuất mới - xi măng lò quay công suất 1.200 tấn clinker/ngày, nhằm nâng cao chất lƣợng, sản lƣợng, tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh, từ đó cải thiện đáng kể mức sống của ngƣời lao động, đồng thời giúp công ty tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động an sinh xã hội.

Sau hơn 5 năm triển khai dự án, với tổng mức đầu tƣ (sau điều chỉnh) là hơn 488 tỷ đồng. Ngày 29/4/2012, những tấn Clinker đầu tiên của dây chuyền mới đã ra lò. Sau giai đoạn vận hành sản xuất thử ổn định, từ tháng 8/2012 đến nay dây chuyền hoạt động vƣợt công suất thiết kế 15%. Từ dây chuyền này đã có trên 130 nghìn tấn Clinke, gần 150 nghìn tấn xi-măng nghiền ra lò. Chất lƣợng Clinker và xi-măng đều bảo đảm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các định mức tiêu hao thực hiện đều thấp hơn so với dây chuyền cũ từ 30 - 45%; năng suất lao động tăng lên gấp 3 lần, góp phần giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đồng thời tăng năng lực sản xuất và nâng công suất toàn công ty lên 300.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày 27/09/2013 Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Chứng khoán số 21/2013/GCNCP-VSD cho Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ.

Bắt đầu từ ngày 30/09/2013 Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam nhận lƣu ký số chứng khoán của Công ty Cổ phần Xi măng Phú Thọ.Cùng với cố gắng chăm lo cho cuộc sống vật chất của ngƣời lao động, công ty chú trọng xây dựng phát triển đời sống tinh thần. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thi đấu giao hữu bóng đá, bóng chuyền....tạo nên đời sống tinh thần lành mạnh.

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xi măng phú thọ, phú thọ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)