Kế toán tiền gửi ngân hàng

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xi măng phú thọ, phú thọ (Trang 33 - 40)

1.1 .Khái niệm vốn bằng tiền

1.5. Nội dung của kế toán vốn bằng tiền

1.5.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng

1.5.2.1 Đặc điểm kế toán tiền gửi ngân hàng

* Nội dung: Tiền gửi là số tiền doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nƣớc hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý,…[1;38]

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp.

1.5.2.2. Chứng từ sử dụng

Tƣơng tự nhƣ kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng cũng cần thực hiện các nội dung sau:

- Xác định hệ thống chứng từ cần sử dụng theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính.

- Tổ chức lập, thu nhận chứng từ.

- Xác định trình tự luân chuyển chứng từ. - Tổ chức lƣu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

- Căn cứ để hạch toán tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi...)

Khi nhận đƣợc chứng từ của ngân hàng gửi đến , kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời .

Danh mục chứng từ kế toán tiền gửi bao gồm: - Giấy báo Nợ

- Giấy báo Có - Lệnh thanh toán - Uỷ nhiệm thu - Uỷ nhiệm chi - Séc chuyển khoản

- Séc tiền mặt; Séc bảo chi

Các chứng từ sau khi kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ đƣợc ghi chép phản ánh vào các sổ kế toán gồm:

- Sổ tiền gửi ngân hàng - Sổ chi tiết tài khoản 112 - Sổ cái tài khoản 112 - Xác nhận số dƣ

- Các sổ liên quan khác

* Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng:

Bƣớc 1: Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị thu – chi. Chứng từ kèm theo yêu cầu chi tiền (UNC) có thể là: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, thông báo nộp tiền, hóa đơn,… Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền (UNT) có thể là: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, hóa đơn, hợp đồng, biên bản góp vốn,…

Bƣớc 2: Kế toán đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu – chi, đảm bảo tính hợp lệ, hợp lý (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuán thủ các quy định, quy chế tài chính của công ty). Sau đó chuyển cho kế toán trƣởng xem xét.

Bƣớc 3: Kế toán trƣởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan.

Bƣớc 4: Phê duyệt của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của công ty. Các đề nghị chi/mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.

Bƣớc 5: Lập chứng từ thu – chi. Sau khi thực hiện kiểm tra sự đầy đủ của chứng từ liên quan có liên quan thì kế toán tiến hành lập UNT, UNC.

Bƣớc 6: Ký duyệt chứng từ thu – chi. Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trƣởng- Kế toán trƣởng ký vào UNT, UNC trƣớc khi chuyển cho lãnh đạo doanh nghiệp để ký.

Bƣớc 7: Sau khi UNT, UNC đƣợc lập thì kế toán ngân hàng đến ngân hàng để giao dịch và ngân hàng sẽ đóng dấu vào UNT, UNC sau đó thực hiện

giao dịch theo lệnh thu, chi và nhận giấy báo có, giấu báo nợ của ngân hàng đƣa lại cho kế toán.

Bƣớc 8: Sau khi bộ chứng từ đã hoàn thành thì kế toán dựa vào đó mà tiến hành ghi sổ kế toán và lƣu trữ chứng từ kế toán.

1.5.2.3. Tài khoản sử dụng

Để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp kế toán sử dụng Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”. TK 112 có kết cấu nhƣ sau:

Bên Nợ:

+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng; + Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dƣ ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trƣờng hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).

+ Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo

Bên Có:

+ Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng. + Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dƣ ngoại tệ cuối kỳ (trƣờng hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).

+ Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

Dƣ nợ: Số tiền hiện tại còn gửi tại Ngân hàng Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp hai :

+ TK 112.1-Tiền Việt Nam: Phản ánh khoản tiền Việt Nam đang gửi tại ngân hàng.

+ TK 112.2- Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam.

+ TK 112.3- Vàng tiền tệ: Phản ánh giá trị vàng tiền tệ đang gửi tại Ngân hàng.

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan khác nhƣ: TK 111, TK 133, TK 152, TK 211, TK 331,…

1.5.2.4. Nguyên tắc hạch toán

Hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng trong các doanh nghiệp cần tuân thủ theo các quy định của các văn bản pháp luật. Cụ thể, điều 13. Nguyên tắc kế toán tiền gửi quy định trong Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính nhƣ sau:

Tài khoản 112 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

Khi nhận đƣợc chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chƣa xác định đƣợc nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).

Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

Khoản thấu chi ngân hàng không đƣợc ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà đƣợc phản ánh tƣơng tự nhƣ khoản vay ngân hàng.

Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

- Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trƣờng hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải đƣợc quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112.

- Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền.

Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế đƣợc thực hiện theo quy định tại phần hƣớng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.

Vàng tiền tệ đƣợc phản ánh trong tài khoản này là vàng đƣợc sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng đƣợc phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dƣ ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:

Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dƣ tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thƣơng mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trƣờng hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại.

Vàng tiền tệ đƣợc đánh giá lại theo giá mua trên thị trƣờng trong nƣớc tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trƣờng trong nƣớc là giá mua đƣợc công bố bởi Ngân hàng Nhà nƣớc. Trƣờng hợp Ngân hàng Nhà nƣớc không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị đƣợc phép kinh doanh vàng theo luật định.

1.5.2.5. Phương pháp hạch toán

1 1 2 (1)

1 1 1 Tiền gửi ngân hàng 1 1 1

Gửi tiền mặt vào ngân hàng Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt

121, 128, 221

121, 128, 221 222, 228

222, 228 Các khoản đầu tư bằng tiền gửi Thu hồi vốn đầu tư ngắn hạn,

dài hạn 244

Ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi

515 6 3 5

211, 213, 217, 241

Mua TSCĐ, BĐSĐT, chi đầu tư XDCB, SCL

128, 141 1 3 3

131, 136, 138 152, 153,

Thu nợ phải thu, các khoản 156, 611…

tạm ứng, cho vay

Mua vật tư, hàng hoá, c/cụ, d/cụ

244 331, 333

Thu hồi các khoản ký cược, 336, 338, 341

ký quỹ Thanh toán các khoản nợ phải trả, nợ vay

4 1 1 1 3 3

Nhận vốn góp liên doanh, 623, 627, 635

liên kết, cổ phần… 641, 642, 811

344 Chi phí SXKD, chi phí hoạt động khác…

Nhận ký quỹ, ký cược 411, 421, 414

ngắn hạn, dài hạn 418, 353, 356

Trả lại vốn góp, trả cổ tức, lợi nhuận cho

511, 515, 711 các bên góp vốn, chi các quỹ

Doanh thu, thu nhập khác 5 2 1

bằng tiền gửi Thanh toán các khoản chiết khấu T/mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại

3 3 3 1 3 3 3 1

Thuế GTGT Thuế GTGT

333

Nhận các khoản trợ cấp, trợ giá của nhà nước

338

Nhận tiền của các bên trong hợp đồng BCC không thành lập pháp nhân

b. Phƣơng pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ

151, 152, 153, 156

112 (1122) 211, 213, 241, 623

511, 711 Tiền gửi ngân hàng) 627, 641, 642, 133…

Doanh thu, thu nhập bằng Mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch

ngoại tệ vụ…. bằng TGNH

(Tỷ giá thực tế) (Tỷ giá ghi sổ) (Tỷ giá thực tế)

5 1 5 6 3 5

131, 136, 138

Thu nợ phải thu bằng ngoại tệ GIAI Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá thực tế

ĐOẠN 331, 336, 341,…

SẢN 5 1 5 6 3 5 Thanh toán nợ phải trả, vay…

XUẤT bằng tiền gửi ngân hàng

KINH (Tỷ giá ghi sổ) (Tỷ giá ghi sổ)

DOANH 5 1 5 6 3 5

Nhận trước tiền của người mua Trả trước tiền cho người bán (tỷ giá thực tế) (tỷ giá thực tế)

ĐÁNH 413 4 1 3

GIÁ

LẠI SỐ Đánh giá lại số dư ngoại tệ Đánh giá lại số dư ngoại tệ DƯ NGOẠI tại thời điểm báo cáo tại thời điểm báo cáo TỆ CUỐI (c/lệch tỷ giá tăng) (c/lệch tỷ giá giảm) NĂM

131 331

Sơ đồ 1.4: Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xi măng phú thọ, phú thọ (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)