.Khái niệm BHYT HGĐ

Một phần của tài liệu Tác động của tăng lương cơ sở đối với phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 29 - 32)

1.2.1. Khái niệm BHYT

"BHYT là chính sách xã hội mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc và cho thấy sự đoàn kết và chia sẻ rủi ro giữa những người già và người trẻ; người khỏe mạnh với bệnh tật; giữa người thu nhập cao và người thu nhập thấp. BHYT được nhà nước cung cấp, thực hiện và bảo vệ, hình thành nên một quỹ tài chính tập trung để thanh toán chi phí khám và điều trị y tế cho người có bảo hiểm y tế. BHYT là một loại hình dịch vụ công cộng, một hoạt động phi lợi nhuận, mục đích của nó là hiệu quả xã hội. BHYT dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro của một người đối với nhiều người mắc bệnh, tức là lấy phần lớn để bù đắp cho một số lượng nhỏ, đồng thời phân phối thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm để mang lại lợi ích cho những người có nguy cơ mắc bệnh."[3]

Có nhiều cách hiểu, khái niệm về BHYT, đó là:

Theo Luật BHYT sửa đổi số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 quy định: “Bảo hiềm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT”.[2]

“BHYT là loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”. (Từ điển Bách khoa Việt Nam I, 1995, tr 151)

BHYT là “một trong 9 nội dung của BHXH được quy định tại Công ước 102 ngày 28/6/1952 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)”. Vì vậy, khi nói đến BHYT chúng ta hiểu BHYT theo Luật BHYT được ban hành nhằm bảo vệ người tham gia BHYT trước những khó khăn khi có bệnh tật. BHYT sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí KCB giúp cho người bệnh vượt qua mọi hoạn nạn, khó khăn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khỏe để ổn định cuộc sống.

Ở một số nước, BKYT được hiểu là: “một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau, có nhiệm vụ gìn giữ sức khỏe, khôi phục lại sức khỏe hoặc cải thiện tình trạng sức khỏe của người tham gia BHYT”.

Tuy có nhiều cách hiểu, cách hiểu khác nhau về BHYT nhưng tựu chung lại mục đích của BHYT đó chính là sự “huy động nguồn tài chính để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT khi ốm đau, bệnh tật”.

Nội dung các khái niệm bao hàm như sau: “BHYT là sự đóng góp theo chu kỳ đều đặn của các thành viên tạo nên một quỹ chung để cùng nhau chia sẻ những rủi ro thông qua hình thức thanh toán chi trả chi phí khám chữa bệnh bằng quỹ bảo hiểm.”

định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế. Luật này không áp dụng đối với BHYT mang tính kinh doanh”.[1]

Theo Luật này “BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này”.

Do đó, người ta hiểu rằng BHYT là một hình thức bảo hiểm trong đó người mua bảo hiểm sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám và điều trị y tế, cũng như chi phí mua thuốc để điều trị y tế. BHYT cho phép bệnh nhân được khám và điều trị mặc dù họ không có đủ tiền để trang trải chi phí thực tế khi khám và điều trị y tế cho các cơ quan y tế. Về bản chất, BHYT là một chương trình chia sẻ rủi ro cho mọi người trong cộng đồng, một giải pháp hiệu quả để mọi người khắc phục bệnh tật. Theo đó, những người khỏe mạnh giúp đỡ người bệnh về tài chính để họ có thể sử dụng thuốc và các thiết bị y tế để sức khỏe sớm hồi phục."Không một quốc gia nào trên thế giới có thể tuyên bố rằng NSNN là đủ để đảm bảo sức khỏe của toàn bộ cộng đồng mà không cần huy động các thành viên của xã hội. Do đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã giới thiệu BHYT dưới nhiều hình thức khác nhau. BHYT là một hình thức bảo hiểm chăm sóc sức khỏe không phải vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu vì sự chia sẻ giữa những người tham gia với nhau và được tổ chức bởi nhà nước và các đơn vị chịu trách nhiệm tham gia theo Luật. Đây thực sự là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.

1.2.2. Khái niệm BHYT HGĐ

Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2008 thì BHYT là “hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. [1]

Các iđối itượng itham igia iBHYT iđược isắp ixếp ilại itheo i5 inhóm idựa ivào ichủ ithể iphải itrả itiền imua iBHYT, itrong iđó ibổ isung ithêm iđối itượng itham igia iBHYT là HGĐ. Các nhóm cụ thể là:

Nhóm 1: Do người lao động và người SDLĐ đóng Nhóm 2: Do tổ chức BHXH đóng

Nhóm 3: Do ngân sách Nhà nước đóng

Nhóm 4: Do ngân sách Nhà nước hỗ trợ và người tham gia tự đóng Nhóm 5: Tham gia theo hộ gia đình.

Như vậy có thể nói, BH YT HGĐ là “hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng cho những người có tên trong cùng một sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chăm sóc sức khỏe không vi mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.

Một phần của tài liệu Tác động của tăng lương cơ sở đối với phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)